Viêm kết mạc mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thu Hiền

06-12-2023

goole news
16

Khi bị viêm kết mạc trong một thời gian mà không được áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp thì nguy cơ bị viêm kết mạc mãn tính là rất cao. Khi đó, cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu một số thông tin về viêm kết mạc mãn tính trong bài viết sau đây!

Viêm kết mạc mãn tính là gì?

Kết mạc của mắt nằm trong mí mắt, là phần màng niêm mạc có tác dụng che phủ lòng trắng nhãn cầu. Bên trong kết mạc có những ống với chức năng sản sinh ra một loại chất nhờn để bôi trơn mắt. Loại bỏ những dị vật xâm nhập vào mắt, hạn chế tình trạng nhiễm trùng mắt.

Tuy nhiên, khi kết mạc bị tổn thương do các nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc. Trường hợp người bệnh không chú ý và để viêm nhiễm kéo dài hơn 3- 4 tuần sẽ trở thành viêm kết mạc mãn tính.

Viêm kết mạc mãn tính gây nhiều khó chịu cho người bệnhViêm kết mạc mãn tính gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Những dấu hiệu viêm kết mạc mãn tính

Bệnh viêm kết mạc mãn tính có diễn biến từ nhẹ đến nặng với các dấu hiệu khác nhau. Những dấu hiệu chung của bệnh có thể kể đến như:

  • Ở phần lòng trắng mắt của một hoặc cả hai mắt có dấu hiệu chuyển đỏ với các tia máu đậm.
  • Ở mắt đang có dấu hiệu khác thường, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu
  • Xuất hiện các chất dịch màu vàng hoặc màu xanh ở mắt. Đặc biệt là khi vừa mới thức dậy sau một đêm ngủ dài. Các chất dịch này đặc quánh, gây dính mi và khiến người bệnh đau đớn ở vùng mi mắt.

Ngoài các dấu hiệu trên, bệnh lý viêm kết mạc mãn tính còn có nhiều dấu hiệu khác, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như mắt bị mờ không nhìn rõ ràng, người bệnh bị đau nhức hoặc có cảm giác mí mắt đang bị vướng bởi vật gì đó. Đồng thời, sự nhảy cảm với ánh sáng của người bệnh cũng cao hơn bình thường.

Nguyên nhân gây ra viêm kết mạc mãn tính

Bệnh viêm kết mạc mãn tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do mắt là bộ phận nhạy cảm nên bất kỳ sự bất thường nào liên quan đến hoạt động bình thường của cơ quan này cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, một số nguyên nhân cơ bản bao gồm:

Do virus

Virus gây ra tình trạng viêm kết mạc dẫn đến viêm kết mạc mãn tính là nguyên nhân có độ phổ biến hàng đầu. Khả năng lây lan của bệnh do yếu tố virus cũng rất lớn.

Các triệu chứng bệnh khi có sự xâm nhập của virus cũng có nhiều đặc trưng hơn. Ngoài đau mắt, mờ mắt, mắt bị đỏ thì người bệnh còn thường xuyên bị chảy nước mắt không kiểm soát. Đồng thời, có một số dấu hiệu đi kèm như đau đầu, đau họng, sốt…

Virus là tác nhân phổ biến khiến kết mạc bị viêm mãn tínhVirus là tác nhân phổ biến khiến kết mạc bị viêm mãn tính

Do vi khuẩn

Vi khuẩn cũng là nguyên nhân dễ khiến cho bệnh viêm kết mạc trở thành mãn tính. Khi đó, mắt người bệnh sẽ có nhiều chất nhầy dạng mủ và có hiện tượng đau nhức rất khó chịu.

Do tác nhân dị ứng

Những người có tiền sử hen suyễn hoặc hay bị dị ứng kéo dài dễ bị viêm kết mạc. Mắt của người bệnh sẽ bị ngứa, đỏ và chảy nước ở cả hai bên. Cảm giác ngứa liên tục, thị lực mờ và có hiện tượng đổi màu mắt cùng độ nhạy cảm với ánh sáng là các biểu hiện của bệnh viêm kết mạc mãn tính do dị ứng. 

Thông thường, bệnh có thể tự khỏi một cách nhanh chóng nếu các triệu chứng diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu tác nhân dị ứng không được kiểm soát, bệnh không được chẩn đoán và phát hiện sớm sẽ khiến người bệnh gặp rất nhiều khó chịu.

Yếu tố bẩm sinh

Không ít trẻ khi sinh ra bị tình trạng viêm kết mạc bẩm sinh. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm này rất đa dạng. Bao gồm do hiện tượng tắc tuyến lệ, lây truyền từ người mẹ, nhiễm trùng, kích ứng trong quá trình dùng kháng sinh nhỏ mắt…. Do đó, việc xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cũng rất khó. 

Viêm kết mạc mãn tính do yếu tố bẩm sinh là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, người mẹ và người chăm sóc y tế cho trẻ cần phải có những hiểu biết đúng đắn về bệnh để kịp thời phát hiện bệnh lý ở trẻ. Từ đó, áp dụng biện pháp điều trị thích hợp, ngăn ngừa các biến chứng tiêu cực của bệnh.

Những nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc mãn tính khác có thể đến từ việc người bệnh có thói quen dùng kính áp tròng hay mi mắt nhân tạo trong thời gian dài. Khiến cho vùng mi mắt có những tổn thương dạng nhú gai to, tác động trực tiếp và gây ra viêm kết mạc.

Cách chữa viêm kết mạc mãn tính

Chữa viêm kết mạc mãn tính có thể được chỉ định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào yếu tố gây bệnh cũng như biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Theo đó, một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc mãn tính bao gồm:

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng nhanh và hiệu quả trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm như viêm kết mạc. Đặc biệt là viêm kết mạc mãn tính do nguyên nhân vi khuẩn. Thành phần thuốc kháng sinh cơ bản được dùng để kê đơn cho bệnh nhân gồm: Ofloxacin, Sulfacetamid, Neomycin, Tobramycin, Polymyxin B,…

Tuy có hiệu quả cao trong tiêu diệt vi khuẩn và điều trị bệnh nhưng sử dụng kháng sinh phải tuân thủ những khuyến cáo nhất định. Thời gian, liều lượng không được vượt mức quy định của y tế. Tránh những hệ luỵ khó lường của các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

Thuốc khánh sinh điều trị viêm kết mạc mãn tínhThuốc khánh sinh điều trị viêm kết mạc mãn tính

Thuốc kháng viêm

Khi bệnh nhân có các triệu chứng sưng và đỏ mắt nặng do hiện tượng viêm, các dòng thuốc kháng viêm sẽ được chỉ định sử dụng. Thành phần của thuốc kháng viêm bao gồm Corticosteroid (Dexamethasone, Fluoromethane, Prednisolon,) hay kháng viêm NSAID (Indomethacin, Diclofenac).

Cũng giống như thuốc kháng sinh, các dòng kháng viêm không được khuyến khích dùng trong thời gian dài. Lý do là những tác dụng phụ của thuốc kháng viêm cũng rất nặng nề, ví dụ như gây ra hiện tượng cao huyết áp, viêm loét hệ tiêu hoá…

Ngay cả những loại thuốc nhỏ mắt có chứa Corticosteroid cũng được các bác sĩ vô cùng thận trọng khi kê đơn cho bệnh nhân viêm kết mạc mãn tính. 

Thuốc kháng Histamine H1

Bệnh viêm kết mạc mãn tính trong một số trường hợp có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng Histamin H1. Thành phần của thuốc gồm các hoạt chất như Diphenhydramine, Antazoline, Chlorpheniramine. Tuy nhiên, các bệnh nhân có tiền sử tăng nhãn áp, viêm tiền liệt không được sử dụng dòng thuốc này.

Thuốc nhỏ mắt

Trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc uống, người bệnh có thể được dùng một số loại thuốc nhỏ mắt kết hợp hoặc nhỏ mắt kháng kích ứng. Mục tiêu là để làm sạch vùng mắt đang bị tổn thương, loại bỏ vi khuẩn, chất nhờn bẩn và hỗ trợ điều trị tổn thương.

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nhỏ mắt nào cho phù hợp với bệnh trạng cũng cần phải được sự tư vấn và chỉ định của chuyên gia y tế.

Thuốc nhỏ mắt giúp làm sạch mắt, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩnThuốc nhỏ mắt giúp làm sạch mắt, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn

Cách phòng tránh viêm kết mạc mãn tính

Bệnh lý viêm kết mạc mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bất cứ thời điểm nào trong năm. Do đó, việc có những hiểu biết đúng đắn về bệnh cùng các biện pháp phòng tránh khoa học, hiệu quả là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ đôi mắt.

Dưới đây là một số những biện pháp đơn giản để phòng ngừa bệnh mà bạn có thể chú ý, áp dụng trong cuộc sống thường nhật:

  • Giữ cho môi trường sống hàng ngày luôn thoáng mát, sạch sẽ và có độ ẩm vừa phải. 
  • Thường xuyên thay khăn trải giường, vỏ gối định kỳ để đảm bảo vi khuẩn, bụi bẩn không sinh sôi và có cơ hội xâm nhập vào mắt.
  • Thay và giữ các loại khăn như khăn mặt, khăn tắm… luôn được sạch sẽ, vệ sinh trước khi sử dụng. Không sử dụng khăn đã quá cũ hoặc dùng chung với người khác.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ tay và mắt. Không dụi mắt, đưa tay chạm vào mắt để tác động khi có cảm giác ngứa ngáy hoặc có chất nhầy, dị vật. Thay vào đó, hãy dùng khăn sạch và nhẹ nhàng lau rửa, vệ sinh cho vùng mắt đang khó chịu.
  • Vệ sinh, tẩy trang cẩn thận, kỹ càng cho vùng mắt sau khi trang điểm. Hãy dùng các loại dầu tẩy trang thích hợp để loại bỏ mascara, phấn,… Sau đó, rửa lại với nước sạch.
  • Khi sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo khay kính, kính và các vật dụng hỗ trợ cho quá trình đeo – tháo kính luôn vệ sinh.
  • Đeo kính bảo hộ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, lây bệnh khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và cho hoạt động của mắt nói riêng.
  • Thường xuyên nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý thông thường để vệ sinh mắt, làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập nếu có. Đồng thời, tránh để đầu lọ thuốc chạm vào mắt hoặc mi mắt khi nhỏ, hạn chế vi khuẩn tiếp xúc làm bẩn lọ nhỏ mắt.
  • Với những bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Ví dụ như lông chó, lông mèo, phấn hoa…

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ được tình trạng viêm kết mạc mãn tính. Khi có dấu hiệu bị bệnh, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và kê đơn điều trị với các loại thuốc thích hợp.

Hãy liên hệ với Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,116

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám