Viêm Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Bệnh Nhanh Chóng Hiệu Quả

Thu Hiền

29-08-2023

goole news
16

Viêm khớp ngón tay là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai và sẽ gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh này như thế nào? Để có những thông tin chi tiết hơn về bệnh này, bạn đọc hãy cùng Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông xem ngay bài viết tổng hợp bên dưới.

Tìm hiểu về viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay là tình trạng bệnh gây đau nhức có thể xảy ra ở bất cứ ngón tay nào. Bệnh này khiến sụn nằm tại các đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị bào mòn hay thoái hóa và diễn ra từ từ trong nhiều năm.

Viêm khớp ngón tay là bệnh lý phổ biến gây đau nhức, sưng ở tayViêm khớp ngón tay là bệnh lý phổ biến gây đau nhức, sưng ở tay

Nếu bị viêm dẫn đến thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay thì những sụn bao phủ đầu xương bị giảm chất lượng. Lúc này bề mặt sụn sẽ trở nên sần sùi, các xương cọ sát với nhau có thể dẫn đến tổn thương khớp. 

Viêm khớp ngón tay được chia ra thành nhiều dạng như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout. Cụ thể:

  • Viêm xương khớp: Bệnh này thường gặp nhất và khiến lớp sụn bị thoái hóa ăn mòn lộ ra đoạn xương dưới khớp. Một số khớp bị chịu ảnh hưởng trực tiếp gồm có: khớp gian đốt gần (PIP joint), khớp gian đốt xa (DIP joint) và khớp tại gốc ngón tay cái.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh này phát sinh do tự miễn khiến các mô mềm xung quanh khớp có xu hướng viêm sưng. Khớp chịu tác động lớn nhất, đau nhức nhất đó là khớp bàn đốt (MCP).
  • Bệnh gout: Bệnh này xảy ra khi cơ thể không thể tự chuyển hóa axit uric đúng cách. Về lâu về dài các phân tử này sẽ dần tích tụ và hình thành các tinh thể bên trong khớp. Từ đó khiến các khớp bị sưng viêm, đau nhức, giảm vận động của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp ngón tay cái, viêm khớp ngón tay trỏ, viêm khớp ngón tay giữa, viêm khớp ngón tay út. Dưới đây sẽ là các nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất, bao gồm:

  • Do tình trạng lão hóa khi tuổi tác ngày càng cao khiến hệ thống xương khớp bị suy yếu, gia tăng nguy cơ viêm thoái hóa khớp ngón tay.
  • Gặp các chấn thương như bong gân, gãy xương, chấn thương khớp ngón tay tác động đến sụn khớp. Điều này sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở ngón tay.
  • Do tình trạng di truyền như dây chằng khớp lỏng, khớp bị biến dạng,...
  • Mắc bệnh nào đó làm thay đổi cấu trúc, chức năng hoạt động bình thường của sụn khớp.
  • Làm những công việc tạo áp lực lên ngón tay như đánh máy, mang vác vật nặng,...

Viêm ở khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân tác độngViêm ở khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân tác động

Ai có nguy cơ cao mắc viêm khớp ngón tay?

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị viêm khớp ngón tay, viêm bao khớp ngón tay. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cụ thể:

  • Nữ giới có tỷ lệ mắc viêm khớp ngón tay cao hơn nam giới.
  • Người bị béo phì.
  • Người đã từng bị bong gân, bị gãy xương ở tay.
  • Người hơn 40 tuổi.
  • Dân văn phòng.
  • Người lao động chân tay.
  • Người đã mắc một số tình trạng có tính di truyền như: dây chằng khớp lỏng, khớp bị biến dạng,..

Những biểu hiện của bệnh viêm khớp ngón tay thường gặp

Bệnh viêm khớp ngón tay sẽ có các biểu hiện thường thấy phổ biến cụ thể như sau:

Đau khớp ngón tay - Triệu chứng viêm khớp ngón tay phổ biến

Đau khớp ngón tay là triệu chứng đầu tiên xuất hiện và thường gặp nhất. Các cơn đau sẽ xuất hiện ở gốc ngón tay khi cầm nắm, chụp đồ vật hoặc khi sử dụng lực các ngón tay. Thời gian đầu cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh cầm nắm một vật nào đó. Khi hoạt động cơn đau sẽ giảm bớt nhưng khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ tăng lên. Nếu tình trạng viêm nặng hơn thì các cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh không hoạt động tay.

Đau nhức là biểu hiện đầu tiên thường thấy nhất khi bị viêm khớpĐau nhức là biểu hiện đầu tiên thường thấy nhất khi bị viêm khớp

Biến dạng ngón tay

Biến dạng ngón tay là tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn và khiến các cơn đau gia tăng. Những khớp ngón tay lúc này sẽ bắt đầu chuyển hướng về một phía, thường là bên ngón út. Hiện tượng này là lệch bên xương trụ, gây đau, gây yếu tay và khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

Sưng khớp liên đốt

Sưng khớp liên đốt là tình trạng những khớp liên đốt gần bị to mặt sau và xuất hiện tình trạng sưng, đau tạo thành những nốt Bouchard. Nếu những khớp liên đốt xa bị sưng to sẽ tạo thành nốt Heberden. Ngoài ra nếu nghiêm trọng hơn biến dạng khớp liên đốt sẽ xảy ra khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.

Các biểu hiện của bệnh viêm khớp ngón tay khác

Ngoài các triệu chứng kể trên thì bệnh viêm khớp ngón tay cũng có một số biểu hiện khác như: sưng, cứng khớp, viêm nóng, đau tại các ngón tay, khớp ở gốc ngón tay to ra hoặc nhìn thấy cục xương,...

Viêm khớp ngón tay có nguy hiểm không?

Nếu không chữa trị bệnh kịp thời, viêm khớp ngón tay sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh có thể sẽ phải đối diện với biến chứng mất khả năng vận động cơ bản như khó cầm nắm, bị cứng khớp, không xoay cổ tay được,...

Biến dạng khớp là tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến vận độngBiến dạng khớp là tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến vận động

Tình trạng teo cơ, biến dạng khớp cũng là biến chứng nguy hiểm nếu viêm khớp ở cổ tay không chữa trị kịp thời. Tình trạng này do khớp tay lâu ngày không hoạt động dẫn đến teo cơ, biến dạng các khớp, thậm chí nhiều trường hợp còn bị liệt khớp. 

Chẩn đoán viêm khớp ngón tay chính xác

Để chẩn đoán viêm khớp ngón tay chính xác bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiểu sử, triệu chứng bệnh và trực tiếp xem những dấu hiệu cụ thể. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định chụp X-quang để nhận diện dấu hiệu của viêm khớp như: gai xương, mòn sụn, mất không gian chung,... Qua hình ảnh chụp X-quang bác sĩ sẽ có hình ảnh xác thực để chẩn đoán bệnh chính xác.

Các cách trị viêm khớp ngón tay hiệu quả nhất

Điều trị viêm khớp đốt ngón tay sẽ có hai hình thức là không can thiệp phẫu thuật đối với trường hợp nhẹ và can thiệp phẫu thuật đối với trường hợp nặng. Cụ thể:

Không can thiệp phẫu thuật - Phương pháp chữa viêm khớp ngón tay giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu của điều trị viêm khớp ngón tay bác sĩ sẽ chỉ định nhiều phương pháp để hỗ trợ phục hồi và giảm các triệu chứng của bệnh. Cụ thể như dùng thuốc uống, dùng thuốc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm Cortisone (thuốc kháng viêm mạnh) vào khớp ngón tay nhằm giảm đau tạm thời. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ tập vật lý trị liệu, đeo băng thun hoặc nẹp ngón tay để giúp giảm đau, ngăn ngừa biến chứng khớp, định vị đúng khớp và giúp khớp nghỉ ngơi nhiều hơn.

Phương pháp phẫu thuật

Nếu tình trạng sưng khớp ngón tay tiến triển nặng và áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật áp dụng phổ biến đó là hàn xương hoặc thay khớp nhân tạo cho những khớp bị viêm. Mỗi trường hợp bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể để giúp bệnh cải thiện phục hồi nhanh chóng.

Chăm sóc người mắc bệnh viêm khớp ngón tay

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra thì việc chăm sóc người bệnh viêm khớp ngón tay cũng cần được chú ý. Cụ thể:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ thống miễn dịch. Bao gồm: bông cải xanh, rau ngót, cải ngọt, cải bẹ xanh,...
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 để cung cấp chất chống viêm cho người bệnh viêm khớp như: cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá hồi,...
  • Ăn nhiều các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, óc chó,.... để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cung cấp chất xơ, canxi,...
  • Tránh ăn các thực phẩm giàu đạm, đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, rượu bia, thuốc lá,...
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối, đường như: dưa muối, cà muối, bánh ngọt,...
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tay được ổn định, không nên mang vác vật nặng.
  • Những người làm việc thường xuyên với máy tính nên tạo thói quen nghỉ ngơi khoảng 5 - 10 phút sau 1 tiếng đánh máy.
  • Tăng cường tập các bài tập thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp như: yoga, bơi lội, đi bộ,...

Bổ sung những thực phẩm tốt cho khớp để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thểBổ sung những thực phẩm tốt cho khớp để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Làm sao để phòng tránh viêm khớp ngón tay?

Để phòng tránh bệnh bạn có thể áp dụng mẹo chữa đau khớp ngón tay cụ thể như sau:

  • Tập luyện vừa sức để giúp xương khớp dẻo dai, giảm bớt tình trạng đau cứng khớp, hỗ trợ lưu thông máu.
  • Không để tay làm việc quá nhiều để tránh bệnh tái phát.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để giảm bớt tình trạng đau cứng khớp.
  • Khi bị cứng khớp ngón tay có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng hoặc dùng gel kháng viêm để cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây tươi và tránh ăn các món nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

Tập yoga là liệu pháp giúp tăng cường sức dẻo dai của xương khớp hiệu quảTập yoga là liệu pháp giúp tăng cường sức dẻo dai của xương khớp hiệu quả

Với bài viết trên sẽ giúp bạn đọc biết rõ về bệnh viêm khớp ngón tay chi tiết nhất. Nếu nhận thấy mình có biểu hiện của bệnh này, bạn hãy đi kiểm tra thăm khám sớm để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác. Điều trị bệnh sớm sẽ là cách để người bệnh giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc hỗ trợ, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 19001806 của bệnh viện đa khoa Phương Đông để được tư vấn chi tiết về bệnh viêm khớp cổ tay cũng như những hướng dẫn điều trị, phòng tránh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

975

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám