Viêm cơ tim ở trẻ em: Phương pháp điều trị và cách chăm sóc trẻ

Nguyễn Phương Thảo

19-11-2024

goole news
16

Viêm cơ tim ở trẻ em là một trong những bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của tim và sức khỏe tổng thể của trẻ. Mặc dù không phổ biến, nhưng viêm cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Hiểu rõ nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách chăm sóc trẻ bị viêm cơ tim không chỉ giúp phụ huynh đồng hành cùng con trong quá trình phục hồi mà còn giảm nguy cơ tái phát. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để bảo vệ trái tim khỏe mạnh của con yêu.

Tổng quan bệnh viêm cơ tim ở trẻ em

Viêm cơ tim ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cơ tim, thường do các tác nhân như virus (chẳng hạn Coxsackievirus, Adenovirus) hoặc vi khuẩn (phế cầu, liên cầu). Bệnh có thể xuất hiện sau nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tiêu hóa và gây tổn thương trực tiếp đến cơ tim. 

Viêm cơ tim thường gặp ở trẻ em và có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Viêm cơ tim thường gặp ở trẻ em và có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Trên thế giới, tỷ lệ mắc viêm cơ tim ở trẻ em không được thống kê cụ thể và thường được báo cáo theo từng khu vực. Tuy nhiên, ở tại Việt Nam, viêm cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy tim cấp tính và phải điều trị khẩn cấp. Nhiều trường hợp phát hiện muộn dẫn đến biến chứng nặng như rối loạn nhịp tim, suy tim hoặc thậm chí tử vong.

Biểu hiện viêm cơ tim ở trẻ em 

Tùy theo từng độ tuổi mà diễn biến của bệnh cũng sẽ khác nhau, cụ thể: 

Trẻ dưới 2 tuổi

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim cấp ở trẻ chủ yếu là do virus. Bệnh thường có những biểu hiện cấp tính năng và tiến triển rất nhanh. Nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chi tiết:

  • Quấy khóc, không chịu bú; 
  • Bàn tay và chân lạnh, nhợt nhạt; 
  • Khó thở; 
  • Ngủ li bì; 
  • Sốt.

Vì dấu hiệu khá mờ nhạt nên phụ huynh càng không được chủ quan vì bệnh có thể phát triển rất nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.  

Trẻ trên 2 tuổi 

  • Quấy khóc; 
  • Ngủ mê, khó đánh thức trẻ; 
  • Bỏ bú, chán ăn; 
  • Rên rỉ;

Trẻ là thanh thiếu niên 

Ở những đối tượng là trẻ lớn, thanh thiếu niên thì triệu chứng của bệnh sẽ đa dạng hơn như sốt, ho, khó thở, sổ mũi,...Một số trẻ khác còn xuất hiện thêm các triệu chứng đường tiêu hoá như tiêu chảy, buồn nôn, nôn,...

Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim ở trẻ em 

Nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim ở trẻ có thể do virus hoặc các tác nhân khác

Nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim ở trẻ có thể do virus hoặc các tác nhân khác 

  • Parvovirus: Là loại virus có khả năng lây lan cao, nguyên nhân gây ra bệnh “má đỏ” ở trẻ. Phần lớn trẻ bị nhiễm virus này đều ở mức độ nhẹ và chưa cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, với những trẻ có đề kháng kém bệnh có thể chuyển biến nặng và nhanh, gây nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được thăm khám kịp thời. 
  • Virus cúm: Virus này có thể tấn công trực tiếp vào cơ tim gây nên viêm, cản trở quá trình bơm máu cho tim, đồng thời cũng có thể gây ra nhiều hệ luỵ khác nếu không được điều trị kịp thời.
  • Adenovirus: Virus gây ra các bệnh lý như viêm đường hô hấp, viêm kết mạc, viêm dạ dày ruột,...Đây là một trong những virus phổ biến gây viêm cơ tim ở trẻ em. Ngoài ra, adenovirus còn có những khả năng gây bệnh phổ biến liên quan tới đường tiêu hoá, hô hấp, mắt,...
  • Virus coxsackie: Virus gây ra các bệnh tay chân miệng ở trẻ, viêm họng mụn nước, viêm màng não ở trẻ. Đặc biệt, chủng virus này có thể gây viêm cơ tim, viêm ngoài cơ tim. 
  • Virus rubella: Nguyên nhân gây viêm cơ tim đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh khi nhiễm từ mẹ trong thai kỳ. Hiện nay, virus này đã có vaccine phòng bệnh, được khuyến cáo tiêm chủng cho phụ nữ trước khi mang thai. 
  • HIV: Do khả năng xâm nhập cơ tim trực tiếp nên virus HIV/AIDS cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên viêm cơ tim. 

Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim ở trẻ em khác như: Phản ứng với các tác dụng phụ của thuốc, trẻ sinh sống trong một môi trường ô nhiễm phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhiễm trùng do nấm hoặc ký sinh trùng gây ra, bị mắc một số bệnh liên quan tới hệ miễn dịch (lupus ban đỏ),....

>>> Tham khảo:

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm cơ tim ở trẻ em 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm cơ tim ở trẻ em có thể để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trọng, chẳng hạn như: 

  • Suy tim: Do khối cơ tim bị viêm nhiễm khiến cho các hoạt động của tim bị ảnh hưởng dẫn đến việc lượng máu về tim không đủ, tim dần yếu và trở thành suy tim.  
  • Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau tức ngực, khó thở, chóng mặt,...nhiều người bệnh bị loạn nhịp tim phải đi cấp cứu gấp để tránh tình trạng đe dọa đến tính mạng. 
  • Bệnh cơ tim giãn: Là tình trạng hoạt động của tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các cơ tim lớn hơn, dày hơn khiến tim không thể co bóp liên tục, giảm khả năng bơm máu của tim, lâu dần sẽ dẫn đến suy tim. 
  • Vấn đề liên quan tới phổi: Chỉ sau vài ngày, viêm cơ tim có thể dẫn đến viêm phổi. Bởi các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ khiến cho trẻ sơ sinh ho có đờm, ớn lạnh, sốt và khó thở. 

Chẩn đoán viêm cơ tim ở trẻ em 

Nếu nghi ngờ xuất hiện các triệu chứng bất thường ở những đối tượng khoẻ mạnh, chưa từng bị bệnh tim mạch thì ECG, men tim và hình ảnh tim không đặc hiệu cho viêm cơ tim nhưng có thể chẩn đoán được trong bối cảnh lâm sàng thích hợp. 

Tuỳ thuộc vào tình trạng của từng trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp

Tuỳ thuộc vào tình trạng của từng trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp

  • Điện tâm đồ: Phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tim như nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim, hỗ trợ chẩn đoán viêm cơ tim. 
  • Siêu âm tim: Dùng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh hoạt động của tim theo thời gian thực. Từ đây bác sĩ sẽ đánh giá được cấu trúc, hoạt động, chức năng của tim. 
  • X-quang ngực: Kết hợp với triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ kết hợp chụp X-quang ngực. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng của lồng ngực, bao gồm cả tim.
  • MRI tim: MRI tim là chụp cộng hưởng từ tim, với ảnh 3 chiều cấu trúc tim, bác sĩ sẽ đánh giá được các bất thường. 
  • Sinh thiết cơ tim: Khi các phương pháp chẩn đoán khác không đủ chính xác thì đây chính là phương pháp cuối cùng được áp dụng. 
  • Xét nghiệm máu: Giúp phân tích mẫu máu của người bệnh để đánh giá các dấu hiệu viêm nhiễm, tìm ra được nguyên nhân của viêm cơ tim ở trẻ em.   

Phương pháp điều trị bệnh viêm cơ tim ở trẻ em 

Điều trị bằng thuốc 

  • Thuốc kháng sinh: Dùng để điều trị khi xuất hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nên hạn chế dùng cho trẻ nhỏ, và cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. 
  • Thuốc lợi tiểu: Bởi viêm cơ tim ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng suy tim nên thuốc lợi tiểu được sử dụng để giảm hiện tượng thừa dịch ứ đọng.  
  • Thuốc điều trị nhịp tim bất thường: Bao gồm 4 nhóm thuốc được bác sĩ tim mạch chỉ định để cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim như thuốc chẹn kênh Natri, thuốc chẹn Beta, thuốc chẹn kênh Kali, thuốc chẹn kênh Calci. 
  • Thuốc điều trị chứng suy tim: Bao gồm thuốc kháng Aldosterone, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế xoang, thuốc chẹn thụ thể Angiotensin, dioxin, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế chất động vận chuyển natri-glucose 2,...

Phương pháp điều trị khác

  • Điều trị nhiễm trùng, bệnh tự miễn: Đối với các bé có bệnh tự miễn hay hệ miễn dịch bị mất đi khả năng nhận biết các tác nhân gây hại thì điều trị nhiễm trùng sẽ giúp củng cố hàng rào bảo vệ, ngăn chặn phần lớn virus gây bệnh. 
  • Globulin miễn dịch: Tiêm globulin miễn dịch (IgG) qua đường tĩnh mạch giúp tăng cường hệ miễn dịch, góp phần điều trị bệnh cho trẻ.
  • Hỗ trợ thở: Đối với những trẻ em gặp tình trạng nặng như khó thở, thở không đều được đặc biệt sử dụng phương pháp hỗ trợ thở tại khoa chăm sóc. 

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh viêm cơ tim 

Để chăm sóc cũng như phòng ngừa tình trạng trẻ bị bệnh viêm cơ tim, dưới đây chính là một số điều cần lưu ý: 

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp trẻ nhanh chóng hồi phục

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp trẻ nhanh chóng hồi phục 

  • Đối với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, kết hợp ăn dặm trong 18 tháng tiếp theo. Bởi trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ có hệ miễn dịch tốt và nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. 
  • Đối với trẻ lớn hơn, cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là vitamin và khoáng chất cần thiết. Đảm bảo trẻ có sức đề kháng tốt. 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh hoặc đã bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa khả năng lây lan. 
  • Tiêm chủng vaccine đầy đủ, bao gồm vaccine phòng bệnh cúm, bạch cầu, quai bịrubella
  • Rèn luyện thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. 
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình trao đổi chất. 
  • Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, từ đây sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. 

Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại Bệnh viện Phương Đông để được các bác sĩ thăm khám trực tiếp sớm nhất. 

Kết luận 

Viêm cơ tim ở trẻ em là một bệnh lý cần được phát hiện và can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi tim mạch. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã nắm được những kiến thức cần thiết để bảo vệ và chăm sóc tốt cho sức khỏe của con mình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
161

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám