Bệnh viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân và điều trị dứt điểm

Chế Thị Thùy Linh

24-08-2022

goole news
16

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý ngày càng phổ biến với triệu chứng sưng đau và nóng ở khớp. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách thì các khớp rất dễ bị biến dạng hoặc phá hủy hoàn toàn dẫn gây hạn chế khả năng vận động, thậm chí tàn phế.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp còn gọi là bệnh thấp khớp. Đây là một dạng bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tự tấn công vào các tế bào khớp khỏe mạnh.

Hệ quả của tình trạng này là dẫn tới phản ứng viêm và sưng đau ở các khớp. Khi bệnh tiến triển nặng, các khớp có thể bị biến dạng, phá hủy gây hạn chế hoặc mất khả năng vận động.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hướng đáng kể đến khả năng vận động
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hướng đáng kể đến khả năng vận động

Các khớp dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp là:

  • Khớp cổ tay
  • Khớp bàn tay
  • Khớp ngón tay
  • Khớp gối

Giai đoạn phát triển của bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp diễn biến và phát triển qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Màng trên khớp bị viêm dẫn tới sưng, đau khớp. Số lượng tế bào miễn dịch tăng cao đột ngột trong dịch khớp.
  • Giai đoạn 2: Khớp bị viêm, sưng ở mức độ vừa phải nhưng có sự lây lan nhanh. Sụn dần dần bị phá hủy và khoang khớp bắt đầu thu hẹp. Lúc này, khớp vẫn chưa bị biến dạng.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn nặng của bệnh, sụn khớp mất đi làm lộ xương dưới sụn. Khớp bị sưng tấy nặng khiến người bệnh đau đớn. Hạn chế khả năng vận động, suy nhược cơ thể; co cứng khớp vào buổi sáng, xuất hiện những nốt sẩn dị dạng và teo cơ.
  • Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này, tình trạng sưng viêm khớp sẽ có dấu hiệu giảm đi. Nhưng lại hình thành các xương kết hợp và các mô xơ. Hậu quả của tình trạng này là làm ngừng toàn bộ chức năng khớp.

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn cuối khiến người bệnh mất khả năng vận động các khớp
Viêm khớp dạng thấp giai đoạn cuối khiến người bệnh mất khả năng vận động các khớp

Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Người hút thuốc lá, thuốc lào: Những chất độc hại trong thuốc lá, thuốc lào có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Phơi nhiễm môi trường: Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ tăng cao khi một người bị phơi nhiễm silica, amiăng hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi.
  • Béo phì: Những người dư thừa quá nhiều cân nặng. Đặc biệt là phụ nữ dưới 55 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Phụ nữ: So với nam giới thì nữ giới là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn.
  • Độ tuổi: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng viêm sưng khớp. Tuy nhiên tuổi trung niên lại có nguy cao mắc bệnh này cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc viêm khớp của bạn sẽ cao hơn. Nếu như trong gia đình bạn đã có người bị bệnh này.

Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể con người gặp vấn đề. Lúc này lớp màng của màng bao quanh khớp mang tên synovium bị chính hệ miễn dịch tấn công dẫn đến viêm và sưng. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng; sụn và xương trong khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là do yếu tố di truyền
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là do yếu tố di truyền

Nguyên nhân gây rối loạn miễn dịch dẫn đến viêm khớp dạng thấp đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Một vài nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy yếu tố di truyền có nhiều khả năng liên quan đến bệnh lý này.

Cụ thể, một số gen của con người có khả năng khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn. Nhất là khi gặp những tác động xấu bên môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đa số các trường hợp đều do virus hay vi khuẩn nhất định làm khởi phát bệnh.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp rất đa dạng. Nó có thể xuất hiện tại khớp và ngoài khớp.

Triệu chứng tại khớp

  • Cứng khớp: Cứng khớp là triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này thường xảy ra vào mỗi buổi sáng. Khi người bệnh thức dậy và kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ.
  • Sưng khớp: Là hiện tượng sưng phù khớp, có thể kèm theo dịch trong khớp.
  • Nóng da: Da tại vị trí khớp bị viêm thường có biểu hiện ấm, nóng hơn so với những vùng da xung quanh.
  • Đỏ da: Vùng da của khớp bị viêm thường chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu đỏ.
  • Đau: Viêm khớp dạng thấp chắc chắn sẽ khiến người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng ở các khớp. Đây cũng là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh này. Nguyên nhân gây đau là tình trạng viêm làm tăng độ nhạy cảm của các khớp.

Một số triệu chứng viêm khớp dạng thấp điển hình
Một số triệu chứng viêm khớp dạng thấp điển hình

Triệu chứng tại cơ quan khác

  • Nổi nốt trên da: Xuất hiện nốt thấp khớp có hình cục hay hạt nổi lên bề mặt da. Chúng rất cứng, có đường kính từ 5 đến 20mm. Dính vào vảo khớp khuỷu, không di động và thường không gây đau.
  • Viêm màng phổi không triệu chứng: Triệu chứng viêm màng phổi chỉ xuất hiện ở một số người bệnh và cần phải điều trị ngay để nhịp thở ngắn lại.
  • Khàn giọng: Viêm khớp có thể tác động lên thanh quản dẫn đến khàn giọng.
  • Viêm ngoài màng tim: Đôi khi bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau thắt ngực hoặc nhịp thời ngắn lại. Lúc này, họ dễ rơi vào tình trạng tắc nghẽn động mạch tim. Dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim.
  • Khô mắt, đau mắt, đỏ mắt: Có khoảng 5% trường hợp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp xuất hiện triệu chứng tại mắt.

Triệu chứng toàn thân

  • Cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, mất tập trung.
  • Chán ăn lâu ngày dẫn đến sụt cân.
  • Đau nhức cơ toàn thân, lười vận động.

Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Biến chứng viêm khớp dạng thấp

Khác với tình trạng viêm xương khớp thông thường. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tác động và phá hủy niêm mạc khớp của người bệnh. Hệ quả của nó là gây viêm, sưng đau khớp trong thời gian dài. Cuối cùng là dẫn đến biến dạng khớp, xói mòn xương nghiêm trọng. Lúc này, khả năng vận động khớp, sinh hoạt thường ngày của người bệnh đã bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn.

Cách biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp
Cách biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngoài ra bệnh viêm khớp dạng thấp khi chuyển biến nặng mà không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng tại mắt:

Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc hội chứng khô mắt. Thậm chí gây mù lòa.

Biến chứng tại miệng:

Hội chứng Sjogren thường xảy ra ở những người mắc chứng viêm khớp dạng thấp. Gây rối loạn và giảm độ ẩm trong khoang miệng.

Bệnh về phổi:

Viêm khớp khiến người bệnh tăng khả năng mắc chứng xơ sẹo phổi. Gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và viêm niêm mạc phổi hoặc tăng áp trong phổi

Biến chứng về tim mạch:

Những người bị viêm khớp có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường. Bên cạnh đó, bệnh này cũng khiến khả năng đột quỵ tăng cao gấp 2 lần và và tăng phát sinh cơn đau tim khoảng 2 đến 3 lần ở những người có bệnh tim.

Tổn thương thần kinh:

Người bệnh khi xuất hiện các cơn đau cổ. Chính là triệu chứng cho thấy cơ thể đã bị tổn thương về thần kinh.

Viêm mạch máu:

Mạch máu thường bị giảm kích thước hoặc bị thu hẹp lại và yếu hơn. Khiến sự lưu thông của dòng máu bị ngăn chặn.

Loãng xương:

Việc ít vận động, di chuyển do bị đau, sưng khớp làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương.

Ung thư:

Sự thay đổi hệ thống miễn dịch của người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tăng nguy cơ ung thư hạch và một số loại ung thư khác.

Cách chẩn đoán bệnh Viêm khớp dạng thấp

Năm 2010, Hội thấp khớp học Hoa kỳ đưa ra các tiêu chí chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như sau:

  • Người bệnh có ít nhất một khớp bị sưng, đau và không rõ nguyên nhân.
  • Ít nhất một kết quả xét nghiệm máu chứng minh có sự xuất hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp xuất hiện trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần.
  • Các biện pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chủ yếu hiện nay là khám lâm sàng, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.

Khám lâm sàng

Ở giai đoạn đầu, việc chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấp có thể gặp khó khăn. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Người bị viêm khớp dạng thấp cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị bệnh
Người bị viêm khớp dạng thấp cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị bệnh

Thông quá các dấu hiệu sau đây, bác sĩ có thể có căn cứ nghi ngờ rằng bạn đang mắc viêm khớp dạng thấp:

  • Cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy. Tình trạng này kéo dài ít nhất một giờ mỗi ngày.
  • Tình trạng viêm xảy ra tối thiểu ở ba nhóm khớp: Cụ thể, tràn dịch hoặc sưng phần mềm ít nhất 3 trong tổng 14 nhóm khớp của cơ thể. Gồm khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp ngón chân,...
  • Các khớp bàn tay bị viêm: Tình trạng sưng, viêm xảy ra tối thiểu ở một nhóm khớp thuộc những khớp cổ tay.
  • Nột hạt cứng dưới da tại vị trí khớp bị viêm.
  • Viêm, sưng khớp đối xứng.

Xét nghiệm máu

Những người nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Thông thường, người bị bệnh này sẽ có chỉ số CRP (tức protein phản ứng C) hoặc tốc độ sed hoặc ESR (tức tốc độ lắng hồng cầu) cao. Một số xét nghiệm máu khác cũng có thể được chỉ định nhằm tìm kiếm kháng thể peptide citrullated có tác dụng chống cyclic và yếu tố thấp khớp.

Xét nghiệm hình ảnh

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chụp X-quang khớp. Các hình ảnh có từ phương pháp này có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng đang xảy ra và cả khả năng phát sinh biến chứng.

Hình ảnh chụp X quang viêm khớp dạng thấp
Hình ảnh chụp X quang viêm khớp dạng thấp

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Cho tới nay, bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay đều nhằm mục đích làm giảm triệu chứng. Ngưng hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Dựa vào thời gian mắc bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng triệu chứng viêm khớp dạng thấp mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau;

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Những loại thuốc chống viêm không steroid đều có tác dụng giảm viêm và giảm triệu chứng đau hiệu quả. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống NSAID không kê đơn gồm: Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen natri (Aleve).

Các thuốc chống viêm không steroid thường ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nếu dùng thuốc này trong thời gian dài hay quá liều lượng có thể làm phát sinh một số vấn đề về tim mạch, dạ dày, tổn thương thận; tăng nguy cơ xuất huyết và máu khó đông.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp Steroid

Những loại thuốc Corticosteroid, đặc biệt là prednison có tác dụng giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu sử dụng đúng cách, chúng cũng giúp làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Việc dùng Steroid cho người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên thuốc này lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. trong đó, chủ yếu là tiểu đường, tăng cân bất thường và loãng xương. Vì thế thuốc corticosteroid cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)

Những loại thuốc chống thấp khớp hay còn gọi là DMARDs có khả năng làm chậm sự tiến triển của triệu chứng viêm khớp. Bên cạnh đó, thuốc cũng bảo vệ các mô và các khớp khác trước nguy cơ tổn thương vĩnh viễn.

Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp

Những thuốc chống thấp khớp thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh gồm: Sulfasalazine (Azulfidine), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil), methotrexate (Trexall, Otrex Up). Các tác dụng phụ của nhóm thuốc trên có thể bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi.

Thuốc sinh học

Thuốc sinh học còn được các chuyên gia, bác sĩ gọi là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học. Thuốc này sẽ được dùng cho những trường hợp bệnh nặng. Đồng thời không có đáp ứng tốt với những loại thuốc vừa kể trên. Khi dùng đúng cách, nó sẽ phát huy công dụng chống viêm, giảm đau, ngăn chặn các tổn thương khớp và cải thiện khá nhiều triệu chứng khó chịu khác do viêm khớp dạng thấp gây ra.

Ngoài ra các thuốc sinh học còn có khả năng ức chế hoạt động của các thụ thể, tế bào và những loại protein gây viêm. Từ đó nó sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế các đợt bùng phát viêm khớp dạng thấp cấp tính. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được điều trị bằng loại thuốc sinh học sau:

  • bDMARD: Chính là thuốc chống thấp khớp sinh học.
  • TNF: Chất ức chế tố hoại tử khối u.
  • Biosimilar hay similar biotherapeutic products.

Chú ý: Việc dùng thuốc có thể kiểm soát tốt triệu chứng viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên phương pháp chữa trị này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.

Việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn
Việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn

Các phương pháp phòng ngừa và điều trị biến chứng gây ra do tác dụng phụ của thuốc:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp khi sử dụng thuốc lâu ngày dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng cũng cần điều trị dứt điểm tình trạng này. Tuy nhiên, có tới trên 80% trường hợp không xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Cũng vì thế mà họ có thể được bác sĩ yêu cầu sử dụng thêm những thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Loãng xương: Để giảm nguy cơ biến chứng loãng xương trong thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân cần tăng cường bổ sung vitamin D và calci. Ngoài ra, việc sử dụng bisphosphonates cho những trường hợp có nguy cơ loãng xương cao cũng là điều thực sự cần thiết.
  • Thiếu máu: Bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp bị thiếu máu cần tăng cường bổ sung vitamin B12, chất sắt và acid folic.

Phẫu thuật

Nếu các loại thuốc kể trên không thể làm chậm hoặc ngăn ngừa triệu chứng viêm khớp. Người bệnh có thể cần phẫu thuật. Mục đích của phương pháp điều trị này là sửa chữa những khớp bị hư hỏng, cải thiện chức năng khớp và giảm đau.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ synovium – một lớp lót bị viêm của khớp. Phương pháp này có thể được thực hiện trên đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, cổ tay và hông.
  • Sửa chữa gân: Tổn thương và viêm khớp nặng có thể làm vỡ hoặc khiến phần gân xung quanh khớp trở nên lỏng lẻo. Bởi vậy, việc phẫu thuật sửa chữa gân cùng với những đường gân xung quanh khớp cũng rất cần thiết.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Phẫu thuật chỉnh trục còn gọi là phẫu thuật nối cầu chì. Phương pháp điều trị này được thực hiện để ổn định và điều chỉnh khớp.
  • Thay thế toàn bộ khớp: Khi các khớp đã bị tổn thương quá nặng và không thể sửa chữa được thì bác sĩ sẽ phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp cho người bệnh. Tiếp đó, các khớp giả được làm bằng nhựa hoặc kim loại sẽ được chèn vào trong để thay thế.

Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật thay khớp gối
Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật thay khớp gối

Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh gồm:

  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động, tắm suối khoáng.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ khớp, cải thiện khả năng vận động.
  • Tập luyện các bài vận động chống teo cơ, dính khớp, co rút gân theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Để khớp nghỉ ngơi ở tư thế cơ năng đồng thời tránh động tại khớp trong đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính. Việc luyện tập cần được người bệnh áp dụng ngay khi tình trạng viêm, đau thuyên giảm. Bên cạnh đó, cũng cần tập luyện nhiều lần trong ngày. Tăng dần thời gian tập theo đúng chức năng sinh lý của khớp.

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì? Kiêng gì?

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm phù hợp và kiêng đồ ăn gây hại chính là cách tốt nhất để phòng ngừa và hỗ trợ giảm viêm, sưng đau khớp. Nhờ đó mà triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt hơn. Đẩy lùi nguy cơ xảy ra biến chứng.

Vậy viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Một số thực phẩm mà người bệnh cần tránh là:

  • Thức ăn chế biến sẵn. Đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản.
  • Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, chất béo có hại cho cơ thể.
  • Canh cua, thịt chó, các loại cà và chuối tiêu có thể khiến triệu chứng viêm khớp chuyển biến nặng hơn.
  • Nội tạng động vật chứa chất béo xấu không tốt cho cơ thể con người.
  • Rượu bia là đồ uống mà người bị viêm khớp cần kiêng.

Một số thực phẩm người bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn
Một số thực phẩm người bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn

Thực phẩm nên bổ sung khi bị viêm khớp dạng thấp:

  • Rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, bắp cải rất tốt cho người bị viêm khớp.
  • Thực phẩm giàu acid béo omega-3 như hàu, hạnh nhân, các loại cá biển (cá thu, cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá mòi).
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa phô mai, sữa chua, các loại đậu, các loại hạt, hạnh nhân… Tuy nhiên, người bệnh viêm khớp chỉ nên uống những loại sữa ít béo.

Một số lưu ý khi bị viêm khớp dạng thấp

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cũng như ngăn chặn các biến chứng do viêm khớp dạng thấp gây ra. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời điểm và thời gian uống.
  • Kiểm soát và duy trì cân nặng phù hợp. Nếu thừa cân, béo phì thì người bệnh cần giảm cân ngay để tránh ảnh hưởng đến xương, khớp.
  • Xây dựng thói quen rèn luyện thể chất mỗi ngày. Chú ý tham vấn ý kiến của bác sĩ để có thể áp những bài tập và cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng và sức khỏe.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Hạn chế căng thẳng, áp lực công việc, gia đình.
  • Đến bệnh viện để thăm khám ngay nếu có triệu chứng sốt cao đi kèm với hiện tượng sưng đỏ, nóng rát các khớp.
  • Tái khám viêm khớp dạng thấp định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, hiện nay chưa có bất cứ một biện pháp nào có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên mỗi người cũng nên chủ động nâng cao sức khỏe bằng cách kiểm soát cân nặng, căng thẳng. Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đủ chất.

Người thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp cần chú ý thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ
Người thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp cần chú ý thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ

Ngoài ra những người thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp do yếu tố di truyền cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh lý tại khớp và kịp thời chữa trị.

Điều trị viêm khớp dạng thấp ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ tin cậy mà bạn có thể điều trị viêm khớp dạng thấp. Bệnh viện cũng đã từng tiếp nhận nhiều ca bệnh khó, phức tạp đang hoặc có nguy cơ gây biến chứng.

Hiện tại, chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang sở hữu đội ngũ y bác sĩ cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Cụ thể:

Đội ngũ bác sĩ

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện tại đang sở hữu nhiều chuyên gia đầu ngành về cơ xương khớp, chấn thương giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Và đã từng công tác và giữ vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Tiêu biểu nhất là PGS.TS. Bác sĩ Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng. Bác sĩ Hồng từng giữ Trưởng khoa Cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai. Tham gia chương trình đào tạo Chuyên ngành Khớp tại Khoa Khớp và Miễn dịch, Trường Đại học St Mariana, Kawasaki, Nhật Bản.

Bên cạnh đó bệnh viện cũng có đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, II… Họ đều là những người giàu kinh nghiệm, vững vàng chuyên môn. Có khả năng xử lý triệu chứng và kiểm soát tốt bệnh lý và phòng ngừa biến chứng.

PGS.TS. Bác sĩ Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng có rất nhiều kinh nghiệm trog chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp
PGS.TS. Bác sĩ Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng có rất nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp

Máy móc, trang thiết bị

Với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế và máy móc đầy đủ, đồng bộ. Người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số thiết bị hiện đại được sử dụng tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông gồm:

  • Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ 0.2-1.5Tesla.
  • Hệ thống chụp cắt lớp vi tính công nghệ cao.
  • Máy chụp X-quang.
  • Máy siêu âm màu.
  • Máy CT Scanner.
  • Máy siêu âm Doppler.

Ngoài ra, bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn thường xuyên cập nhật các kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong khám và điều trị Cơ xương khớp cho bệnh nhân. Nhờ vậy, việc lựa chọn Phương Đông là nơi chữa trị viêm khớp dạng thấp. Người bệnh sẽ có cơ hội được điều trị tận gốc bệnh, kể cả khi các triệu chứng dã ở mức độ nặng.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh. Bởi vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, mỗi chúng ta cần chủ động tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời để kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,466

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám