Viêm môi dị ứng – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Thu Hiền

30-10-2023

goole news
16

Viêm môi dị ứng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm môi như dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, thói quen sinh hoạt. Triệu chứng nổi bật của viêm môi là ngứa viền môi, mọc mụn li ti, tróc vảy môi,... Cùng Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu cách điều trị tình trạng viêm môi dị ứng qua bài viết sau đây.

Viêm môi dị ứng là gì?

Viêm môi dị ứng là tình trạng thường gặp ở nhiều người, không phân biệt độ tuổi,  giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn so với đàn ông do cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu.

Viêm môi dị ứng là tình trạng thường gặp ở nhiều ngườiViêm môi dị ứng là tình trạng thường gặp ở nhiều người

Viêm môi dị ứng là gì?

Viêm môi dị ứng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc môi do phản ứng dị ứng với các chất gây kích ứng, thường là bụi, phấn hoa, mỹ phẩm, thức ăn hoặc các chất gây dị ứng khác. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ tạo ra một lượng lớn histamin vào máu. Sự phản ứng này khiến môi bị tê rát, sưng ngứa, gây nứt nẻ, bong tróc và chảy máu.

Người mắc viêm môi dị ứng thường trải qua các triệu chứng như sưng, đỏ, ngứa, có thể xuất hiện mụn nước hoặc vảy ở môi. Các triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Viêm môi dị ứng có nguy hiểm không?

Thông thường viêm môi không gây nguy hiểm. Đây chỉ là tình trạng dị ứng tạm thời sẽ nhanh chóng khỏi hẳn khi người bệnh ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp có thể sốc phản vệ, thậm chí tử vong nếu phản ứng dị ứng nặng. 

Sau khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng trong vòng vài giây hoặc vài phút sốc phản vệ có thể xảy ra. Ví dụ như dị ứng đậu phộng hoặc vết ong đốt. Các dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ bao gồm:

  • Sưng môi, mặt, lưỡi
  • Hạ huyết áp
  • Nghẹn họng, khó thở
  • Khó thở
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa, bụng khó chịu
  • Co giật

Những nguyên nhân gây viêm môi dị ứng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm môi dị ứng. Những nguyên nhân hàng đầu bao gồm: dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, thuốc, thói quen sinh hoạt không đúng,… Cụ thể như sau:

Viêm môi dị ứng là tình trạng thường gặp ở nhiều ngườiCó nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm môi dị ứng

Dị ứng thời tiết

Tình trạng viêm môi dị ứng có thể xảy ra vào bất thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào thời điểm giao mùa, da môi sẽ dễ bị tổn thương, dị ứng nhiều hơn các mùa khác. Triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này là sưng môi và nổi mẩn ngứa. Vào những ngày hanh khô môi dễ bị nứt nẻ, bong tróc, khô môi, chảy máu. Kèm theo thói quen liếm môi của nhiều người khiến tình trạng khô môi nặng hơn, gây viêm môi. 

Dị ứng thuốc

Một số người bị dị ứng viêm môi do ảnh hưởng từ bệnh lý khác. Ví dụ như: lupus ban đỏ, lichen, dày sừng actinic,… Bên cạnh đó, một số loại thuốc chứa các thành phần cũng gây ra tình trạng khô và dị ứng môi nếu người dùng không thận trọng.

Thói quen sinh hoạt không đúng

Người uống không đủ nước hay thức khuya có thói quen liếm môi thường gặp tình trạng dị ứng môi cao hơn người khác. Da môi cần đủ lượng nước, độ ẩm để duy trì trạng thái cân bằng. 

Dị ứng mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm là nguyên nhân phổ biến khiến nhất khiến môi bị viêm và dị ứng ở nữ giới. Việc sử dụng son môi nhiễm chì, chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại phá vỡ lớp bảo vệ tự nhiên và bào mòn da môi. Điều này khiến niêm mạc môi bị tổn thương, gây dị ứng môi. 

Một số nguyên nhân khác

Viêm môi dị ứng có thể do một số nguyên nhân khác như: 

  • Ánh sáng: Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời gây tổn thương lớp mô bên ngoài môi. Việc hút thuốc, sử dụng trầu cũng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm môi do ánh sáng.
  • Viêm da tiếp xúc: Tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng như kem đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng, các chất tạo màu, mùi trong thực phẩm gây dị ứng môi.
  • Nhiễm trùng: Do nhiễm virus (HPV, HSV, varicella zoster virus), ký sinh trùng leishmania, vi khuẩn vùng răng miệng (săng giang mai, liên cầu, tụ cầu vàng) hoặc nhiễm nấm (candida) gây dị ứng. 
  • Bệnh lý toàn thân ở da: Bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm da cơ địa như chàm, vẩy cá, vẩy nến,… có nguy cơ mắc bệnh viêm môi cao.

Yếu tố rủi ro tăng tỷ lệ mắc viêm môi dị ứng

Viêm môi dị ứng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn thường bị nhiều hơn trẻ em. Các yếu tố rủi ro làm tăng khả năng mắc môi dị ứng bao gồm: 

Viêm môi dị ứng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giớiViêm môi dị ứng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới

  • Mỹ phẩm là nguồn dị ứng phổ biến nhất ở phụ nữ, ở nam giới là kem đánh răng.
  • Thuốc là nguồn gốc của các phản ứng viêm môi ở người cao tuổi.
  • Dụng cụ nha khoa, các sản phẩm vệ sinh răng miệng là tác nhân gây viêm môi ở mọi độ tuổi.
  • Dị ứng với thực phẩm chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em.
  • Các nhóm chất gây dị ứng phổ biến gây viêm môi tiếp xúc bao gồm: Kim loại như niken, hương liệu, chất bảo quản.

Dấu hiệu khi bị viêm môi dị ứng

Các dấu hiệu của viêm môi dị ứng khá rõ ràng, dễ nhận biết. Dấu hiệu đầu tiên là tình trạng ngứa rát ở viền môi. Thông thường môi dưới sẽ tổn thương trước, sau đó sưng tấy lên. Qua khoảng 1- 2 ngày môi có tình trạng mọc các mụn nhỏ li ti. 

Một số trường hợp khác không bị sưng hay ngứa nhưng môi lại bị khô căng, nứt nẻ, đóng vảy trên môi, môi bong tróc thành từng mảng. Người bệnh thường dùng tay bóc lớp da môi bong tróc hoặc liếm khiến tình trạng viêm nặng hơn. 

Thông thường sau khoảng 7- 10 ngày các triệu chứng trên sẽ bớt dần, khi người bệnh dừng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Sau dị ứng môi sẽ thâm, mất thẩm mỹ cần thời gian để trở lại bình thường. Nếu vô tình tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng môi sẽ dễ viêm hơn, các triệu chứng nặng hơn, thời gian phục hồi lâu hơn so với lần đầu. 

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám ngay nhé.

Cách chẩn đoán viêm môi dị ứng

Chẩn đoán viêm môi dị ứng thường được thực hiện dựa trên triệu chứng của bệnh nhân, lịch sử dị ứng, kiểm tra của bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng. Dưới đây là các bước chẩn đoán thông thường:

  • Tiếp xúc ban đầu và lịch sử bệnh: Bác sĩ thảo luận về các triệu chứng, lịch sử bệnh sử dị ứng và các nguyên nhân tiềm năng khác có thể gây ra viêm môi dị ứng. Người bệnh cần cung cấp thông tin chi tiết về các loại thức ăn, môi trường, sản phẩm làm đẹp hoặc thuốc đã tiếp xúc.
  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng bằng cách quan sát vùng môi để xác định các triệu chứng viêm nhiễm, như sưng, đỏ, mụn nước, hoặc vảy da.
  • Kiểm tra dị ứng da: Kiểm tra dị ứng da (skin prick test) có thể được thực hiện để xác định các chất gây dị ứng cụ thể gây viêm môi. Trong kiểm tra này, một số chất gây dị ứng phổ biến, chẳng hạn như phấn hoa, thức ăn, hoặc dược phẩm, sẽ được áp dụng lên da và sau đó bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng dị ứng.

Để những chất nào sẽ làm người bệnh phát sinh phản ứng dị ứng bác sĩ thường thực hiện Patch test. Bác sĩ sẽ bôi một lượng nhỏ chất có thể gây dị ứng lên da, sau đó đắp lại bằng miếng dán. Sau 48 giờ miếng dán sẽ được gỡ bỏ và kiểm tra phản ứng trên da.

Vì có rất nhiều chất gây dị ứng tiềm ẩn nên xét nghiệm bằng patch test lần đầu tiên có khả năng cao không thành công. Để đưa ra kết quả chuẩn xác, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh xét nghiệm nhiều lần. Người bệnh nên đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa từ 4– 7 ngày sau lần khám đầu tiên để các bác sĩ kiểm tra lại.

Chữa trị viêm môi dị ứng ra sao?

Tùy vào nhân tố gây dị ứng mà phương pháp điều trị sẽ có thể khác nhau. Ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng, đồng thời tránh xa chất kích thích gây ra phản ứng là ưu tiên số một khi điều trị viêm môi dị ứng. Nếu các triệu chứng viêm môi tiếp xúc không giảm hoặc ngày càng nặng thêm người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hợp lý. 

Các biện pháp chữa trị viêm môi dị ứng tại nhàCác biện pháp chữa trị viêm môi dị ứng tại nhà

Các biện pháp chữa trị viêm môi dị ứng tại nhà

Các biện pháp chữa trị viêm môi dị ứng tại nhà bao gồm:

  • Dưỡng ẩm môi: Dưỡng ẩm đủ cho môi điều trị khô môi, ngứa hoặc bong tróc môi. Bên cạnh đó lớp kem dưỡng ẩm còn tạo màng bảo vệ môi khỏi khói bụi, tia UV. Nên lựa chọn các dòng kem dưỡng ẩm môi đến từ các thương hiệu tên tuổi, thành phần lành tính, không hương liệu.  
  • Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ (TCIs): Điều hòa miễn dịch giúp thay đổi hệ thống miễn dịch giảm viêm và ngứa da. 
  • Corticosteroid bôi tại chỗ: Thuốc steroid bôi trực tiếp lên da giúp giảm viêm và kích ứng như thuốc mỡ, sữa dưỡng, kem dưỡng, gel giúp giảm mức độ sưng tấy, nứt nẻ hồi phục môi. 
  • Điều trị không dùng thuốc: Uống đủ nước; không cắn, sờ, chạm vào hoặc liếm môi; tránh các vật dụng làm bằng kim loại trên môi, như khuyên môi, vỏ son; chườm lạnh để giảm ngứa; tránh gãi môi, bóc vảy trên môi; tránh sử dụng son, mỹ phẩm khi môi bị dị ứng.

Khi môi giảm hoặc hết dị ứng

  • Dùng khẩu trang khi đi ra đường giúp ngăn ngừa khói bụi, các tác nhân gây dị ứng môi
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin A, C, E có tác dụng dưỡng môi như chanh, ổi, bưởi, cam, chuối, thơm, dưa lưới…
  • Sử dụng các loại sữa rửa mặt êm dịu da 
  • Bôi dưỡng môi thường xuyên, ngăn không cho môi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, dưỡng ẩm môi

Phòng tránh viêm môi dị ứng

Để phòng ngừa viêm môi dị ứng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng

Nếu bạn biết rõ chất gây kích ứng gây viêm môi dị ứng, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chúng. Ví dụ, nếu bạn biết rằng bạn dị ứng với một loại thức ăn cụ thể, hãy hạn chế hoặc không ăn thức ăn ấy. 

Sử dụng thuốc dị ứng

Các trường hợp biết mình có nguy cơ mắc viêm môi dị ứng cao nên thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc dị ứng như antihistamines hoặc các loại kem chống dị ứng. Các loại thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng và ngăn chúng xuất hiện trên môi.

Phòng tránh viêm môi dị ứngPhòng tránh viêm môi dị ứng

Chăm sóc và bảo vệ môi

Trong môi trường có nhiều chất gây kích ứng, như làm việc ngoài trời hay môi trường khói bụi, hóa chất bạn cần bảo vệ môi bằng cách đeo khẩu trang hoặc thoa son dưỡng. Cách này giúp tạo màng bảo vệ môi khỏi các tác nhân gây dị ứng.

Giữ ẩm môi

Sử dụng dưỡng môi để giữ cho đôi môi luôn ẩm tránh tình trạng môi khô. Môi khô có thể dễ dàng bị tổn thương và trở nên dị ứng hơn. Nên ưu tiên các loại dưỡng môi có khả năng chống nắng tăng hiệu quả bảo vệ môi. Ngoài ra có thể dùng các loại mặt nạ dưỡng môi từ thiên nhiên, tẩy da chết đều đặn cho da môi. 

Lời kết

Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông vừa chia sẻ thông tin liên quan đến tình trạng viêm môi dị ứng đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Viêm môi dị ứng có thể tự khỏi sau 5- 7 ngày nếu bệnh nhân không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Để phòng ngừa viêm môi bạn nên chăm sóc, bảo vệ môi, sử dụng son dưỡng, tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,317

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám