Viêm họng hạt và sùi mào gà là gì? Hướng dẫn phân biệt nhận biết

Phương Loan

19-03-2025

goole news
16

Viêm họng hạt và sùi mào gà là hai loại bệnh lý với triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa khác nhau. Chủ động tìm hiểu thông tin giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về bệnh, từ đó có hướng can thiệp kịp thời và tránh hệ quả không mong muốn.

Viêm họng hạt và sùi mào gà là gì?

Để phân biệt chính xác viêm họng hạt và sùi mào gà, bệnh nhân trước tiên cần phân biệt qua khái niệm tổng quan. Cụ thể:

  • Viêm họng hạt là một dạng tiến triển viêm họng mãn tính, gây viêm nhiễm kéo dài khiến niêm mạc bị xung huyết và xuất huyết liên tục. Tình trạng này khiến cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn tấn công hình thành các hạt màu đỏ hoặc hồng sau thành họng.
  • Sùi mào gà là một loại bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục, do virus HPV (chủng 6, 11) phổ biến gây nên. Các nốt u nhú có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, bộ phận sinh dục, cổ tử cung, miệng, mặt và cả họng.

Phân biệt khái niệm viêm họng hạt và sùi mào gà

Phân biệt khái niệm viêm họng hạt và sùi mào gà

Nhìn chung, sùi mào gà có mức độ nghiêm trọng hơn viêm họng hạt, việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Song cả hai loại bệnh đều cần được can thiệp y tế kịp thời, ngừa các biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến tâm lý.

Vì sao sùi mào gà và viêm họng hạt dễ bị nhầm lẫn?

Sùi mào gà và viêm họng hạt là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng vị trí xuất hiện đều ở họng, tác động tiêu cực đến niêm mạc nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Chúng cũng có một số triệu chứng gần giống nhau như đau họng, viêm, sưng tấy, khó nuốt, tăng sản dịch nhầy.

Phân biệt viêm họng hạt và sùi mào gà

Để tránh sự nhầm lẫn không đáng có về bệnh, bạn có thể dựa vào bảng phân biệt sùi mào gà và viêm họng hạt dưới đây:

 

Sùi mào gà

Viêm họng hạt

Triệu chứng

Bệnh làm khởi phát các nốt sần màu trắng, xám, hồng, mọc theo từng cụm giống súp lơ hoặc mào gà.

Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi thở có mùi hôi, khó thở.

Cổ họng hình thành các hạch hạt to, sưng nề. Kèm theo đó là tình trạng ho liên tục, sốt nhẹ và đau đầu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây sùi mào gà là virus HPV, trong đó quan hệ tình dục thiếu an toàn, bừa bãi là con đường lây nhiễm bệnh.

Bệnh khởi phát chủ yếu do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn:

  • Virus cúm, thủy đậu, viêm phế quản.
  • Vi khuẩn nấm, viêm phổi.

Một số khác hình thành sau thời gian dài làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc nói liên tục trong thời gian dài.

Biến chứng

Bệnh không được điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Trường hợp sùi mào gà hình thành ở bộ phận sinh dục, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như ung thư cổ tử cung, tắc niệu đạo, tắc nghẽn ống dẫn tinh,...

Ảnh hưởng của viêm họng hạt được đánh giá nhẹ hơn sùi mào gà:

  • Viêm nhiễm hầu họng, sưng amidan, áp xe.
  • Ho ra máu.
  • Kéo theo các bệnh lý tai mũi họng khác như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, ung thư vòm họng.

Để chẩn đoán xác định chính xác bệnh lý, khi có biểu hiện bất thường bạn nên đến cơ sở y tế chuyên môn thăm khám. Dựa vào kết luận chẩn đoán, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Điều trị bệnh sùi mào gà và viêm họng hạt

Sùi mào gà và viêm họng hạt có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, việc điều trị cũng sẽ sự khác biệt nhất định. Dưới đây là gợi ý liệu trình mà bạn có thể tham khảo:

Viêm họng hạt

Hướng điều trị viêm họng hạt được phân chia theo tình trạng hoặc mục tiêu đạt được:

  • Cải thiện triệu chứng viêm họng hạt với dược liệu tự nhiên như mật ong, chanh đào, gừng,... những thực phẩm có tính kháng viêm, kháng khuẩn hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho.
  • Dùng thuốc điều trị đặc trị như amoxicillin, cortisone, clarithromycin,... nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm tình trạng viêm. Bệnh nhân chỉ sử dụng khi có đơn kê của bác sĩ.
  • Can thiệp ngoại khoa với các phương pháp công nghệ cao như đột laser, chiếu plasma, áp lạnh,... tiêu diệt lympho thành họng. Tuy nhiên chỉ áp dụng trong trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không đạt hiệu quả.

Xem thêm: Biến chứng viêm họng hạt là gì? Có diễn biến thành ung thư vòm họng không?

Một số hướng dẫn điều trị viêm họng hạt

Một số hướng dẫn điều trị viêm họng hạt

Sùi mào gà

Sùi mào gà thuộc nhóm bệnh lý xã hội nguy hiểm cần được can thiệp điều trị kịp thời. Một số phương pháp được ứng dụng trong điều trị hiện nay bao gồm:

  • Điều trị nội khoa với thuốc chứa thành phần acid trichloracetic, podophyllin, imiquimod,... có khả năng ức chế virus gây bệnh.
  • Loại bỏ nốt sùi mào gà bằng kỹ thuật áp lạnh bằng cách sử dụng nitơ lỏng đóng băng, phù hợp với những nốt u nhú nhỏ. Tuy nhiên rất khó loại bỏ dứt điểm bệnh, bạn có thể gặp tác dụng phụ như sưng tấy da, bỏng lạnh, tê bì.
  • Đốt điện là phương pháp kỹ thuật truyền thống, cho hiệu quả tốt với tình trạng sùi mào gà nặng. Song quá trình đốt gây đau đớn cho người bệnh, thời gian hồi phục lâu và nguy cơ để lại sẹo.
  • Đốt sùi mào gà bằng tia laser, được đánh giá có thể diệt tận gốc các nốt sùi mào gà mà không gây tổn thương lên vùng da xung quanh. Song chi phí thực hiện tương đối cao, để lại một số tác dụng phụ như ngứa, châm chích.
  • Phương pháp ALA-PDT là phương pháp sử dụng cơ chế cản quang, ánh sáng, oxy loại loại vùng u nhú sùi mào gà. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm nhưng cần tiến hành lặp lại nhiều lần, tiềm ẩn nguy cơ đỏ da, ngứa rát và nhạy cảm với ánh sáng.

Xem thêm: Sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Điều trị nội khoa và ngoại khoa bệnh sùi mào gà

Điều trị nội khoa và ngoại khoa bệnh sùi mào gà

Biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt và sùi mào gà

Viêm họng hạt và sùi mào gà đều được xếp vào nhóm bệnh lý mạn tính, gặp khó khăn trong điều trị dứt điểm. Cách tốt nhất bạn cần làm là chủ động phòng ngừa từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Viêm họng hạt

Sùi mào gà

Chú ý vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh là cách bảo vệ bản thân tránh khỏi bệnh lý viêm họng hạt.

Cụ thể:

  • Tập thói quen vệ sinh tay hằng ngày với xà phòng, đặc biệt trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh đưa tay lên tiếp xúc với mặt, mũi và da mặt.
  • Không sử dụng chung các đồ cá nhân với người khác, đặc biệt người đang trong thời kỳ nhiễm bệnh.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, tạo ẩm không khí khi trời chuyển lạnh.
  • Hàng ngày súc miệng với nước muối sinh lịch, dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ môi trường sinh sống của virus, vi khuẩn.

Một lối sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh:

  • Quan hệ tình dục an toàn, tuân thủ 1 vợ 1 chồng.
  • Không dùng chung đồ cá nhân.
  • Không tùy tiện động chạm vào vết thương hở của người khác.
  • Chủ động tiêm ngừa virus HPV.

Mọi sự chủ quan đều có thể trở thành tác nhân hình thành nên viêm họng hạt và sùi mào gà. Khi có biểu hiện nghi ngờ, khó nhận biết bằng triệu chứng lâm sàng, bạn cần chủ động thăm khám y tế để được hướng dẫn điều trị thích hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

111

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám