Viêm họng xung huyết: Khái niệm, nguyên nhân và cách chữa

Phan Ngọc Linh

17-05-2022

goole news
16

Viêm họng xung huyết là một bệnh lý thường gặp chủ yếu vào mùa đông khi thời tiết dễ thay đổi. Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu về căn bệnh này qua những thông tin được Phương Đông chia sẻ ngay sau đây.

Viêm họng xung huyết là gì?

Viêm họng xung huyết (còn gọi là viêm họng cấp) là tình trạng khi niêm mạc họng bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh, gây nên xung huyết, sưng tấy và đau rát. Bệnh này có thể bắt gặp quanh năm nhưng bùng phát mạnh hơn hơn vào mùa đông khi mà thời tiết trở lạnh.

Đây là căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi kể cả trẻ em lấn người lớn và có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với những căn bệnh khác như viêm xoang, viêm mũi, viêm VA, amidan. Đây không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu như không được chẩn đoán và điều trị một cách hợp lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

 

Viêm họng cấp là tình trạng khi niêm mạc họng bị tổn thương

Viêm họng cấp là tình trạng khi niêm mạc họng bị tổn thương

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng xung huyết

Tình trạng viêm họng cấp không phải là hiếm gặp, và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này, cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, cụ thể

Nguyên nhân trực tiếp

Theo các bác sĩ và chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng bệnh viêm họng xung huyết có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do virus chiếm hơn 60% trường hợp mắc phải và thứ 2 là do vi khuẩn là do bội nhiễm sau virus.

Trong đó, những loại virus gây ra tình trạng bệnh thường xuyên đó là sự có mặt của  virus para-influenzae, virus Coxsackie, virus Adenovirus, virus cúm,...Và các vi khuẩn liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G, tụ cầu vàng, phế cầu và H. Influenza. Những nguồn lây bệnh có thể đến từ môi trường không khí, hoặc thức ăn và liên quan đến một số bệnh lý phổ biến khác như cảm cúm, thủy đậu, quai bị….

Theo các bác sĩ và chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp là do virus

Theo các bác sĩ và chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp là do virus

Nguyên nhân gián tiếp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây bệnh trực tiếp thuận lợi phát triển, những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

Từ môi trường

Môi trường có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, vậy nên cần hết sức lưu ý để có sức khỏe tốt. Những nguyên nhân từ môi trường gia tăng yếu tố mắc bệnh bao gồm:

  • Thời tiết có sự thay đổi thất thường: Sự thay đổi quá đột ngột của thời tiết đặc biệt là thời điểm giao mùa cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp. Điều này là do cơ thể không kịp thích ứng với sự thay đổi nhanh từ môi trường, làm cho sức đề kháng suy giảm, gây tổn hại đến hầu họng.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường với đầy hóa chất và khói bụi cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm xung huyết vùng họng.

Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp tính

Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp tính

Do bệnh lý

Những người mắc các bệnh lý có sẵn cũng làm cho hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Miễn dịch suy giảm: Những người mắc cách bệnh lý như suy dinh dưỡng, ung thư, HIV/AIDS… dễ mắc bệnh viêm họng và xung huyết do khả năng chống chọi của cơ thể kém hơn trước các tác nhân có hại.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Tình trạng acid trào ngược lên gây ra bỏng rát, viêm loét họng, đây là môi trường để virus và vi khuẩn xâm nhập.

Tình trạng acid trào ngược lên gây ra viêm loét họng cũng là nguyên nhân

Tình trạng acid trào ngược lên gây ra viêm loét họng cũng là nguyên nhân

Do bản thân

Một số nguyên nhân khác do tự bản thân khiến cơ thể có thể mắc bệnh viêm họng xung huyết:

  • Hút thuốc lá: Vòng họng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cũng là yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp gồm cả viêm họng cấp.
  • Chế độ ăn không phù hợp: Ăn đồ cay nóng thường xuyên, thực phẩm khô cứng hay rượu bia làm cho vòm họng bị tổn thương. Đây là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và lan rộng hơn.
  • Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài: Thường xuyên thức khuya, tâm lý không ổn định khiến cho cơ thể suy nhược làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Yếu tố nghề nghiệp: Những nghề cần nói, hát nhiều như giáo viên, ca sĩ, diễn giả… dễ bị tổn thương niêm mạc họng hơn.

Dấu hiệu của viêm họng xung huyết

Viêm họng cấp có thể thông thường sẽ thuyên giảm các triệu chứng và tự khỏi từ 3-5 ngày. Nếu như nguyên nhân gây bệnh là từ vi khuẩn, những dấu hiệu gây ra có thể kéo dài hơn. Biểu hiện và biến chứng của căn bệnh này như sau:

Biểu hiện bệnh

Nắm bắt nhanh chóng được các dấu hiệu bệnh, giúp bạn điều trị hiệu quả và chấm dứt tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe của mình. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình khi mắc viêm họng xung huyết:

  • Xảy ra đột ngột, cơ thể vừa xuất hiện triệu chứng sốt từ 38 – 39 độ kèm theo đó là những biểu hiện như đau đầu, ớn lạnh, cơ thể mỏi mệt, chán ăn, đau nhức toàn thân.
  • Khi ăn, uống, nuốt chất lỏng hay rắn đều cảm thấy đau họng, nhói lên tai khi nói, ho, nuốt.
  • Lên cơn ho từng cơn, có thể là ho khan, có đờm.
  • Khó thở, ngạt mũi có thể kèm theo chảy máu mũi.
  • Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ thấy toàn bộ vùng niêm mạc họng đỏ lên, xuất tiết, các tổ chức bạch huyết đỏ, sưng, mao mạch nổi rõ, hạch phần góc hàm sưng và đau.

Tình trạng acid trào ngược lên gây ra viêm loét họng cũng là nguyên nhân

Khi ăn, uống, nuốt chất lỏng hay rắn đều cảm thấy đau họng là dấu hiệu bệnh

Biến chứng

Viêm amidan xung huyết về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị, cụ thể là:

  • Biến chứng tại chỗ: Có biểu hiện sưng tấy, xuất hiện áp xe khoảng bên họng, thành sau họng. Thậm chí còn có thể gây ra viêm tẩy hoạt thư vùng cổ, khó có thể điều trị và tiên lượng nặng có thể tử vong.
  • Biến chứng lân cận: Các cơ quan lân cận cũng có thể bị ảnh hưởng gây ra viêm tai giữa, viêm phổi, viêm mũi xoang cấp, viêm thanh khí…
  • Biến chứng xa: Người bệnh bị viêm họng xung huyết có thể gặp các biến chứng xa như viêm tim, viêm khớp, viêm thận.choáng nhiễm độc liên cầu hoặc do liên cầu tan huyết dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Có nhiều biến chứng nguy hiểm do viêm họng cấp

Có nhiều biến chứng nguy hiểm do viêm họng cấp

Cách chữa bệnh viêm họng xung huyết

Sau khi các bác sĩ thăm khám, nếu như các bác sĩ nghi ngờ là bệnh viêm họng cấp, sẽ tiến hành xét nghiệm nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh là do virus hoặc vi khuẩn. Với các trường hợp không thực hiện xét nghiệm, người bệnh từ 3 tuổi trở lên sẽ được bác sĩ định hướng chữa trị theo phác đồ  bệnh viêm họng cấp do liên cầu. Tùy theo trường hợp mà viêm họng xung huyết cách chữa khác nhau, cụ thể:

 Điều trị bằng thuốc

Với trường hợp điều trị bằng thuốc, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các loại thuốc như giảm đau, kháng viêm, kháng sinh… để giảm các triệu chứng bệnh do viêm họng xung huyết gây ra. Khi dùng các loại thuốc này tuyệt đối phải tuân thủ theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần phải uống đủ liều lượng theo quy định kể cả khi triệu chứng bệnh đã biến mất.

Một số loại thuốc điều trị viêm họng xung huyết được sử dụng bao gồm:

  • Nhóm beta lactam: Penicillin G, Penicillin V, Penicillin A (Amoxicillin) hoặc Cephalosporin thế hệ 1 điển hình như Cefadroxil, Cefalexin…
  • Nếu như dị ứng với nhóm thuốc trên, người bệnh có thể chuyển sang nhóm Macrolid, gồm Clarithromycin, Erythromycin, Azithromycin,...
  • Thuốc hạ sốt và giảm đau: Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin…
  • Thuốc chống viêm: Prednisolon, Methylprednisolon, Alpha Chymotrypsin…

Với trường hợp điều trị bằng thuốc theo kê đơn bác sĩ

Với trường hợp điều trị bằng thuốc theo kê đơn bác sĩ

Chữa tại nhà

Dân gian luôn đánh giá cao hiệu quả của việc điều trị bệnh viêm họng tại nhà bởi những nguyên liệu từ thảo dược. Nhưng bạn cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ thực sự phù hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ. Bạn có thể áp dụng phương pháp chữa tại nhà từ các nguyên liệu như:

  • Ngải cứu: Đây là thực vật có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm được dùng nhiều trong nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bạn dùng lá ngải cứu non, rửa sạch và nhai từ 2-3 lần mỗi ngày.
  • Diếp cá: Là thảo dược có tính hàn không độc, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu thũng phù hợp điều trị sưng viêm, ho khan, có đờm. Dùng nắm rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn và lấy phần nước cốt pha với nước ấm. Sử dụng 2 lần mỗi ngày.
  • Mật ong: Có thành phần kháng vi khuẩn, virus, giảm tắc nghẽn hô hấp, long đờm. Bạn chỉ cần hòa mật ong cùng với nước ấm để uống hàng ngày để thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sát khuẩn, giảm ho bằng cách ngậm kẹo tinh dầu bạc hà, dùng nước muối sinh lý…

Với trường hợp điều trị bằng thuốc theo kê đơn bác sĩ

Mật ong có thành phần kháng vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả

Nằm viện

Trong trường hợp bệnh chuyển nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nằm viện và điều trị theo phác đồ đưa ra. Để tránh những biến chứng nguy hiểm về lâu dài, tốt nhất hãy thăm khám từ sớm để nhận được phương án điều trị tốt nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

Phòng ngừa viêm họng xung huyết

Để hạn chế nguy cơ mắc phải chứng bệnh khó chịu này, bác sĩ đã gợi ý một số phương pháp phòng tránh đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao, cụ thể:

  • Giữ ấm cơ thể, họng, tai, mũi khi thời tiết giao mùa bằng cách quàng khăn, mặc ấm, đeo khẩu trang, ăn uống đồ nóng/ấm.
  • Hạn chế ăn uống đồ lạnh, uống nước đá để giảm kích thích niêm mạc họng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đồng thời nên thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Phòng ngừa cảm cúm khi thời tiết giao mùa bằng nhiều biện pháp khác nhau.
  • Không nên dùng rượu, bia, thuốc lá và có các biện pháp bảo vệ mình nếu như làm việc hoặc sống trong môi trường khói bụi, độc hại.
  • Xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng, nên uống đủ nước và ưu tiên các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để tăng đề kháng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng, đồ uống có ga,...
  • Có chế độ học tập, nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng quá mức và đồng thời thường xuyên rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe.

Nên phòng ngừa viêm họng từ sớm với nhiều biện pháp khác nhau

Nên phòng ngừa viêm họng từ sớm với nhiều biện pháp khác nhau

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm họng xung huyết

Viêm họng xung huyết là căn bệnh phổ biến, sau đây là những giải đáp có liên quan đến căn bệnh này:

Bệnh viêm họng có nguy hiểm không, biến chứng như thế nào?

Viêm họng xung huyết là một căn bệnh cấp tính và không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng đây lại là căn nguyên của những biến chứng nghiêm trọng điển hình như nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, hoại tử cổ, viêm cầu thận cấp… Đây là những căn bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cần phân biệt viêm họng xung huyết mãn tính là viêm họng hạt. Với những dấu hiệu đau họng, rát, vướng gây ho… để phân biệt các loại viêm họng với nhau.

Viêm họng xung huyết nên ăn gì, kiêng gì?

Tình trạng chung của người bệnh là đau rát họng, khó nuốt, chán ăn… Vậy nên bạn nên ăn những món ăn mềm, dễ ăn, điển hình như bún, phở, cháo, súp.

Và đặc biệt chọn những thực phẩm giàu vitamin C súp lơ, bông cải xanh,cam, chanh, đu đủ,... Hoặc những sản phẩm giàu như kẽm chuối, củ cải,  ngũ cốc, hải sản và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, người bị viêm họng xung huyết cần kiêng những thực phẩm có thể kích thích rượu bia, cay, nóng, nhiều dầu mỡ, hoặc quá nhiều đường…

Nên chọn những thực phẩm giàu vitamin C súp lơ, bông cải xanh

Nên chọn những thực phẩm giàu vitamin C súp lơ, bông cải xanh

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm họng xung huyết?

Viêm họng cấp có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người già. Nhưng dễ mắc bệnh nhất chính là những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ em và người có bệnh nền khiến cho hệ miễn dịch suy giảm.

Khi nào nên đi khám bệnh viêm họng xung huyết?

Trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không cảm thấy không hiệu quả, thậm chí còn trầm trọng hơn. Sau 3 ngày, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về Tai Mũi Họng để được thăm khám và có phác đồ điều trị tốt nhất.

Nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám nếu như bệnh không thuyên giảm

Nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám nếu như bệnh không thuyên giảm

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể chữa được viêm họng không?

Với những người đang gặp tình trạng nhiễm bệnh xung huyết nhẹ, có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm với việc uống mật ong, gừng nóng… Tuy nhiên, đối với tình trạng xung huyết nặng, biểu hiện ho nhiều, sốt cao, khó nuốt… người bệnh nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị theo thuốc với chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, có thể thấy rằng bệnh viêm họng xung huyết không phải là bệnh quá nghiêm trọng nhưng nên đi thăm khám sớm. Bác sẽ sẽ xác định nguyên nhân một cách chuẩn xác đồng thời đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,442

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám