Phân biệt 2 căn bệnh về khớp viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Nhật Mai

13-01-2023

goole news
16

Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân là những bệnh do tổn thương ở gân và làm ảnh hưởng đến hoạt bao dịch gân ở các khớp. Có rất nhiều người bệnh nhầm lẫn 2 bệnh lý này với nhau, dẫn đến tình trạng điều trị sai cách. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về những điểm khác biệt của 2 căn bệnh này.

Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân là gì?

Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân đều là các bệnh thường gặp về khớp ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của con người. 2 căn bệnh này có nhiều điểm khác biệt, mọi người cần phải phân biệt để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả. 

Viêm màng hoạt dịch là gì?

Màng hoạt dịch là một lớp màng rất mỏng nối các khớp của đầu gối, hông và cổ tay. Khi màn hoạt dịch thường là phần màng ở đầu gối, bị viêm trở nên đau và sưng tấy thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh viêm màng hoạt dịch. Màng hoạt dịch sẽ chứa dịch khớp, chất dịch được tiết ra bởi các màng và có thể tìm thấy trong các ổ khớp, túi thanh mạc, bao gân. Chất dịch này sẽ được đưa đi phân tích để xác định xem khớp có gặp phải những vấn đề gì không. 

Viêm màng hoạt dịch thường là hậu quả của những lần xuất hiện khớp tái phát mà không được điều trị sớm. Khi mắc bệnh này, viêm màng hoạt dịch sẽ dày lên và sinh thêm nhiều mạch máu, khiến cho lượng máu chảy vào khớp nhiều hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân khớp gối hay khớp cổ tay.

Viêm màng hoạt dịch là tình trạng viêm sưng đau ở phần màn của đầu gối

Viêm màng hoạt dịch là tình trạng viêm sưng đau ở phần màn của đầu gối

Viêm bao gân là gì?

Ở các vị trí khớp của cơ thể đều có các loại mô nối các cơ với xương với nhau được gọi là gân với nhiệm vụ là giúp cơ thể thực hiện các cử động. Nếu như các mô này bị tổn thương thì những cử động của cơ thể sẽ không thể diễn ra một cách bình thường. Bao quanh bên ngoài của gâm có một lớp bảo vệ có nhiệm vụ tiết hoạt dịch để giúp có động trơn tru hơn. Khi gân bị tổn thương, các chức năng này sẽ có vấn đề dẫn đến tình trạng viêm bao gân.

Phân biệt viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân khác nhau như thế nào?

Để biết được những điểm khác biệt của 2 căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị của bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân.

Nguyên nhân viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân là gì?

Tình trạng viêm hoạt dịch và viêm bao gân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc tìm ra nguyên nhân bệnh là điều rất cần thiết để quá trình khám và chữa trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Viêm màng hoạt dịch Viêm bao gân
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến một người bình thường bị viêm hoạt dịch là sử dụng khớp quá mức. Ngoài ra, cũng có thể do do một phần của bệnh khớp, bệnh lao, chấn thương hoặc bệnh gút. Đôi khi, người bệnh có thể bị tổn thương nhỏ nhưng không nghiêm trọng ở thời điểm đó những chất dịch vẫn tiết ra phản ứng sẽ gây viêm tại vị trí bị chấn thương. Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bao gân là do ảnh hưởng của chấn thương hoặc các bệnh lý tự miễn. Hoặc do bệnh nhân vận động quá mạnh ở các khớp, cơ gây bong gân, một số nhiễm trùng ở gân.

Hoạt động khớp quá nhiều gây nên viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Hoạt động khớp quá nhiều gây nên viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Cả 2 bệnh lý này đều có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào nguyên nhân thì có thể nhận thấy, một số trường hợp dưới đây là có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân hơn cả:

  • Những người lớn tuổi khoảng 50 trở lên.
  • Người bị các bệnh về khớp tự miễn, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng của bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Để phân biệt được bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân, chúng ta không nên bỏ qua những dấu hiệu nhận biết như sau:

Viêm màng hoạt dịch Viêm bao gân

- Các triệu chứng của bệnh viêm màng hoạt dịch thường sẽ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sẽ thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác. Cơn đau của bệnh thường sẽ nặng hơn so với kết quả kiểm tra mức độ của khớp.

- Trên thực tế, có những lúc khớp bị đau nhưng không sưng hoặc thậm chí triệu chứng đau rất mơ hồ, triệu chứng này được gọi là chứng đa khớp.

- Tình trạng viêm sẽ làm cho vùng xung quanh khớp sưng lên, tấy đỏ và cảm thấy hơi nóng khi chạm vào. Ngoài ra, khớp còn có thể bị cứng, đau và thi thoảng có cảm giác khi bạn di chuyển.

Triệu chứng điển hình của bệnh lý là đau nhức kèm theo tình trạng sưng ở vùng bị viêm và khiến bệnh nhân rất khó vận động. Ở mỗi vị trí bao gân sẽ có những triệu chứng cụ thể khác nhau.

Phương pháp chẩn đoán viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Phương pháp chẩn đoán viêm bao gân có phần đơn giản so với viêm màng hoạt dịch. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán viêm bao gân

Để phát hiện viêm bao gân, bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra khu vực mà bệnh nhân cảm thấy đâu hay nghi ngờ bị viêm. Để có thể chắc chắn với kết quả chẩn đoán và loại trừ nguyên nhân viêm khớp các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiền hành thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm hoặc chụp MRI.

Chẩn đoán viêm màng hoạt dịch 

Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng ở các khớp như đỏ, nóng, sưng để chẩn đoán bệnh. Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng tay để ấn trực tiếp vào các khớp để kiểm tra xem dịch nhầy có đang tích tụ hay gia tăng quá mức hay không. Sau khi hoàn thành 2 bước thăm khám thủ công, bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán như sau:

Xét nghiệm dịch khớp

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ là một cây kim mỏng để rút một lượng nhỏ chất lỏng ở khớp nghi ngờ bị viêm để làm xét nghiệm. Dựa vào chất lượng về độ nhớt và màu sắc, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng và mức độ viêm bao hoạt dịch. Thông thường, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ trước khi thực hiện khi hút dịch khớp. Xét nghiệm này chỉ mất khoảng 30 phút là đã hoàn thành thủ tục.

Phân tích hình ảnh

Chụp X-quang, chụp CT hay cộng hưởng từ MRI cũng được chỉ định thực hiện việc chuẩn đoán bệnh viêm màng hoạt dịch nhằm xác định được nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau là do bị viêm hay tổn thương ở xương và các phần mềm như gân và dây chằng.

Chụp MRI để chẩn đoán bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân 

Chụp MRI để chẩn đoán bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân 

Phương pháp điều trị bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân

Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân là 2 căn bệnh khác nhau nên cũng có cách điều trị có nhiều nét riêng biệt. Dưới đây là các cách điều trị 2 bệnh lý cơ bản.

Điều trị bệnh viêm bao gân 

Điều trị viêm bao gân với mục đích giảm đau và viêm bằng phương pháp kết hợp nghỉ ngơi để gân và cơ mau chóng được hồi phục. Một số phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao đó là: 

  • Cố định gân ở vị trí viêm bằng nẹp hoặc bó bột để giữ cho gân ổn định và dần hồi phục.
  • Có thể sử dụng khăn ấm hoặc mát để chườm lên khu vực bị viêm để giảm tình trạng đau.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng viêm không steroid hoặc tiêm corticosteroid.
  • Thực hiện phẫu thuật nếu tình trạng nhiễm trùng ở bao gân cổ tay.
  • Nếu nguyên nhân gây nên viêm bao gân cổ tay đến từ các bệnh lý khác thì nên điều trị chung cả hai bệnh.
  • Sau khi gân lành, người bệnh cần thực hiện một số bài tập vận động để tăng sức mạnh của gân, cơ để hạn chế tái phát.

Cố định vị trí viêm bằng nẹp hoặc bó bột khi bị viêm bao gân

Cố định vị trí viêm bằng nẹp hoặc bó bột khi bị viêm bao gân

Điều trị bệnh viêm màng hoạt dịch như thế nào?

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh viêm màng hoạt dịch là giảm đi các triệu chứng và giúp bảo tồn khớp, làm suy yếu hoạt động của các yếu tố gây nên viêm trọng tâm. Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển và phạm vi ảnh hưởng của bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ phù hợp trên các chỉ định cụ thể, đó là:

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị viêm màng  hoạt dịch phổ biến nhất là dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng đau nhức, khó chịu nhờ uống hoặc tiêm các loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo việc kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Bởi vì thuốc giảm đau sẽ có tác dụng xấu đến dạ dày, thận, có thể làm tổn hại sự khớp khi sử dụng liều lượng cao kéo dài.

Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến 

Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến 

Vật lý trị liệu 

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện được chức năng về khớp và tăng cường độ chắc khỏe cho cơ bắp, hỗ trợ giảm cơn đau, giảm viêm màng hoạt dịch rất tốt. Tuy nhiên, khi tập luyện, bạn cần nhớ giữ nhịp độ đúng như chương trình bác sĩ đã hướng dẫn. Không nên tập luyện quá mức hoặc thay đổi bài tập khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì điều này có thể sẽ làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Chọc hút dịch nhờn

Nếu bao hoạt dịch bị viêm và có xu hướng nhiễm trùng hoặc hạn chế việc cử động khớp, bác sĩ có thể tiến hành chọc hút để đưa phần dịch bị hư ra bên ngoài, chọc hút dịch nhiều lần có thể gây nên tổn thương phần mềm quan khu vực khớp nên sẽ được bác sĩ ngưng chỉ định dù tình trạng viêm chưa được thuyên giảm.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu như bệnh viêm màng hoạt dịch có chuyển biến nặng hoặc cơ thể bệnh nhân không đáp ứng được các phương pháp điều trị bảo tồn. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ phần bao hoạt dịch đã bị hư. Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng công nghệ nội soi nên vết thương sẽ được hồi phục nhanh chóng hơn.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị khi tình trạng viêm màng hoạt dịch nặng

Phẫu thuật là phương pháp điều trị khi tình trạng viêm màng hoạt dịch nặng

Phòng ngừa bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân như thế nào?

Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân có thể dễ dàng phòng ngừa bằng những hoạt động nhỏ về thói quen ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế tạo áp lực lớn lên các khớp, tập thể dục thích hợp để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.
  • Thực hiện các bài tập khởi động trước khi tham gia vào các hoạt động thể chất. Nên sử dụng các đồ bảo hộ đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân khi chơi thể thao.
  • Không nên giữ một tư thế quá lâu, nên đi lại thật nhẹ nhàng để khớp được thư giãn. Điều này sẽ tránh được những áp lực lên các khớp.
  • Nếu làm những công việc bắt buộc phải cử động lặp đi lặp lại nhiều, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ để tránh gây áp lực lên các khớp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh và hạn chế những thực phẩm có nhiều đường hay dầu mỡ.
  • Nên giữ vóc dáng cân đối, tránh thừa cân để giảm áp lực lên khớp.
  • Trao đổi ngay với bác sĩ khi phát hiện tình trạng xương khớp đột nhiên bị đau nhức.

Hãy giữ gìn vóc dáng cân đối để giảm áp lực lên khớp

Hãy giữ gìn vóc dáng cân đối để giảm áp lực lên khớp

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân được liệt kê ở trên, đừng chủ quan hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế uy tín tại Hà Nội luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi người. 

Với những bệnh về khớp như viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân, bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán chính xác để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng cơ thể. Bạn sẽ được bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho mình, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Trên đây là một số cách để phân biệt về nguyên nhân, triệu chứng cùng phương pháp điều trị của 2 căn bệnh viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân. Nếu nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của tình trạng này, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để nhận được những lời tư vấn hữu ích từ đội ngũ nhân viên y tế của chúng tôi.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,509

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám