Viêm phế quản khó thở: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nguyễn Phương Thảo

25-10-2024

goole news
16

Viêm phế quản khó thở là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh viêm phế quản khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc thở. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu viêm phế quản khó thở về đêm và phương pháp điều trị nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những vấn đề này một cách chi tiết.

Nguyên nhân gây nên viêm phế quản khó thở

Viêm phế quản khó thở là tình trạng khi đường phế quản (những ống dẫn khí vào phổi) bị viêm và hẹp lại, gây ra cảm giác khó khăn trong việc thở. 

Virus là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản

Virus là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị viêm phế quản khó thở có thể bắt nguồn từ: 

  • Virus (chiếm 60-70% tỷ lệ mắc bệnh): Myxovirus, rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus, virus herpes, virus đại thực bào đường hô hấp,...
  • Vi khuẩn: Haemophilus influenzae, tụ cầu, phế cầu, liên cầu, E.coli,... 
  • Hệ miễn dịch kém khiến cho những đối tượng là trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết. 
  • Hút thuốc lá, tiếp xúc chủ động hoặc bị động với khói thuốc. 
  • Ô nhiễm không khí. 
  • Lông của động vật, phấn hoa, bụi bẩn,...

Biểu hiện khi bị viêm phế quản khó thở 

Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính, và khó thở thường xảy ra khi tình trạng viêm làm tăng lượng đờm hoặc gây co thắt các cơ quanh phế quản.

Viêm phế quản cấp tính 

Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó chưa từng bị. Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này thường khá giống với cảm cúm là: 

  • Sốt nhẹ, đau đầu.  
  • Đau rát họng, nhức mỏi toàn thân.
  • Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, và ho có đờm  

Viêm phế quản mãn tính 

Khi bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này cụ thể là: 

  • Thở khò khè, tiếng thở rít giống như bị hen suyễn. 
  • Ho dai dẳng kéo dài 
  • Tức ngực, mệt mỏi 
  • Tái phát các đợt viêm phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp

Chẩn đoán tình trạng viêm phế quản khó thở

X-quang là một trong những cách chẩn đoán tình trạng bệnh

X-quang là một trong những cách chẩn đoán tình trạng bệnh

Khi người bệnh nhận thấy bản thân có những dấu hiệu khó thở, thì ngay lập tức nên đi khám kiểm tra chính xác nguyên nhân. Bằng việc kiểm tra tiếng phổi thở của bệnh nhân qua ống nghe, kết hợp cùng chụp X - quang, xét nghiệm đờm, kiểm tra chức năng phổi, bác sĩ sẽ nhận biết được các dấu hiệu bất thường, phân biệt được rõ ràng bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng. 

Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm phế quản khó thở 

Viêm phế quản khó thở có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách. Dưới đây là những biến chứng thường gặp:

  • Viêm phổi: Đây chính là biến chứng phổ biến của bệnh viêm phế quản. Khi nhiễm trùng lan từ phế quản đến các phế nang (túi khí nhỏ trong phổi), sẽ gây viêm và làm giảm khả năng trao đổi khí. Triệu chứng bao gồm sốt cao, đau ngực, khó thở nghiêm trọng hơn, ho   có đờm đặc hoặc có máu.
  • Suy hô hấp: Tức là phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể hoặc không loại bỏ đủ carbon dioxide. Triệu chứng bao gồm thở nhanh, thở nông, tím tái môi và đầu ngón tay, mệt mỏi cực độ và lú lẫn.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Khi không được điều trị, tình trạng viêm lâu dài dẫn đến tắc nghẽn và hẹp đường thở, gây khó khăn trong hô hấp, hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ tử vong.
  • Giãn phế quản: Tức là các ống phế quản bị giãn nở và mất khả năng co bóp tự nhiên, gây ra sự tích tụ chất nhầy và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tái phát, dẫn đến ho mạn tính, đờm có mủ, khó thở, và nhiễm trùng hô hấp tái diễn.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp khác: như viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang
  • Tăng áp phổi: Xảy ra khi huyết áp trong các động mạch phổi tăng lên bất thường, do sự cản trở lưu thông máu trong phổi. Biến chứng này làm tăng nguy cơ suy tim và suy hô hấp.
  • Tràn dịch màng phổi: Tràn dịch màng phổi là tình trạng có sự tích tụ dịch giữa màng phổi và thành ngực, gây đau ngực, khó thở nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi.

Tham khảo:

Phương pháp điều trị viêm phế quản khó thở 

Điều trị không dùng thuốc 

Các phương pháp áp dụng trong quá trình điều trị viêm phế quản gây khó thở không dùng thuốc như: 

Bệnh nhân tập hít thở sâu để kiểm soát tình trạng khó thở

Bệnh nhân tập hít thở sâu để kiểm soát tình trạng khó thở

  • Tập hít thở đều và sâu bằng cách: Nằm xuống và đưa hai tay lên bụng, hít thở sâu bằng mũi cho tới khi bụng phình to, cơ thể chứa nhiều không khí nhất có thể. Nín thở khoảng một vài giây sau đó từ từ thở chậm ra bằng miệng cho tới khí đã ra hết. Lặp đi lặp lại hoạt động này từ 5-10 phút/ngày.
  • Xông hơi nước ấm: Giúp tan chất nhầy ở phổi và thông thoáng đường thở. Người bệnh có thể thực hiện hít hơi nước ấm ở nhà bằng cách đổ nước nóng vào bát kèm thêm vài giọt tinh dầu bạc hà/khuynh diệp. Sau đó cúi mặt xuống và trùm khăn qua đầu, hít một hơi dài lấy hơi nước, rồi thở ra. Lưu ý rằng, nước dùng nên ở nhiệt độ vừa phải, tránh tình trạng quá nóng sẽ dễ bị bỏng da. 
  • Hạn chế tới những nơi có khói bụi độc hại, hóa chất công nghiệp, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi.
  • Uống đủ nước cơ thể cần cho một ngày, tối thiểu 2l nước. Ngoài ra cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh. Ưu tiên cho thực phẩm mềm, dễ nhai để hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.  

Điều trị có dùng thuốc 

Thuốc giãn phế quản dùng để giảm triệu chứng của bệnh 

Thuốc giãn phế quản dùng để giảm triệu chứng của bệnh 

Đối với những trường hợp có nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ vi khuẩn thì sử dụng kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp không thể dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản gây khó thở. 

Vì thế, việc sử dụng kháng sinh phải được thông qua ý kiến của bác sĩ, có phác đồ điều trị rõ ràng. Nếu không sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu dùng kháng sinh không đúng cách. 

Ngoài ra, loại thuốc thường được dùng để giảm triệu chứng của bệnh viêm phế quản gây khó thở là thuốc giãn phế quản. Tác dụng của thuốc ngắn hay dài đều phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần luôn mang chúng bên mình để phòng ngừa những cơn khó thở bất ngờ tái phát. 

Nếu cần giải đáp thắc mắc về viêm phế quản khó thở về đêm, quý khách có thể liên hệ hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được hỗ trợ kịp thời. 

Kết luận 

Viêm phế quản gây khó thở có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và có phương pháp điều trị phù hợp không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và tuân thủ điều trị sẽ giúp bạn sớm đẩy lùi bệnh viêm phế quản khó thở, bảo vệ sức khỏe hô hấp một cách hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
121

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám