Vẹo xương sống: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Phương Loan

21-07-2025

goole news
16

Vẹo xương sống là tình trạng cột sống lệch khỏi đường cong tự nhiên của cơ thể, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở giai đoạn nhẹ, sự cong vẹo chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và lối sinh hoạt thường ngày. Song kéo dài không cải thiện có thể tác động đến chức năng của tim và phổi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khoẻ.

Vẹo xương sống là gì?

Vẹo xương sống là hiện tượng cột sống bị cong bất thường, có thể đổ về phía trước/sau hoặc lệch hẳn sang một bệnh. Bệnh lý này có thể cải thiện dần theo thời gian, tiên lượng điều trị thành công được đánh giá cao.

Hình ảnh xương sống bình thường và xương sống bị vẹo

Hình ảnh xương sống bình thường và xương sống bị vẹo

Những trường hợp cong vẹo nhẹ không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, sức khoẻ thể chất, người bệnh thường được khuyến khị tập lưng nhẹ nhàng. Hoạt động này đảm bảo xương cột sống dần cải thiện và phục hồi theo thời gian.

Chứng bệnh dù hiếm khi gây đau đớn cho người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng đến quá trình thoái hoá cột sống. Bởi vậy việc thăm khám, tiếp nhận điều trị vẫn luôn được chuyên gia y tế khuyến khích, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề bất thường.

Các dạng xương sống bị vẹo thường gặp

Vẹo xương sống chữ C và chữ S là hai dạng thường gặp, xảy ra do chịu ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt thường ngày hoặc bẩm sinh. Cụ thể:

Vẹo cột sống chữ C

Là đường cong vẹ cột sống đi theo một hướng tạo thành hình chữ C, có mức độ nguy hiểm thấp hơn hình chữ S. Nếu không được điều trị kịp thời, dạng cong vẹo này có thể tiến triển sang vẹo chữ S rất nhanh.

Cong cột sống hình chữ C

Cong cột sống hình chữ C

Ba vị trí xương dễ xảy ra cong vẹo là thắt lưng, cột sống bắt đầu từ ngực dưới hoặc cột sống bắt đầu từ lồng ngực. Tình trạng này thường gặp ở nhóm thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển, thường xuyên ngồi sai tư thế, đeo balo hoặc bê vác lệch về một bên.

Vẹo cột sống chữ S

Vẹo cột sống chữ S có sự liên quan nhất định đến đường cong phần ngực, nằm ở vị trí lưng trên và đường con thắt lưng. Dạng cong vẹo này còn được gọi là vẹo cột sống kép, có mức độ nguy hiểm cao nhưng thường khó phát hiện trong thời gian đầu.

Cong cột sống hình chữ S

Cong cột sống hình chữ S

Nếu được chẩn đoán vẹo xương sống chữ S, người bệnh cần tập trung điều trị và cải thiện khẩn cấp hơn thông thường. Song quá trình hồi phục tương đối vất vả do can thiệp ngoại khoa hay vật lý trị liệu đều gặp khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn cong chữ C.

Nguyên nhân cong vẹo xương sống

Nguyên nhân gây vẹo xương sống tương đối đa dạng, trong đó phổ biến nhất là sự thoái hoá cột sống tự nhiên ở người già hoặc bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Song tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao do thói quen sinh hoạt thường ngày thiếu lành mạnh, ngồi hoặc vận động sai tư thế.

Bẩm sinh

Xương sống bị vẹo bẩm sinh là một chứng bệnh vô căn ở trẻ nhỏ, xác định do sự phát triển bất thường từ khi còn trong bụng mẹ. Tình trạng này có thể bị ảnh hưởng bởi mẹ trong thời gian mang thai tiếp xúc với hoá chất độc hại, thực hiện hành động chèn ép hoặc tác động mạnh đến thai nhi.

Vẹo cột sống bẩm sinh là một bất thường hiếm gặp ở trẻ sơ sinh

Vẹo cột sống bẩm sinh là một bất thường hiếm gặp ở trẻ sơ sinh

Di truyền

Tính di truyền trong vẹo xương sống đến nay chưa được chứng minh chính thức, dù tỷ lệ cong cột sống bẩm sinh trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tương đối cao. Một số nhóm chuyên gia cũng khẳng định di truyền có mối liên hệ chặt chẽ với chứng cong xương sống này.

Di chứng hậu phẫu

Vẹo cột sống sau phẫu thuật thuộc về nhóm nguyên nhân thứ phát, được coi như biến chứng khi trải qua cuộc can thiệp ngoại khoa lớn. Song nguyên nhân này tương đối hiếm gặp, nếu cảm nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ.

Hệ thần kinh

Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như bại não, loạn dưỡng cơ, teo cơ có thể ảnh hưởng đến chức năng và sự phát triển của cơ. Chứng vẹo cột sống cũng nằm một trong số đó, cần kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân, giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh.

Vẹo cột sống thần kinh cơ khởi phát do các bệnh lý bại não, teo cơ hoặc loạn dưỡng cơ

Vẹo cột sống thần kinh cơ khởi phát do các bệnh lý bại não, teo cơ hoặc loạn dưỡng cơ

Sai tư thế

Hoạt động sai tư thế là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vẹo xương sống ở trẻ nhỏ và thanh niên. Ngồi lệch về một bên, thường xuyên ở trạng thái cong lưng, khuân vác nặng, thực hiện các động tác thể thao sai cách vô hình gây áp lực lên cột sống, dẫn đến cong vẹo.

Mất cân đối chiều dài chân

Chiều dài chân mất cân đối là một dạng dị tật cơ xương khớp, trong đó vẹo xương sống là một biến chứng nguy cơ cao. Việc đi tập tễnh trong thời gian dài khiến cột sống phải chịu áp lực nặng, lệch trọng tâm, dẫn đến cong khỏi vị trí ban đầu.

Thoái hoá

Thoái hoá xương là quá trình lão hoá tự nhiên ở người cao tuổi, khi này cấu trúc xương khớp dần mất đi độ đàn hồi và chắc khoẻ vốn có. Cột sống dần mất đi khả năng nâng đỡ, tính linh hoạt ban đầu, lâu dần bị biến dạng và hạn chế vận động.

Thoái hoá xương khớp ở người già có thể làm xương sống bị cong

Thoái hoá xương khớp ở người già có thể làm xương sống bị cong

Loãng xương

Vẹo cột sống có thể xảy ra khi xương giòn, xốp và yếu, được xác định do loãng xương làm giảm mật độ xương. Khi này người bệnh còn phải đối mặt với nhiều bệnh lý xương khớp khác, cần hết sức thận trọng.

Yếu tố nguy cơ làm cong vẹo xương sống

Bên cạnh những nguyên nhân chính khiến xương sống vẹo, bất kỳ ai sở hữu những yếu tố dưới đây đều có nguy cơ mắc bệnh:

  • Thói quen sinh hoạt như ngồi học sai tư thế, khuân vác nặng trong thời gian dài, lặp đi lặp lại một hành động,... về lâu dài sẽ ảnh hưởng lên chức năng cột sống.
  • Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng ảnh đầu lên cột sống, nhất là khi cơ thể bước vào giai đoạn xương khớp lão hoá tự nhiên, suy giảm chức năng tạo điều kiện cho các bệnh lý phát triển.
  • Giới tính: Theo một nghiên cứu trên thế giới, khảo sát ở tuổi thiếu niên, trẻ em gái có nguy cơ bị vẹo cột sống cao và nặng hơn bé trai.

Nhóm yếu tố nguy cơ gia tăng chứng vẹo cột sống

Nhóm yếu tố nguy cơ gia tăng chứng vẹo cột sống

Triệu chứng nhận biết vẹo xương sống

Ở giai đoạn đầu của vẹo xương sống, người bệnh rất khó để phát hiện các triệu chứng. Chỉ khi bệnh tình biến chuyển nặng hơn như cột sống xoay hoặc xoắn lại, người bệnh mới bắt đầu nghi ngờ.

Dưới đây là một số biểu hiện lâm sàng mà bạn có thể gặp phải:

  • Xương sườn hoặc cơ bị nhô hoặc lệch sang một bên, xa hơn so với bên còn lại.
  • Nhìn thấy được xương sống cong rõ ràng.
  • Dáng người nghiêng về một phía.
  • Hai bên vai không cân xứng, đồng đều nhau.
  • Một phần vai, hông nhô ra ngoài.
  • Đau lưng thường xuất hiện ở người lớn tuổi.

Dấu hiệu nhận biết cột sống bị cong vẹo

Dấu hiệu nhận biết cột sống bị cong vẹo

Phương pháp chẩn đoán cong xương sống

Giống với mọi bệnh lý khác, việc chẩn đoán vẹo xương sống đều bắt đầu từ các kiểm tra lâm sàng. Bệnh nhân khi này cần cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh sử cơ xương khớp, triệu chứng, tiền sử gia đình, vị trí cơn đau nếu có, các vấn đề liên quan đi kèm.

Dựa vào những thông tin sơ bộ ban đầu, bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu như chụp X-quang, chụp MRI chụp CT-Scan. Mỗi loại kỹ thuật đều có ưu, nhược điểm, cung cấp trường thông tin bệnh lý phù hợp với yêu cầu và hiệu quả phác đồ điều trị.

Cách điều trị vẹo xương sống

Vẹo xương sống phần lớn có thể cải thiện tình trạng bằng phương pháp điều trị bảo tồn, đặc biệt với nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau, thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh như bơi lội, chỉnh tư thế ngồi/đứng, tăng sức mạnh lưng và thắt lưng.

Ngoài ra, có thể xem xét các phương pháp dưới đây:

Đeo đai chỉnh hình cột sống

Đai lưng là dụng cụ chuyên dụng trong điều trị vẹo xương sống, giúp ổn định cột sống, chỉnh dáng cơ thể và giảm nguy cơ phát sinh các cơn đau. Song đòi hỏi người bệnh kiên trì đeo trong thời gian dài để nhận thấy hiệu quả mong muốn.

Cải thiện cong vẹo bằng các bài tập

Theo chuyên gia y tế, bệnh nhân bị vẹo xương sống ngực nên thực hiện các bài tập tác động lên vai. Với trường hợp vẹo cột sống thắt lưng nên tập trung tăng cường sức mạnh và lưng dưới. Để thấy sự cải thiện, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện đều đặn và tập đúng tư thế.

Cải thiện vẹo xương sống bằng các bài tập phù hợp

Cải thiện vẹo xương sống bằng các bài tập phù hợp

Can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật cho hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt, phù hợp với bệnh nhân muốn cải thiện sớm tình trạng cong cột sống. Tuy nhiên phương pháp này được khuyến nghị thực hiện sau cùng, khi tình trạng vẹo chuyển biến nặng, không đáp ứng với các phương pháp bảo tồn.

Cong vẹo xương sống có nguy hiểm không?

Vẹo xương sống thể nhẹ không quá nguy hiểm, thông thường không cần điều trị hay tiến hành vật lý trị liệu. Thay vào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm cải thiện tình hình cột sống.

Song tuyệt đối không chủ quan, bệnh nhân vẫn cần thăm khám y tế định kỳ phòng ngừa các biến chứng như:

  • Tổn thương tim phổi do khung xương sườn đè ép lên phổi, tim, khiến người bệnh cảm giác khó thở hơn bình thường. Thậm chí khởi phát bệnh lý liên quan như viêm phổi, suy tim.
  • Mặc cảm, tự ti về ngoại hình do hai bên vai không được cân đối, xương sườn nổi ra, thắt lưng bị cong lệch về một bên. Lâu dần bạn có thể đối mặt với các căn bệnh tâm lý như trầm cảm, stress, lo âu kéo dài.
  • Tăng khả năng đau lưng mạn tính khi về già, đây là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng sinh hoạt của người bệnh.

Hệ luỵ do vẹo xương sống gây ra

Hệ luỵ do vẹo xương sống gây ra

Biện pháp phòng ngừa vẹo xương sống

Chứng vẹo xương không không thể ngăn chặn hoàn toàn, hướng tốt nhất là thiết lập một lối sống lành mạnh giúp làm chậm quá trình lão hoá hoặc các nguy cơ tiềm ẩn. Cụ thể:

  • Thể dục thể thao đều đặn hàng ngày trong khoảng 30 - 60 phút, tăng độ dẻo dai và giúp cơ thể phát triển cân đối.
  • Bổ sung protein, chất khoáng, vitamin vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt với nhóm trẻ nhỏ có nguy cơ còi xương.
  • Lắp đặt bàn học ghế ngồi phù hợp với chiều cao của bản thân.
  • Khi ngồi học tập, làm việc nên ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng vẹo về một bên.
  • Với trẻ nhỏ đến lớp, không nên mang vác cắp quá nặng, không vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Không dùng cặp một hai, nên đeo đều hai vai thay vì đeo lệch về một bên.

Chủ động phòng ngừa vẹo xương cột sống

Chủ động phòng ngừa vẹo xương cột sống

Vẹo xương sống không chỉ làm mất thẩm mỹ ngoại hình, gây ra sự tự ti, mặc cảm mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại vùng cột sống, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra và can thiệp kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

43

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám