Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc ống phế quản – đường dẫn khí chính vào phổi. Khi bị viêm, niêm mạc của phế quản sẽ bị sưng tấy và sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn bình thường, gây cản trở đường thở và làm người bệnh ho nhiều.
Viêm phế quản được chia thành hai loại chính:
- Viêm phế quản cấp tính: Thường do nhiễm virus gây ra, tương tự như các virus gây cảm lạnh hoặc cúm. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc các yếu tố kích thích từ môi trường như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Biểu hiện thường là ho khan hoặc ho có đờm, đau họng, khó thở, mệt mỏi và sốt nhẹ. Tình trạng bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và tự hồi phục sau khi loại bỏ tác nhân gây viêm.
- Viêm phế quản mạn tính: Chủ yếu do hút thuốc lá trong thời gian dài hoặc do tiếp xúc với các chất kích thích khác như hóa chất, khói bụi. Triệu chứng ho kéo dài, thường kèm theo đờm nhiều, khó thở, mệt mỏi, và có thể nghe tiếng rít khi thở. Bệnh này thường kéo dài hơn 3 tháng và tái phát mỗi năm.
Vai trò của dinh dưỡng trong quá trình điều trị và hồi phục.
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể phòng chống và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
- Cải thiện triệu chứng bệnh về hô hấp, giảm viêm và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
- Bù cho phần năng lượng đã bị mất đi và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
- Cân bằng chất lỏng và các chất điện giải cần thiết từ các thực phẩm giàu kali, natri, và magie như chuối, rau chân vịt, cam và nước dừa.
- Giảm căng thẳng, lo âu, ngủ ngon và sâu giấc, giúp tinh thần thoải mái hơn trong quá trình điều trị và hồi phục.
- Phòng ngừa tình trạng bệnh viêm phế quản tái phát.
Bị viêm phế quản nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị và hồi phục, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng và tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm hàng đầu mà người bệnh viêm phế quản nên ăn để giúp hồi phục nhanh chóng.
Trái cây và rau củ quả tươi sạch
Đây là nhóm thực phẩm vô cùng cần thiết cho sức khỏe. Trong các loại cây và rau xanh chứa các chất chống oxy hóa và các nhóm dưỡng chất/vitamin có lợi giúp tăng cường đề kháng cho người bệnh. Chẳng hạn như cam, chanh, bưởi,...chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ sản xuất Interferon kháng khuẩn cực tốt.
Đối với rau xanh, nên ưu tiên lựa chọn những loại rau có hàm lượng khoáng chất cao như rau cải, rau súp lơ, rau ngót, bí đỏ,...Chế biến đơn giản, ít dầu mỡ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá đang yếu của người bệnh.
Thực phẩm giàu đạm
Chẳng hạn như thịt bò - chứa nhiều vitamin A, E, beta-caroten, kẽm, axit folic. Thịt gà - chứa cystein là một chất chứa oxi hoá mạnh mẽ, giúp bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường đề kháng.
Khi chế biến, có thể thêm một lượng nhỏ các gia vị như tỏi, ớt, tiêu để giúp xoa dịu cổ họng và đường thở được thông thoáng.
Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần quan trọng giúp cơ thể xây dựng và tái tạo mô, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau bệnh.
Một số thực phẩm giàu protein như gạo, đậu phụ, trứng, thịt gà, thịt lợn,...Để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, người bệnh nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng.
Thực phẩm có ít hàm lượng chất béo
Có rất nhiều dưỡng chất tốt từ các thực phẩm từ sữa như canxi, protein,....Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên sử dụng thực phẩm có ít hàm lượng chất béo để giảm ho đờm, khó thở.
Người bệnh có thể sử dụng những loại sữa chua không lạnh vì nó chứa nhiều lợi khuẩn tốt giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể kháng lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Thực phẩm có tính kháng sinh
Bao gồm tỏi, hành tây. Bởi các loại thực phẩm này được ví như một liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có khả năng tiêu diệt những loại virus, vi khuẩn gây hại, xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
Riêng với tỏi có chức năng làm chậm quá trình sản xuất lipoxygenase (chất viêm mô phổi). Bên cạnh đó, tỏi còn chứa hợp chất lưu huỳnh và allicin có lợi, ngăn ngừa nhiễm trùng và cảm cúm/cảm lạnh.
Uống nhiều nước
Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân có thể bị mất nước do sốt và nôn mửa, vì thế uống nhiều nước chính là giải pháp giúp bù lượng nước đã mất đi cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nước còn giúp làm dịu họng, loãng đờm, người bệnh nhờ vậy mà khi ho cũng dễ nhổ ra hơn,
Ngoài một số loại nước uống thảo dược, bệnh nhân có thể thay bằng nước uống ép, trà gừng, nước lê nấu đường phèn, nước canh,...
Tham khảo:
Bệnh viêm phế quản kiêng ăn gì?
Đồ uống có cồn, có gas
Cà phê, bia, rượu hay các đồ uống có cồn, có gas là những thức uống có tính lợi tiểu dẫn đến tình trạng mất nước cho các tế bào. Điều này sẽ khiến cho các dịch nhầy ở phổi trở nên đặc hơn, khó để đưa ra ngoài. Vì vậy, người mắc bệnh viêm phế quản cần tránh sử dụng những loại thức uống này.
Đồ dầu mỡ, chiên rán
Các thực phẩm dầu mỡ, chiên rán sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị chướng bụng, đầy hơi. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này còn là một môi trường tiềm năng để các loại vi khuẩn sinh trưởng, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, người bị bệnh cần kiêng các loại thực phẩm này để tránh viêm phế quản chuyển thành viêm phổi.
Đồ nhiều gia vị cay nóng
Thực phẩm cay nóng có thể gây ho nhiều hơn, tình trạng kích ứng nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét họng. Ví dụ như tiêu, ớt, tỏi
Ngoài ra, các loại cây có tính chua chát gây khó chịu cho người bệnh bởi chất nhựa trong trái cây làm đặc đờm và khó long đờm.
Đồ ăn mặn
Đồ ăn cho nhiều muối sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bởi muối kích thích làm tăng lượng nước trong mô phổi gây tăng dịch nhầy/đờm làm bít tắc đường thở. Do đó, người bệnh nên hạn chế những đồ ăn chứa nhiều muối như thực phẩm đông lạnh, ủ muối, các loại thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn.
Đồ ngọt và nhiều đường
Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường gây suy giảm sức đề kháng, tăng triệu chứng khó thở và khiến bệnh lâu khỏi hơn. Các thực phẩm mà người bệnh không nên ăn đó là socola, bánh ngọt, nước ngọt,...
Lời khuyên khi chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho người bệnh
Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý là một phần quan trọng trong quá trình điều trị viêm phế quản, giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là những điều cơ bản bạn cần lưu ý:
- Uống đủ nước giúp làm loãng và đẩy đờm ra ngoài khi ho. Nước cũng giúp duy trì độ ẩm cho đường hô hấp, giúp giảm cảm giác khô rát và khó chịu. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể uống nước mật ong, nước chanh ấm để giảm viêm và làm dịu cổ họng.
- Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất như chanh, bưởi, dâu tây, cam (vitamin C), cá hồi, nấm, sữa (vitamin D), ngũ cốc, thịt,.... thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.
- Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp.
- Hạn chế thực phẩm đông lạnh, đồ ngọt và nhiều đường, thực phẩm chiên rán dầu mỡ.
- Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, đeo khẩu trang và che chắn khi tới những nơi khói bụi, không khí bị ô nhiễm nếu trong trường hợp bất đắc dĩ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục và chống lại vi khuẩn, virus. Đảm bảo người bệnh ngủ đủ giấc và có môi trường nghỉ ngơi thoải mái, thông thoáng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ giúp giữ độ ẩm cho không khí, làm giảm khô rát cổ họng và hỗ trợ việc hô hấp dễ dàng hơn.
Nếu chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.
Kết luận
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm phế quản mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục một cách nhanh chóng. Việc lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa là bước quan trọng giúp bạn cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ “bị viêm phế quản nên ăn gì?” và có thêm kiến thức bổ ích để xây dựng thực đơn khoa học, hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh.