Viêm màng hoạt dịch là gì? Có chữa trị được không?

Doan Nguyen

15-03-2023

goole news
16

Viêm màng hoạt dịch là bệnh xảy ra khi các bao hoạt dịch tại bị viêm và dẫn đến những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Chính vì vậy, khi phát hiện bản thân mắc bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng về sau.

Tổng quan về viêm màng hoạt dịch 

Màng hoạt dịch hay còn gọi là bao hoạt dịch là một màng mỏng nhỏ nối các khớp của đầu gối, hông, cổ tay, vai, cổ chân. Khi màng hoạt dịch này bị viêm, đau, sưng tấy thì bạn đã bị viêm màng hoạt dịch

Bao hoạt dịch có chức năng như lớp đệm giữa xương và những bộ phận xung quanh khác như cơ bắp, gân và da giúp cho hoạt động dễ dàng, linh hoạt hơn.Hoạt dịch còn có tác dụng như chất bôi trơn hệ thống xương khớp và nuôi dưỡng những sụn khớp của cơ thể. Ngoài ra, chất nhầy này có vai trò chống nhiễm khuẩn. 

Viêm màng bao hoạt dịch khớp là triệu chứng viêm, sưng, đỏ của túi chứa dịch lỏng trong các khớp gây ra những cơn đau làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có xu hướng tái phát dù đã điều trị khỏi. 

Viêm màng hoạt dịch khớp ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Viêm màng hoạt dịch khớp ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Bệnh viêm bao hoạt dịch là một trong những bệnh lý về xương khớp mà nhiều người gặp phải và để lại nhiều biến chứng khôn lường.

Trường hợp nhẹ thì sẽ gặp các hiện tượng như đau nhức, ê buốt, thoái hóa khớp, viêm khớp, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch... 

Trong trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến các biến chứng như teo cơ, bại liệt, thậm chí là tàn tật suốt đời.

Nguyên nhân dẫn đến viêm màng hoạt dịch

Các khớp ở đầu gối, khủy tay thường có túi hoạt dịch nằm dưới da nên nếu bị chấn thương thì rất có thể khiến túi hoạt dịch bị nhiễm trùng và bị viêm nhiễm. Màng hoạt dịch bị viêm nhiễm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng những tác nhân gây ảnh hưởng rõ rệt nhất phải kể đến là:

Triệu chứng viêm khớp tự miễn

Theo một vài chuyên gia, khi hệ miễn dịch của bạn bị rối loạn, cơ thể sẽ tự nhận định cấu trúc bao hoạt dịch là cấu trúc của các màng vi khuẩn hoặc những protein có cấu trúc lạ nên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây viêm (TNF-α, interleukin 1, interferon gamma...) và những tự kháng thể xâm nhập màng hoạt dịch bắt đầu quá trình viêm nhiễm làm giảm chất lượng dịch khớp.

Đó là cơ chế phát sinh bệnh viêm khớp tự miễn, phổ biến là triệu chứng viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến… Trong số đó, viêm bao hoạt dịch là triệu chứng nghiêm trọng nhất của nhóm bệnh viêm khớp tự miễn này, vì màng hoạt dịch là nơi đầu tiên phải hứng chịu những hậu quả từ sự rối loạn của hệ miễn dịch. 

Chấn thương khớp

Tổn thương ở phần nào nằm trong cấu trúc khớp đều có khả năng ảnh hưởng đến bao hoạt dịch. Thông thường,viêm túi hoạt dịch là hậu quả của các chấn thương ở khớp như rách sụn khớp, bong gân, rách dây chằng…

Các chấn thương ở khớp làm tăng nguy cơ viêm màng hoạt dịch
Các chấn thương ở khớp làm tăng nguy cơ viêm màng hoạt dịch 

Viêm màng hoạt dịch gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe của xương khớp. Từ màng hoạt dịch, các nhân tố gây viêm sẽ xâm nhập vào sụn khớp, để lại những di chứng nặng nề cho khớp. Vì vậy, chúng ta cần có các cách kiểm soát hiệu quả không cho quá trình viêm nhiễm bùng phát để bảo vệ vùng khớp của chúng ta.

Những triệu chứng của bệnh viêm màng hoạt dịch

Biểu hiện khi màng hoạt dịch khớp bị viêm là bệnh nhân có cảm giác đau nhức trong các khớp bị viêm túi hoạt dịch thường là khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân. Các khớp sẽ bị sưng đỏ, bầm tím hoặc phát ban tại vùng bị viêm. Khi chạm mạnh vào khớp bị viêm thấy rất đau hoặc thậm chí di chuyển nhẹ cũng có thể đau nhiều.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và có thể đổi sang vị trí khác, dù nguyên nhân gây bệnh là do dùng khớp quá mức và lặp lại thường xuyên.

Cơn đau thường có xu hướng nặng hơn so với các kết quả kiểm tra mức độ triệu chứng của khớp. Thực tế, sẽ có lúc khớp bị đau nhưng không sưng hay đau rất mơ hồ được gọi là “chứng đau khớp”.

Viêm màng hoạt dịch ngón chân cái làm cho những vùng xung quanh khớp bị sưng lên, vì vậy có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt với các bệnh lý khác ở khớp. Bệnh lý này có thể làm khớp sưng phồng lên cùng với triệu chứng tấy đỏ và cảm thấy nóng khi chạm vào. Bên cạnh đó, khớp sẽ bị cứng, đau và đôi khi có cảm giác bị giật khi di chuyển hay tạo áp lực lên nó.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng hoạt dịch khớp

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh viêm bao hoạt dịch, nhưng dựa vào  những nguyên nhân thì có thể nhận thấy một vài trường hợp có nguy cơ cao dưới đây: 

  • Người có tiền sử bệnh khớp tự miễn, gout, tiểu đường, đặc biệt là triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
  • Người cao tuổi, xương khớp bị lão hóa mất độ chắc khỏe (từ 50 tuổi trở lên)
  • Những người làm những nghề bắt buộc hay có sở thích mà phải hoạt động mạnh thường xuyên một khớp khiến khớp đó phải chịu nhiều áp lực dẫn đến bao hoạt dịch trở nên tổn thương và gây ra viêm túi hoạt dịch.

Người lớn tuổi có khả năng cao bị viêm nhiễm vùng khớp
Người lớn tuổi có khả năng cao bị viêm nhiễm vùng khớp

Những biến chứng của bệnh viêm màng hoạt dịch

Viêm hoạt dịch nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Trong trường hợp trì hoãn việc điều trị có thể khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng, có khả năng đối mặt với các biến chứng như:

  • Yếu cơ: Khớp bị cứng và cảm giác đau nhức do sự tăng lên liên tục không ngừng của dịch khớp khiến các hoạt động của người bệnh bị hạn chế. Khi không vận động trong thời gian dài sẽ làm các bó cơ bị yếu mềm, nghiêm trọng hơn là bị teo cơ vĩnh viễn.
  • Bại liệt hoặc tàn phế: Khi dịch khớp tăng lên một cách không kiểm soát lâu dài sẽ gây tràn dịch khớp làm yếu khớp,và phá hủy cấu trúc ban đầu của khớp. Trường hợp đặc biệt là khớp gối, nếu xảy ra viêm túi hoạt dịch mà không được chữa trị sớm, người bệnh có nguy cơ bại liệt rất cao.
  • Có khả năng mắc những bệnh xương khớp khác: Tình trạng này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khác như: u nang màng hoạt dịch, thấp, khớp, thoái hóa khớp,...

Biện pháp chẩn đoán viêm bao hoạt dịch

Những biện pháp chẩn đoán bệnh viêm màng hoạt dịch bao gồm: 

  • Khám lâm sàng: Dựa trên các tình trạng như nóng, sưng và đỏ ở khớp.
  • Phân tích, kiểm tra dịch khớp: Bác sĩ sẽ lấy một lượng dịch nhầy quanh khớp bị viêm mang đi xét nghiệm.
  • Nghiệm pháp chẩn đoán ấn xương bánh chè: Đây là một  nghiệm pháp đơn giản để xác định bệnh nhân có bị từ dịch khớp gối hay không. Bác sĩ dùng tay ấn từ từ lên vùng gối từ trên xuống đến vị trí xương bánh chè để ép lượng dịch thừa từ các khoang trong gối.
  • Tiến hành chụp X-quang, MRI hoặc siêu âm: Bác sĩ chỉ định thực hiện các phương pháp này nhằm chẩn đoán một cách chính xác, phân biệt với những bệnh lý về xương khớp khác.

Cần gặp bác sĩ ngay khi phát hiện vùng khớp bị viêm
Cần gặp bác sĩ ngay khi phát hiện vùng khớp bị viêm

Phương pháp điều trị bệnh viêm màng hoạt dịch

Bệnh thường sẽ được điều trị bằng những loại thuốc kháng viêm: aspirin, ibuprofen hoặc corticosteroid. Phương pháp chườm đá cũng một phần giúp làm giảm sưng các khớp bị viêm. Rút chất dịch nhờn xung quanh đầu gối có thể khiến bệnh nhân đỡ khó chịu hơn. Các trường hợp nặng hơn cần phải tiêm cortisone hay phẫu thuật để tiến hành loại bỏ các mô bị viêm.

Nếu bạn bị tổn thương nghiêm trọng đặc biệt là vùng đầu gối thì phẫu thuật thay khớp là điều cần thiết nhất. Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố gây ra viêm màng hoạt dịch ở vị trí đầu tiên và độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh.

Đối với tình trạng viêm bao hoạt dịch ở vùng hông, người bệnh nên được bác sĩ kiểm tra và theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình điều trị và tái khám sau sáu tháng để đảm bảo không có vấn đề gì phát sinh khác nữa.

Một tình trạng khác của viêm túi hoạt dịch là viêm túi hoạt dịch cận lâm sàng. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức và cứng khớp vào buổi sáng nhưng không thể phân biệt được bệnh liền vì các biểu hiện điển hình chưa xuất hiện. Vì thế, người bệnh có thể chỉ bị đau mà không có dấu hiệu sưng hay nóng ở vùng viêm khớp.

Triệu chứng viêm màng hoạt dịch cận lâm sàng được phát hiện trên MRI (chụp cộng hưởng từ), tuy nhiên có thể không thấy được thông qua phim chụp X-quang. Bệnh lý này thường là hậu quả của tình trạng viêm khớp dạng thấp và xuất hiện sớm hơn các loại viêm khớp khác.

Tiến hành biện pháp MRI giúp phát hiện bệnh sớm
Tiến hành biện pháp MRI giúp phát hiện bệnh sớm

Các biểu hiện của viêm màng hoạt dịch cận lâm sàng có khả năng xuất hiện khi bệnh viêm khớp dạng thấp đã gần giảm. Dù viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay dạng thấp có không gây ra những cảm giác khó chịu cho bệnh nhân thì dần dần họ vẫn có thể bị đau hoặc sưng khớp. Các phương pháp điều trị cơ bản là dùng thuốc kháng viêm và chườm đá giúp làm giảm cơn đau.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm màng hoạt dịch khớp

Việc phòng ngừa là một quá trình khó khăn bởi vì sẽ rất khó để có thể kiểm soát hoàn toàn các yếu tố gây viêm nhiễm vùng khớp. Tuy nhiên có thể áp dụng những điều dưới đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

  • Nên đi lại nhẹ nhàng, thư giãn khớp sau mỗi 20 phút , không nên giữ một tư thế trong thời gian dài.
  • Tập thể dục với cường độ phù hợp để tăng sự dẻo dai cho khớp mỗi ngày.
  • Nếu làm những công việc yêu cầu các cử động lặp đi lặp lại, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa giờ để tránh gây áp lực quá nhiều lên khớp.
  • Khi chơi thể thao nên sử dụng đồ bảo hộ đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, mắt cá chân…
  • Ăn uống với thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường dung nạp rau củ quả và hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường, dầu mỡ và purine.
  • Giữ cho bản thân vóc dáng cân đối (không quá thừa cân) để giảm thiểu tối đa áp lực cho khớp.
  • Trao đổi với bác sĩ khi phát hiện xương khớp đột nhiên bị đau nhức.

Luôn duy trì việc vận động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe
Luôn duy trì việc vận động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

Viêm màng hoạt dịch là một bệnh lý phổ biến tuy nhiên nó để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Nếu phát hiện bản thân có những biểu hiện của viêm màng bao hoạt dịch khớp hãy đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn và tâm huyết, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,069

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám