Viêm kết mạc ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị

Dương Minh Ngọc

27-09-2022

goole news
16

Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu nên thường xuyên xuất hiện các triệu chứng bệnh, đặc biệt là vào thời tiết chuyển mùa. Bệnh viêm kết mạc ở trẻ là một bệnh lý lành tính thường gặp, tuy nhiên nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nội dung sau đây, bệnh viện Phương Đông sẽ chia sẻ chi tiết về căn bệnh này để phụ huynh hiểu rõ thêm. 

Tổng quan về bệnh viêm kết mạc ở trẻ em

Bệnh viêm kết mạc trẻ em thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, đây là thời điểm mà cơ thể của bé khá nhạy cảm nên dễ chịu sự tác động và tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Trên thực tế, đây hoàn toàn là căn bệnh lành tính chỉ ảnh hưởng đôi chút đến sinh hoạt hàng ngày và chức năng thị giác của trẻ trong thời gian mắc bệnh. Sau khi điều trị khỏi, trẻ có thể hoàn toàn có tầm nhìn và thực hiện các công việc như những trẻ có thị giác bình thường khác.  

Trên thực tế, viêm kết mạc mắt ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh về mắt. Điển hình như viêm mống mắt, loét giác mạc…và mỗi loại bệnh đều có cách chữa trị hiệu quả riêng. Tuy đây là một căn bệnh lành tính, nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh chủ quan trong quá trình điều trị.

Nếu như không được điều trị cũng như xử lý đúng cách, thị lựa của trẻ có thể bị suy giảm đáng kể. Tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng, phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám và điều trị ở bệnh viện để có biện pháp chữa trị phù hợp. 

Viêm kết mạc mắt trẻ em thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùaViêm kết mạc mắt trẻ em thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ

Khi tìm hiểu về điều trị viêm kết mạc ở trẻ em, cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến bé bị viêm kết mạc mắt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất, trong đó có những nguyên nhân cụ thể sau đây:  

Do vi khuẩn gây bệnh

Bé bị viêm kết mạc có thể do một số loại vi khuẩn tụ cầu, phế cầu hoặc do trực khuẩn Weeks. Những triệu chứng của bệnh thường xảy ra khá bất ngờ ở một bên mắt sau đó bắt đầu lan dần sang cả hai mắt khiến bé bất tiện khi sinh hoạt. Một số loại vi khuẩn chính gây bệnh thường gặp như: Staphylococcus, haemophilus influenzae,… Dấu hiệu thường có đi kèm với triệu chứng mủ hoặc xuất huyết ở vùng kết mạc. 

Vi khuẩn Staphylococcus gây đau mắt đỏ ở trẻ em

Vi khuẩn Staphylococcus gây đau mắt đỏ ở trẻ em

Do vi rút gây bệnh

Những loại virus có khả năng gây ra viêm kết mạc ở trẻ thông thường là Adenovirus hoặc Herpesvirus. Bệnh nhân nhỏ tuổi phải đối mặt với tình trạng sốt, cơ thể mệt mỏi và có thể xuất hiện một số hạch nổi ở phần trước tai. Thậm chí xuất hiện những biến chứng nguy hiểm làm cho giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng, thị lực của bé suy giảm nhanh chóng, tình trạng này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.  

Do lậu cầu

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh thường do nguyên nhân là lậu cầu gây ra, đặc biệt là những đứa trẻ sinh thường. Một số dấu hiệu nhận ra đó là mủ dạng dử mắt, mí mắt sưng to…  Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cần có cách để điều trị viêm kết mạc trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt nếu không trẻ phải đối mặt với nguy cơ mù lòa cao. 

Lậu cầu gây ra thường liên quan viêm kết mạc trẻ sơ sinhLậu cầu gây ra thường liên quan viêm kết mạc trẻ sơ sinh

Do dị ứng 

Thuốc nhỏ mắt có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm khuẩn và mắt của trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn có thể bị kích thích gây ra những phản ứng dị ứng. Những triệu chứng của thuốc dị ứng gây viêm kết mạc ở trẻ dưới 1 tuổi hoặc bất cứ độ tuổi nào thường là mắt đỏ nhẹ, sưng mí mắt, có thể kéo dài trong 24-36h.  

Bên cạnh đó, viêm kết mạc ở trẻ còn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, khói bụi… điều này ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt. Bệnh thường gặp ở những bé mà có cơ địa nhạy cảm và xảy ra theo mùa, đi kèm với triệu chứng viêm mũi dị ứng. Nếu như không tìm ra được nguyên nhân nào khởi phát bệnh, tình trạng này sẽ tái phát nhiều lần.  

Phấn hoa có thể  ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt ở trẻPhấn hoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm kết mạc ở trẻ

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc ở trẻ cụ thể, mà những triệu chứng có thể khác nhau, nhìn chung trẻ sẽ gặp phải tình trạng: 

  • Trẻ cảm thấy mắt bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Sưng và đỏ mí mắt bên trong.
  • Nước mắt bị chảy nhiều và bất thường.
  • Có dịch đặc từ mắt, màu trắng hoặc màu vàng, dịch đặc có thể khiến cho mắt trẻ  khó mở ra hơn. 
  • Trẻ cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng. 

Bên cạnh đó, nếu như nguyên nhân là do virus gây ra có thể xuất hiện thêm biểu hiện sưng hạch bạch huyết và kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp. Virus gây bệnh có thẻ lây lan ra nhanh chóng qua tiếp xúc với dịch mắt hoặc là từ vật dụng cá nhân.

Trẻ cảm thấy mắt bị ngứa ngáy, khó chịu là dấu hiệu bệnh về mắtTrẻ cảm thấy mắt bị ngứa ngáy, khó chịu là dấu hiệu bệnh về mắt

Đặc biệt khi trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây cần đưa tới bệnh viện và cơ sở y tế gần nhất: 

  • Trẻ bị sốt cao, run rẩy và đau mắt. 
  • Trẻ cảm thấy mệt, đau dữ dội khi nhìn vào ánh sáng đèn.
  • Tầm nhìn ảnh hưởng, nhòe mờ.
  • Viêm kết mạc kéo dài có thể dễ đến tiến triển kéo dài trên 2 tuần không có dấu hiệu phục hồi. Trường hợp nặng có thể khiến cho trẻ bị mù lòa vĩnh viễn. 

Viêm kết mạc kèm sốt cao là biểu hiện phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngayViêm kết mạc kèm sốt cao là biểu hiện phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay

Biện pháp điều trị cho bệnh viêm kết mạc ở trẻ

Bác sĩ cần thực hiện kiểm tra thăm khám, kiểm tra tình trạng viêm nhiễm để xem xét tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Sử dụng thuốc không kê đơn 

Có thể vệ sinh mắt và làm giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu do bệnh viêm kết mạc mắt gây ra bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt. Có thể sử dụng natri clorid 0.9% phổ biến trên thị trường hoặc những loại thuốc nhỏ mắt làm sạch khác. Sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ mỗi ngày hai giọt, thực hiện thường xuyên 2h 1 lần sau khi ngủ dậy. 

Thuốc có tác dụng chống khô mắt, đồng thời làm mềm nhử dính trên mắt, rửa trôi tác nhân gây bệnh. Thuốc không được dùng chung vì có thể lây nhiễm tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể bổ sung thêm Vitamin A + D để giúp nâng cao thể trạng của trẻ, tăng cường sức đề kháng. Với những trường hợp đau mắt nặng trên 20 ngày có thể sử dụng thêm thuốc có chứa Vitamin B và chondroitin.

Có thể vệ sinh mắt và làm giảm các triệu chứng với thuốc nhỏCó thể vệ sinh mắt và làm giảm các triệu chứng với thuốc nhỏ

Thuốc có kê đơn 

Trường hợp viêm kết mạc ở trẻ nặng hoặc có nguy cơ xảy ra biến chứng, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng những loại thuốc kê đơn sau đây: 

  • Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Thường dùng Neomycin, Ofloxacin, Moxifloxacin, Tobramycin, Cloramphenicol,… Thuốc chỉ nên sử dụng tối đa 7 ngày, nếu như những triệu chứng không thuyên giảm, cần phải đổi sang loại thuốc khác. Thuốc chỉ có hiệu quả với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn và cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc chứa corticoid: Đây là thuốc có tác dụng chống viêm và nhầy, thuốc thường được sử dụng như Dexamethason, Hydrocortison,Prednisolon, Fluoromethason,…Thuốc không dùng quá 10 ngày, tuyệt đối không dùng trong trường hợp bị loét giác mạc có thể gây biến chứng. Việc dùng thuốc liên tục nhiều ngày có thể khiến cho chất bảo quản tích tụ, phá hủy về mặt nhãn cần.  
  • Thuốc chứa histamin: Được dùng để làm giảm nguyên nhân do triệu chứng.
  • Có thể điều trị viêm kết mạc sơ sinh với kháng sinh đường ống và tiêm tĩnh mạch.
  • Viêm kết mạc do bị tắc tuyến lệ có thể điều trị bằng cách massage nhẹ nhàng giữa mũi và mắt. Nếu như trẻ không hết sau 1 tuổi, có thể can thiệp với thủ thuật thông lệ đạo. 

Thuốc kháng sinh, kháng viêm được chỉ định cho bé khi nhiễm khuẩnThuốc kháng sinh, kháng viêm được chỉ định cho bé khi nhiễm khuẩn

Những lưu ý khi dùng thuốc

Viêm kết mạc ở trẻ 3 tuổi hay trẻ 4 tháng bị viêm kết mạc và những độ tuổi khác bị bệnh khiến cho nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc không được kê toa hoặc dùng thuốc của người khác. Việc tự ý dùng thuốc sai chỉ định có thể khiến cho bệnh càng trở nặng hơn và có nguy cơ cao bị biến chứng. 

Điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh cũng rất khó khăn bởi trẻ nhỏ khó nằm yên để dùng thuốc nhỏ mắt vệ sinh và làm sạch mắt. Vậy nên, cần để trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, để bé khép hờ mắt rồi nhỏ thuốc ở góc mắt bên cạnh sống mũi. Dịch thuốc sẽ dần lan đều giúp làm sạch các màng nhầy bị nhiễm trùng mà không gây khó chịu cho bé.  

Trong thời gian nhiễm bệnh, phụ huynh nên để bé ở nhà, không cho trẻ đến trường và giữ cho bé ăn uống và nghỉ ngơi và điều độ để bệnh có thể nhanh chóng khỏi hơn, tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Đối với viêm kết mạc vi khuẩn, sau khi điều trị với thuốc kháng sinh trẻ có thể học tập và bình thường sau 1 ngày điều trị. 

Cha mẹ cần lưu ý không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc không được kê toaCha mẹ cần lưu ý không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc không được kê toa

Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc ở trẻ như thế nào?

Để điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ, cần thực hiện một số phương pháp phòng ngừa sau đây: 

  • Các bà bầu khi mang thai được theo dõi và xét nghiệm để loại trừ các bệnh giang mai, lậu,… Trong khi mang thai, nếu như phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn, virus cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm thiểu các nguy cơ có thể lây lan sang trẻ. 
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng mắt khi trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh, khói bụi, ô nhiễm…
  • Không cho trẻ dùng chung khăn, thuốc, đồ dùng hay tiếp xúc với trẻ, người bị nhiễm bệnh.  
  • Tìm và xác định nguyên nhân gây ra dị ứng của trẻ khi thời tiết chuyển mùa. 
  • Dùng khăn ấm để loại bỏ bụi bẩn ở mắt, nên để trẻ rửa tay kỹ, không nên để trẻ dụi tay vào mắt. 
  • Di chuyển ở môi trường nhiều khói bụi nên để trẻ đeo kính, bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E…
  • Không để trẻ tiếp xúc quá lâu dưới ánh đèn điện tử máy tính, điện thoại, TV,...

Hạn chế để trẻ tiếp xúc lâu với ánh đèn điện tử máy tính, điện thoại,  TV,Hạn chế để trẻ tiếp xúc lâu với ánh đèn điện tử máy tính, điện thoại,  TV,

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm kết mạc ở trẻ

Bên cạnh những thông tin trên, dưới đây là những thắc mắc có liên quan đến viêm kết mạc ở trẻ được bệnh viện Phương Đông giải đáp cụ thể:

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm kết mạc của bé nếu như không điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:  

  • Bệnh viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu: Nếu như cha mẹ để lâu không chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng loét giác mạc, nghiêm trọng hơn là gây thủng nhãn cầu.
  • Bệnh đau mắt có thể khiến cho trẻ bị sẹo giác mạc, khô mắt, rụng tóc…
  • Viêm kết mạc adenovirus có thể gây ra viêm giác mạc chấm nông.  

Bé bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Cha mẹ không nên quá lo lắng, tuy đây là căn bệnh dễ lây lan nhưng hoàn toàn lành tính, đối với trẻ có triệu chứng bệnh chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng mắt là bệnh có thể tự thuyên giảm đi trong vòng từ 7-14 ngày mà không cần có biện pháp cụ thể. Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp đối với trẻ mắc bệnh do virus gây ra.  

Với những bệnh do vi khuẩn, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn, điều này còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh, thời gian khởi phát bệnh cũng như hiệu quả của các loại kháng sinh đang sử dụng. Thuốc mà các bác sĩ kê đơn sẽ giúp làm giảm quá trình khỏi bệnh và ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang người khác. 

Với những trường hợp nguyên nhân gây ra là do dị ứng, cha mẹ cần tránh để bé tiếp xúc với những yếu tố dị ứng. Nên sử dụng thêm các thuốc chống dị ứng, và thuốc nhỏ mắt phù hợp để thời gian khỏi bệnh được rút ngắn và hạn chế tái phát.  

Địa chỉ nào chuyên thăm khám và chữa bệnh về mắt uy tín?

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở chuyên thăm khám và chữa bệnh về mắt chất lượng. Chuyên khoa mắt của bệnh viện có chức năng chăm sóc sức khỏe thị giác toàn diện nhất cho mọi người, bao gồm cả trẻ em Bên cạnh việc thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng mắt, khách hàng còn được kiểm tra mắt tổng quát và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.  

Bên cạnh đó, bệnh viện còn có đội ngũ chuyên gia y bác sĩ đầu ngành cùng với dịch vụ chuyên khoa y tế hàng đầu. Máy móc trang thiết bị hiện đại hỗ trợ điều trị tối đa cho bệnh nhân đến thăm khám.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở khám bệnh về mắt cho trẻ được phụ huynh tin cậyBệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở khám bệnh về mắt cho trẻ được phụ huynh tin cậy

Viêm kết mạc mắt ở trẻ là bệnh lành tính và phổ biến, hậu quả cũng không nguy hiểm đến tính mạng. Mong rằng, với những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ có thể giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh viêm kết mạc ở trẻ. Từ đó, phụ huynh có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp cho bé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,756

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt

ThS.BS

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt
19001806 Đặt lịch khám