Viêm phổi ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Thao Tran

02-08-2023

goole news
16

Trẻ sơ sinh mắc viêm phổi thường có các dấu hiệu tương đối “mờ nhạt” nên khiến cho nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Điều này dẫn đến có nhiều trẻ nhập viện điều trị khi tình trạng bệnh đã nặng. Chính vì thế, việc nhận biết đúng- đủ thông tin viêm phổi ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay. 

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là tình trạng tổn thương viêm nhu mô phổi, có thể gặp ở 1 thùy phổi hoặc lan tỏa cả 2 phổi.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinhViêm phổi ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê của WHO, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (chiếm khoảng 19% trong các nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh). Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4,000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi. 

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp

Không giống với các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh điển hình như sốt cao, ho nhiều thở nghe có tiếng “rít” ở trẻ lớn. Trẻ sơ sinh có đường hô hấp chưa phát triển hoàn thiện nên các triệu chứng lâm sàng không được rõ ràng. Cha mẹ nên chú ý đến những triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh sau để nhận biết sớm bệnh:

  • Sốt nhẹ.
  • Ho đờm.
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè, thở nhanh.
  • Khó thở, dễ thấy nhất là rút lõm lồng ngực.
  • Thường hay quấy khóc.
  • Bỏ bú hoặc bú kém.
  • Ngưng thở hoặc tím, đặc biệt là trẻ sinh non.

dấu hiệu viêm phổi trẻ sơ sinhThở lõm ngực là một trong những biểu hiện trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Ba mẹ có thể đánh giá nhịp thở trẻ sơ sinh có nhanh không bằng cách vén áo để quan sát nhịp di động của bụng hoặc lồng ngực. Điều quan trọng là việc quan sát triệu chứng viêm phổi ở trẻ em phải thực hiện lúc trẻ ngủ hoặc nằm yên. Ba mẹ đếm nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút, một trẻ có nhịp thở nhanh nếu đếm được:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhiều hơn 60 lần/phút.
  • Trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi: nhiều hơn 50 lần/phút.
  • Trẻ từ 12 - 60 tháng tuổi: nhiều hơn 40 lần/phút.

Để tránh trẻ sơ sinh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong thì các bậc phụ huynh cần thường xuyên chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu như sốt, thở nhanh, bỏ bú,… 

Các loại viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân hay mục đích phân loại mà bệnh viêm phổi có thể được phân ra gồm nhiều loại. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phổi được chia làm 3 loại là viêm phổi bẩm sinh, viêm phổi xảy ra khi sinh và viêm phổi sau sinh.

Viêm phổi bẩm sinh

Xảy ra trước khi sinh, vào những tháng cuối của thai kỳ, vi khuẩn thông qua nhau vào bào thai, gây viêm phổi sớm sau sinh. Các loại vi khuẩn thường gặp gồm Listeria monocytogenes, Treponema Pallidum, Mycobacterium tuberculosis hoặc virus Rubella, Cytomegalovirus (CMV), Herpes Simplex.

Viêm phổi bẩm sinh có thể được phát hiện trong thai kỳ bằng phương pháp siêu âm. Điều này giúp phát hiện sớm những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, để từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Việc phát hiện viêm phổi bẩm sinh ở trẻ sẽ càng có lợi cho hiệu quả quá trình điều trị.

Viêm phổi bẩm sinhTrẻ sinh ra có thể bị viêm phổi sớm nếu mẹ bị nhiễm vi khuẩn vào những tháng cuối thai kỳ

Viêm phổi xảy ra khi sinh

Tình trạng này xảy ra trong khi sinh, thường do người mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục hoặc vỡ ối sớm, khiến vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng đường hô hấp của trẻ. Các loại vi khuẩn thường gặp gồm Listeria monocytogenes, E. Coli, Streptococcus nhóm B, Proteus, Enterobacter, Klebsiella. Viêm phổi hít phân su là trường hợp nặng và cần phải được xử lý kịp thời ngay sau sinh.

Viêm phổi sau sinh

Trẻ bị lây nhiễm do môi trường xung quanh, chăm sóc sau sinh, đặc biệt là khi trẻ nằm viện hoặc mẹ vệ sinh cho bé chưa tốt. Các vi khuẩn thường gặp là Pseudomonas, H. Influenzae, S. Pneumonia, S. Aureus, Klebsiella.

Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi ở trẻ em có thể do vi khuẩn, virus hoặc vi sinh vật khác. Theo WHO, các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Respiratory Synticyal Virus (RSV) và Haemophilus influenzae (HI). Đối với trẻ sơ sinh, viêm phổi thường do Liên cầu B, trực khuẩn gram âm đường ruột, Chlamydia trachomatis, Listerria monocytogent.

Bên cạnh đó, một số yếu tố thuận lợi khiến trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh viêm phổi gồm: 

  • Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng.
  • Môi trường đông đúc, nhiều khói bụi, vệ sinh kém hay trong nhà có người hút thuốc lá.
  • Thời tiết lạnh, giao mùa (thời gian có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong năm ở nước ta là vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10).
  • Chăm sóc trẻ không đúng cách.

nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinhTuyệt đối không hút thuốc trong nhà, đặc biệt là khi có trẻ sơ sinh

Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ: hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, điều trị hỗ trợ và biến chứng.

Điều trị suy hô hấp

  • Thở oxy: Chỉ định khi có suy hô hấp + SaO ≤ 90%. Liều lượng: 0,5 – 1l /ph qua cannula.
  • Thở NCPAP: Chỉ định với những trường hợp thất bại với thở oxy qua cannula.

Kháng sinh

(Điều trị khoảng 10 – 14 ngày)

Đối với bệnh nhi chưa điều trị kháng sinh:

  • Ampicillin + Gentamycin.
  • Hoặc: Ampicillin + Cefotaxim.
  • Hoặc: Ampicillin + Cefotaxim + Gentamycin.

Đối với bệnh nhi đã điều trị kháng sinh nêu trên nhưng không hiệu quả hoặc nghi ngờ do nhiễm trùng tại viện, sẽ thay đổi kháng sinh tùy theo từng trường hợp cụ thể.

 Điều trị hỗ trợ

  • Thông đường thở: hút đàm nhớt và xoay trở.
  • Giữ ấm cho trẻ.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước và điện giải cho cơ thể của trẻ.
  • Điều chỉnh cân bằng kiềm - toan.
  • Tập vật lý trị liệu.

Điều trị biến chứng

  • Tràn khí màng phổi: Trẻ đột ngột bị khó thở do tím tái, không đáp ứng với thở oxy thì cần phải chụp XQ phổi → Chẩn đoán xác định → Xử trí: chọc dò và lưu dẫn dịch, sử dụng kháng sinh.
  • Xẹp phổi: Luyện tập vật lý trị liệu hoặc/và thở NCPAP.

Biến chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Trong những trường hợp viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm màng não: Virus, vi khuẩn… tấn công mạnh khiến tình trạng viêm phổi tiến triển nặng, cơ thể trẻ không thể chống chọi thêm được, tác nhân gây bệnh xâm lấn, gây ra những di chứng có thể hồi phục ở não như viêm màng não, rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn, giảm khả năng vận động… 
  • Nhiễm trùng máu: Sau khi gây bệnh tại phổi, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn và gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, thậm chí là khiển trẻ tử vong.
  • Tràn dịch màng tim: Do xảy ra phản ứng sốc thuốc, kháng thuốc khi điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
  • Tràn mủ màng phổi: Khiến hoạt động hô hấp của trẻ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến gia tăng bạch cầu trong máu, xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
  • Còi xương, chậm phát triển: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi kéo dài thường ăn - ngủ không ngon, dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và suy giảm sức đề kháng.
  • Kháng kháng sinh: Biến chứng vô cùng nguy hiểm vì trong quá trình điều trị bệnh cần phải phối hợp nhiều loại thuốc, khả năng khỏi cũng thấp hơn, gây tốn kém tiền bạc và thời gian. 

biến chứng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinhViêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi cần lưu ý những điều gì?

Không phải tất cả các trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh viện phổi đều cần phải nhập viện điều trị. Ở một số trường hợp nhẹ, trẻ có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Lúc này, ba mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi:

  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều lượng.
  • Điều trị các triệu chứng kèm theo như khò khè, sốt… theo hướng dẫn của bác sĩ. Hỗ trợ long đờm cho trẻ bằng cách vỗ lưng.
  • Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống nhiều nước để tránh mất nước, làm loãng đờm và dịu họng - giảm ho.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt như súp, cháo và có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, tránh ép trẻ ăn quá nhiều. 
  • Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ một cách sạch sẽ.
  • Khi trẻ có triệu chứng nặng hơn, ba mẹ cần khẩn trương đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị kịp thời.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi các dấu hiệu bệnh viêm phổi nặng hơn

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Như các mẹ đã biết, viêm phổi ở trẻ nhỏ có thể xảy ra quanh năm nhưng vào lúc chuyển mùa, do thời tiết lạnh gây ra chính là thời gian hay bị nhất. Chính vì vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết.

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Tiêm phòng được xem là cách hiệu quả, giúp bảo vệ trẻ trước căn bệnh viêm phổi nguy hiểm. Các loại vaccine để dự phòng viêm phổi hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

  • Vaccine Synflorix (Bỉ)/Prevenar-13 (Bỉ): phòng viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, viêm màng não… do phế cầu khuẩn gây ra cho trẻ từ 6 tuần tuổi.
  • Vaccine  6 trong 1 Hexaxim (Pháp)/ Infanrix Hexa (Bỉ): phòng 6 bệnh ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bạch hầu và bệnh viêm phổi, viêm màng não do HIB gây ra cho trẻ từ 2 -24 tháng tuổi.
  • Vaccine 5 trong 1 Pentaxim (Pháp)/Infanrix IPV+Hib (Bỉ): phòng 5 bệnh ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván và bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hib gay ra cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
  • Vaccine Quimi-Hib (Cuba) phòng viêm phổi do HIb gây ra cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
  • Vaccine Vaxigrip Tetra (Pháp)/GC FLU Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng các biến chứng viêm phổi do cúm mùa gây ra cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Vaccine VA-Mengoc-BC (CuBa) phòng ngừa viêm phổi, viêm màng não,… do não mô cầu khuẩn tuýp BC gây ra cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Vaccine Menactra (Mỹ) phòng ngừa viêm phổi, viêm màng não,… do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135 gây ra cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

Bên cạnh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sơ sinh, trước khi mang thai người phụ nữ cùng cần lưu ý tiêm phòng đầy đủ các liệu vacxin phòng ngừa viêm phổi để chuẩn bị một sức khỏe tốt, đảm bảo nền tảng vững chắc để đón con yêu. 

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

  • Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
  • Đối với trẻ nhỏ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung hoa quả giàu vitamin, rau xanh, thịt, cá giàu đạm, omega-3
  • Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai cần được chăm sóc sức khỏe, bảo vệ tốt thai nghén để hạn chế tối đa tai biến thai sản (sinh non hay nhiễm trùng sau sinh…)

phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinhCho bé bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, phòng ngừa bệnh viêm phổi

Tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh

  • Ba mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường.
  • Tránh đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người, không cho trẻ tiếp xúc với người có bệnh lý đường hô hấp để ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm bệnh viêm phổi.
  • Luôn luôn nhắc nhở người thân trong gia đình không được hút thuốc lá ở trong nhà.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng và kín gió để giữ ấm mỗi khi thời tiết trở lạnh.

Qua những chia trên, hy vọng ba mẹ đã có cho mình những thông tin hữu ích về bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa… Nếu ba mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào khác của thể liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, ba mẹ có nhu cầu tìm hiểu, tiêm phòng phòng ngừa viêm phổi cho con hãy bấm máy đến tổng đài 1900 1806 để được tư vấn chi tiết và nhận thông tin ưu đãi mới nhất. Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng là một địa chỉ được nhiều ba mẹ tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị cho con vì có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, quy trình chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo cho bệnh nhi cũng như nhân viên y tế.

Ba mẹ có thể liên hệ số điện thoại tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám cho bé tại bệnh viện đa khoa Phương Đông.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,590

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám