Viêm phế quản mãn tính và những điều cần biết

Trần Thuỳ Linh

28-03-2024

goole news
16

Bệnh lý viêm phế quản mãn tính liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể có biến chứng nguy hiểm liên quan đến phổi như: suy hô hấp, ung thư phế quản, ung thư phổi, lao phổi,... Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm phế quản mãn tính là gì, điều trị viêm phế quản mãn tính như thế nào? Chi tiết được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm tăng tiết nhầy mãn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm kéo dài ít nhất 2 năm liên tiếp, từng đợt từ 3 tháng trở lên. Triệu chứng trên được loại trừ các bệnh gây ho, khạc mãn tính khác như giãn phế quản, lao phổi, suy tim,...

Bệnh khởi phát do nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm, phù nề, tăng tiết và thắt hẹp đường thở. Khi không được điều trị triệt để, các đợt nhiễm trùng đường hô hấp tái đi, tái lại nhiều lần bệnh sẽ phát triển thành viêm phế quản mãn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp

Bệnh viêm phế quản mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp

Đối tượng dễ mắc viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm:

  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử: Trong khói thuốc chứa một số chất làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, gây ức chế chức năng đại thực bào ở phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy.
  • Người nhiễm bụi SO2, NO2, bụi công nghiệp, khí hậu lạnh, ẩm ướt:  Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khí độc hoặc tiếp xúc nhiều với chất gây kích thích đường hô hấp như bông gòn, bụi vải, khói hoá học…
  • Người bị nhiễm khuẩn như: vi khuẩn, virus, viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là yếu tố thuận lợi để phát triển thành viêm phế quản mãn tính.
  • Người có cơ địa dị ứng, nhóm máu A, thiếu hụt kháng thể IgA đều dễ bị viêm phế quản mãn tính.
  • Người có sức đề kháng yếu, hoặc có tiền sử mắc bệnh mãn tính gây ra tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Người cao tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao là một trong những đối tượng dễ bị mắc viêm phế quản mãn tính.

Viêm phế quản mãn tính có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi

Viêm phế quản mãn tính có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính

Đây là bệnh không phải do vi rút, vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân chính của viêm phế quản mãn tính là do hút thuốc lá, hít phải không khí ô nhiễm và bụi bẩn, khí độc hại tại nơi làm việc hoặc môi trường xung quanh. 

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm phế quản mãn tính, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá: Những người hút thuốc hoặc sống với người hút thuốc có nguy cơ cao hơn mắc cả hai bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.
  • Sức đề kháng kém: Đây có thể là hậu quả của một bệnh cấp tính, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc một tình trạng mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu kém hơn nên dễ bị nhiễm bệnh.
  • Trào ngược dạ dày: Ợ nóng do trào ngược lặp đi lặp lại có thể gây kích thích cổ họng và dễ dẫn đến bệnh viêm phế quản.
  • Tuổi: bệnh có thể gặp phải ở cả trẻ em và người lớn, nhưng chủ yếu tập trung ở người trên 40 tuổi.
  • Di truyền: Điều này bao gồm sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, đây là một dạng di truyền. Ngoài ra, những người hút thuốc bị viêm phế quản mãn tính có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn nếu họ có tiền sử gia đình mắc COPD.

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Các triệu chứng khi bị viêm phế quản mãn tính

Tùy vào từng trường hợp, các triệu chứng viêm phế quản mãn tính có thể sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh viêm phế quản mãn tính gồm những triệu chứng đặc trưng như:

  • Ho kéo dài: thường ho bất chợt hoặc thành cơn, biểu hiện bệnh thường nặng lên sau những đợt nhiễm trùng đường hô hấp hoặc khi có thay đổi thời tiết, khi trời lạnh, tiếp xúc nhiều khói, bụi.
  • Khạc đờm liên tục, đờm thường có màu trắng, trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm do vi khuẩn: đờm thường có màu vàng, hoặc màu xanh. Biểu hiện này thường gặp hơn khi bệnh nhân bị cúm hoặc có những đợt cấp tính nặng do vi khuẩn.
  • Khó thở, thở khò khè: cũng là biểu hiện ít gặp trong viêm phế quản mãn tính. Nếu bệnh nhân có biểu hiện khó thở thì thường cần tìm bằng chứng chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, hoặc bệnh nhân có viêm phế quản mạn, nhưng kèm căn nguyên khác gây khó thở như: suy tim
  • Mệt mỏi: người bệnh thường than phiền mệt mỏi, tuy nhiên, ít khi gặp biểu hiện gầy sút cân.

Cách chẩn đoán bệnh

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phế quản mãn tính khi có đầy đủ các biểu hiện sau:

  • Bệnh nhân có ho, khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng mỗi năm và kéo dài liên tiếp trong ít nhất 2 năm.
  • Kết quả đo chức năng thông khí phổi: bình thường.
  • Chụp X-quang phổi không thấy hình ảnh tổn thương của các bệnh lý khác.
  • Kết quả nội soi tai mũi họng, dạ dày bình thường.

Như vậy, có thể thấy, nhìn chung chẩn đoán viêm phế quản mãn tính hiện nay khá ít gặp, mà chủ yếu là các chẩn đoán khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…

Chụp X-quang phổi giúp bác sĩ xác định tổn thương liên quan đến phổi

Chụp X-quang phổi giúp bác sĩ xác định tổn thương liên quan đến phổi

Cách điều trị viêm phế quản mãn tính

Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà cách chữa viêm phế quản mãn tính sẽ khác nhau. Nhìn chung, các phương pháp điều trị sẽ dựa vào các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Thuốc: Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính thường được bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc giãn phế quản. Thuốc này có tác dụng mở rộng đường lưu thông không khí đến phổi giúp người bệnh có thể thở một cách dễ dàng hơn.
  • Trong trường hợp dùng loại thuốc viên đều không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm dạng hít hoặc viên nén, giúp mở đường thở.
  • Phục hồi chức năng phổi: Đây là phương pháp bao gồm các bài tập thể dục, bài tập về hô hấp và chế độ dinh dưỡng phù hợp với những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Việc áp dụng một cách khoa học chương trình phục hồi chức năng phổi sẽ giúp người bệnh nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình thở diễn ra dễ dàng hơn.
  • Sử dụng thiết bị làm sạch chất nhầy giúp người bệnh có thể ho ra chất lỏng dễ dàng hơn.
  • Liệu pháp oxy giúp người bệnh viêm phế quản mãn tính thở tốt hơn.

Địa chỉ khám chữa bệnh viêm phế quản mãn tính uy tín tại Hà Nội

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, bệnh có khả năng biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi và đe dọa tính mạng của người bệnh.

BVĐK Phương Đông là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được khách hàng tin tưởng lựa chọn

BVĐK Phương Đông là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được khách hàng tin tưởng lựa chọn

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ khám và điều trị viêm phế quản mãn tính được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại bệnh viện trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại hỗ trợ tối đa cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 1806 để được hỗ trợ đặt lịch và tư vấn chi tiết.

596

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh hô hấp

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám