Viêm họng có nên ăn mì tôm không? Những thực phẩm cần kiêng khác

Phương Loan

25-12-2024

goole news
16

Viêm họng là bệnh lý phổ biến khi thời tiết chuyển mùa hoặc trời chuyển lạnh. Trong khi đó mì tôm là thực phẩm ăn liền quen thuộc với nhiều người, tiện lợi và ngon miệng. Vậy bệnh nhân viêm họng có nên ăn mì tôm không, giúp kích thích cơn thèm ăn.

Viêm họng có nên ăn mì tôm không?

Trước khi trả lời câu hỏi viêm họng có nên ăn mì tôm không, bạn cần tìm hiểu viêm họng là gì? Viêm họng là tình trạng lớp niêm mạc cổ họng bị tổn thương, viêm nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động.

Mì tôm là thực phẩm ăn liền, dễ chế biến với người có thời gian eo hẹp. Tuy nhiên thực phẩm này không lành mạnh, cần hạn chế với người đang mắc bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong mì tôm rất nghèo nàn, phần lớn là carbohydrate và chất béo xấu. Những dưỡng chất này không tham gia vào quá trình tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng viêm họng ở người bệnh.

Viêm họng có nên ăn mì tôm không? Người bệnh viêm họng không nên tiêu thụ mì tôm

Viêm họng có nên ăn mì tôm không? Người bệnh viêm họng không nên tiêu thụ mì tôm

Chuyên gia y tế cho biết, tiêu thụ quá mức thực phẩm giàu chất béo và tinh bột khiến viêm nhiễm vùng hầu họng trở nên nghiêm trọng hơn. Dịch nhầy, đờm nhớt cũng xuất hiện nhiều, thậm chí cô đặc lại làm đường thở bị bít tắc, suy giảm chức năng hô hấp.

Ngoài khiến viêm họng tiến triển nặng, ăn quá nhiều mì tôm còn khiến người bệnh đối diện với các nguy cơ về béo phì, khó tiêu, lão hóa nhanh. Khi mắc bệnh, bạn nên ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng, đa dạng nhóm chất giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.

Bệnh nhân viêm họng không nên ăn gì?

Viêm họng có thể diễn tiến mãn tính, khó điều trị nếu áp dụng chế độ ăn thiếu lành mạnh, làm kích thích niêm mạc. Dưới đây là danh sách những món ăn bệnh nhân và gia đình cần hạn chế trong thời gian điều trị:

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,... dễ kích thích niêm mạc họng, tình trạng sưng viêm và đau rát diễn tiến nặng nề hơn. Lượng mỡ có trong đồ ăn làm tăng độ quánh nhớt chất nhờn, đờm dễ ứ đọng và cô đặc trong cổ họng.

Đồ ăn cay nóng

Viêm họng có nên ăn mì tôm không? Bệnh nhân viêm họng không nên ăn nhiều mì tôm, đặc biệt mì cay. Những món ăn cay nóng khiến niêm mạc dễ bị phù nề, sưng tấy, tạo điều kiện cho viêm họng diễn tiến nguy hiểm.

Đồ cay nóng cũng làm gia tăng tình trạng phù nề, sưng tấy ở họng

Đồ cay nóng cũng làm gia tăng tình trạng phù nề, sưng tấy ở họng

Ngoài mì cay, trong chế độ ăn hàng ngày bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại gia vị khác như sả, riềng, gừng, tiêu, ớt,... Những thực phẩm này khiến cổ họng bị kích ứng, sưng đau và trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm.

Đồ ăn lạnh

Họng là bộ phận dễ bị nhiễm bệnh, do vị trí và cấu trúc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Nếu tiêu thụ thực phẩm lạnh trong thời gian dài sẽ làm nhiệt độ cổ họng giảm thấp, gây tình trạng bỏng lạnh, kích thích tiết dịch nhầy và cơn ho nghiêm trọng.

Trong thời gian điều trị viêm vọng, bạn nên tránh tiêu thụ những loại đồ ăn lạnh như kem, nước đá,... Việc lạm dụng thậm chí còn khiến hiệu quả điều trị sụt giảm, kéo dài thời gian mắc bệnh.

Đồ khô, cứng

Bệnh nhân viêm họng dễ gặp phải những triệu chứng khó chịu như sưng tấy, đau rát. Vậy nên bệnh nhân không nên tiêu thụ những loại đồ ăn quá khô hoặc cứng, khiến các mảng thức ăn va chạm lên các vùng bị tổn thương.

Thường xuyên ăn đồ khó nuốt, khô cứng còn làm xước niêm mạc họng. Bệnh nhân có thể nhận thấy tình trạng chảy máu, ứ đờm hoặc khàn tiếng xảy ra.

Trong thời gian điều trị, bạn hạn chế ăn những loại thực phẩm như bánh mì giòn, ngô chiên, khoai chiên, bánh quy,... Người bệnh và gia đình cần hạn chế, giúp cổ họng thoải mái và dễ chịu hơn.

Thực phẩm chua

Bên cạnh câu hỏi viêm họng có nên ăn mì tôm không, mức độ quan tâm đến thực phẩm chua cũng được chú ý. Theo chuyên gia, trong thời gian bị viêm họng bạn nên hạn chế những loại thực phẩm giàu axit như đồ muối chua, me, quất, chanh,...

Người có tiền sử viêm họng tái đi tái lại cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chua giàu axit

Người có tiền sử viêm họng tái đi tái lại cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chua giàu axit

Hàm lượng axit dồi dào trong thực phẩm có thể khiến niêm mạc họng bị ăn mòn, kích thích các triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân cảm nhận tình trạng nghiêm trọng hơn như ho, khàn tiếng hoặc cổ họng đau rát. 

Chất kích thích, chứa cồn

Người bị viêm họng cần tuyệt đối tránh những loại đồ uống chứa cồn như bia, rượu hoặc cà phê. Ethanol và Caffeine là những chất dễ dàng khiến cơ thể bị mất nước, kích thích niêm mạc, khiến các triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng.

Bệnh nhân nên thay thế những thức uống hàng ngày với nước lọc, nước ép, sinh tố trái cây,... Đây là những loại thực phẩm lành mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời gian điều trị bệnh.

Thuốc lá

Khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến những người không trực tiếp sử dụng, gây các cơn ho dai dẳng và nhiều đờm. Đặc biệt các chất có hại như nicotine, asen, chì,... tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại xâm nhập cổ họng, khiến niêm mạc họng sưng và viêm nhiều hơn.

Thuốc lá chứa các chất gây hại cho sức khỏe nói chung và cổ họng nói riêng như asen, chì, nicotin,...

Thuốc lá chứa các chất gây hại cho sức khỏe nói chung và cổ họng nói riêng như asen, chì, nicotin,...

Nên ăn gì khi bị viêm họng?

Bên cạnh những thực phẩm không nên ăn khi bị viêm họng, bệnh nhân cũng có thể tham khảo những gợi ý thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe dưới đây:

  • Vitamin A và sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, rau xanh, các loại hạt tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi đường thở.
  • Đồ ăn mềm như cháo, súp, sinh tố,... giúp quá trình nuốt và tiêu hóa trở nên dễ dàng. Đồng thời bổ sung dưỡng chất và bổ sung nước hiệu quả cho cơ thể.
  • Kẽm trong sò, ngao, củ cải trắng có khả năng hồi phục đường thở người bệnh.
  • Thực phẩm có tính kháng viêm có khả năng thuyên giảm triệu chứng viêm họng, ưu tiên bổ sung tỏi, hành, tía tô vào thực đơn hàng ngày.
  • Vitamin C tăng đề kháng hiệu quả với những loại trái cây tươi như chanh, cam, bưởi, quýt, dứa,...
  • Bạc hà và giấm táo hỗ trợ giảm tiết dịch nhầy ở người ho kèm đờm, tăng cường hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ làm thông thoáng đường thở.
  • Mật ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, nên sử dụng đều đặn hàng ngày giúp làm dịu cơn ho, viêm nhiễm đường họng.
  • Ưu tiên đồ luộc, hấp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hạn chế kích ứng niêm mạc họng.

Xem thêm: 6 Cách ngậm mật ong chữa viêm họng dễ làm, hữu hiệu tại nhà

Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người bị viêm họng

Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người bị viêm họng

Viêm họng có nên ăn mì tôm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Chuyên gia y tế phân tích, hàm lượng dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu gồm chất béo và tinh bột, nghèo nàn dưỡng chất không phù hợp với người bệnh. Bạn nên hạn chế tiêu thụ mì tôm cũng như thực phẩm kích ứng họng khác trong thời gian điều trị bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
45

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám