Bệnh nhân viêm tai giữa kiêng gì? 6 loại thực phẩm cần hạn chế

Thu Hiền

04-04-2024

goole news
16

Viêm tai giữa là một bệnh lý tai mũi họng, xảy ra khi vi khuẩn (virus) ở tai giữa, gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh được phát hiện qua soi tai trên bệnh nhân đau tai và có triệu chứng toàn thân (sốt, buồn nôn, tiêu chảy). Điều chỉnh chế độ ăn, tránh xa những đồ ăn gây dị ứng, đồ ăn nhiều gia vị sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm và hỗ trợ điều trị dứt điểm.

Tại sao bị viêm tai giữa phải kiêng ăn?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thời gian hồi phục của viêm tai giữa. Đây là lý do khiến nhiều người bệnh tò mò viêm tai giữa kiêng ăn gì và viêm tai giữa nên ăn gì để áp dụng vào bữa ăn hàng ngày.

So sánh tai bình thường và viêm tai giữaSo sánh tai bình thường và viêm tai giữa

Theo một số nghiên cứu thì chế độ ăn chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Những người sử dụng thực phẩm gây dị ứng có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính cao hơn 35 - 40% so với bình thường
  • 86% trẻ em ăn theo chế độ ăn kiêng khi bị bệnh có tốc độ khỏi bệnh cao hơn 
  • Một số trẻ em bị viêm tai giữa có chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính
  • Uống sữa bò có thể làm tăng nguy cơ mắc và tái phát viêm tai giữa cấp tính

Người bệnh viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Nếu được chẩn đoán viêm tai giữa, người bệnh và gia đình nên hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:

Đồ ăn quá cứng

Người bệnh viêm tai giữa thường bị viêm họng, nhiễm trùng đường thở hoặc viêm amidan. Khi ăn các đồ ăn cứng ngoài khả năng cọ xát gây tổn thương cơ họng, đồng thời còn khiến tần suất hoạt động của cơ hàm nhiều hơn. Nếu nhai phải các thực phẩm quá cứng như các loại hạt, thịt, kẹo cao su… làm cơ hàm hoạt động liên tục sẽ khiến đau tai và tai phục hồi chậm hơn bình thường. 

Khi bị viêm tai giữa, bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại hạt cứngKhi bị viêm tai giữa, bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại hạt cứng

Đồ uống có caffein

Caffeine có trong nhiều đồ uống như trà, cafe, trà xanh, trà đen,... không tốt cho người bệnh viêm tai giữa, vì:

  • Tấn công khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, bệnh dễ diễn biến nặng hơn. 
  • Làm khô lớp màng nhầy trong tai - nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa.
  • Giảm lượng máu tới tai khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.

Thực phẩm nhiều gia vị

Đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn sẵn,.. đều thuộc nhóm thực phẩm người bị viêm tai giữa không nên ăn. 

  • Đối với đồ ăn nhiều đường như kẹo, bánh, trà sữa, bánh ngọt, đồ uống đóng hộp,... có thể đẩy hàm lượng đường trong máu lên cao. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bị ức chế nên tốc độ hồi phục, chống lại tác nhân gây bệnh sẽ kém hơn.
  • Đối với đồ ăn nhiều muối như thực phẩm muối chua, đồ ăn mặn,... cũng phải hạn chế tối đa. Nguyên nhân là muối - hoạt chất gây ứ đọng chất lỏng có thể khiến nhiễm trùng tai. Khi đó, nguy cơ bệnh cấp tính chuyển thành mãn tính là rất cao. 
  • Đồ ăn đậm đà như đồ cay nóng, đồ chua cay dễ khiến niêm mạc tai tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng khi viêm tai giữa.

Đồ ăn gây dị ứng

Các thực phẩm có nhiều thành phần dễ gây dị ứng bao gồm:

  • Sữa, trứng, lúa mì, đậu nành,...
  • Hải sản: tôm, cua, ghẹ, ngao, ốc, hến,..
  • Gạo nếp như xôi, chè, bánh tét, bánh ít, bánh chưng,...
  • Thịt đỏ: thịt lợn, bò, cừu, dê,...

Cách tốt nhất là bệnh nhân nên cắt hẳn các thực phẩm này khỏi bữa ăn. Bởi những hoạt chất trong thực phẩm kể trên có thể khiến tình trạng sưng, mưng mủ, viêm của bệnh diễn biến phức tạp. Khi đó, bác sĩ sẽ khó điều trị và thời gian chữa bệnh sẽ kéo dài hơn. 

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Kiêng đồ ăn ngoài là chắc chắn nhưng kể cả khi tự nấu nướng tại nhà, gia đình cũng không nên chiên, rán hay xào quá thường xuyên. Lý do nên kiêng là các thực phẩm dầu mỡ sẽ làm phản ứng viêm diễn biến xấu và lâu khỏi bệnh hơn.

Đồ chiên rán cũng nằm trong không nằm trong chế độ ăn của người bệnh viêm tai giữaĐồ chiên rán cũng nằm trong không nằm trong chế độ ăn của người bệnh viêm tai giữa

Đồ uống lạnh và chất kích thích

Rượu, bia, nước lạnh, đá lạnh,... có thể khiến tình trạng sưng và viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị ù tai, giảm thính lực.

Giải đáp thắc mắc

Bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà?

Người bị viêm tai giữa được ăn thịt gà bình thường. Bởi các nghiên cứu chỉ ra các thành phần như sắt, vitamin E, A, D,... trong thịt gà rất tốt cho người bị viêm tai giữa. Mặc dù không cần kiêng thịt gà nhưng gia đình và người bệnh cũng nên lưu ý:

  • Không chiên rán, chế biến gà với quá nhiều dầu mỡ. Vì món cứng và nhiều dầu mỡ không tốt cho người bệnh.
  • Không ăn quá nhiều, chỉ ăn một lượng vừa đủ, tránh gây khó tiêu hoặc đầy bụng.
  • Không chế biến gà với các thực phẩm dễ gây dị ứng như cá chép, kinh giới, rau thơm, muối vừng, đồ nếp,... 

Viêm tai giữa có ăn được trứng không?

Không, vì trứng thuộc nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng cho niêm mạc tai mũi họng khiến bệnh viêm tai giữa lâu khỏi hơn. Ngoài ra, ăn trứng còn khiến người bệnh ho nhiều, đau nhức tai thường xuyên. Do đó, người bệnh nên thay trứng bằng các loại thực phẩm khác.

Bị viêm tai giữa nên ăn gì?

Ngoài “viêm tai giữa kiêng ăn gì”, bệnh nhân cũng rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hỗ trợ bệnh phục hồi nhanh hơn:

  • Thực phẩm giàu vitamin C như rau lá xanh, quả mọng việt quất, trái cây họ cam, chanh,...
  • Đồ ăn chứa nhiều vitamin A, gồm gan bò, cà rốt, cà tím và thực phẩm giàu kẽm như cà rốt, cà chua,... cũng cải thiện tình trạng viêm tai giữa rất tốt.
  • Chất béo tốt từ omega 3 của dầu oliu, dầu cá, dầu dừa 
  • Nguồn protein tốt, khoáng chất và iod tốt từ cá biển, tảo, rong biển,... nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe và thính lực rất tốt. 

Lưu ý khi chăm sóc cho người bệnh viêm tai giữa?

Bên cạnh chế độ ăn, một số yếu tố khác có thể kết hợp để quá trình chữa bệnh cải thiện tốt hơn, gồm có:

  • Không lạm dụng các loại thuốc, bài thuốc điều trị viêm tai giữa không theo chỉ định
  • Vệ sinh tai sạch sẽ, giữ tai khô ráo, tránh viêm nhiễm ra xung quanh hoặc suy giảm thính lực
  • Không tự ý đưa các vật dụng kim loại để lấy mủ trong tay dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương hay gây thủng màng nhĩ trong tai.

Vệ sinh tai thường xuyên hết sức quan trọng trong khi điều trị viêm tai giữaVệ sinh tai thường xuyên hết sức quan trọng trong khi điều trị viêm tai giữa

Tóm lại, khi phát hiện có các dấu hiệu của viêm tai giữa, người bệnh nên được đưa đến các chuyên khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện uy tín để thăm khá. Sau đó, lên kế hoạch dinh dưỡng, bao gồm viêm tai giữa kiêng ăn gì, viêm tai giữa ăn gì sẽ hỗ trợ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Cũng cần lưu ý rằng, chế độ dinh dưỡng chỉ có vai trò hỗ trợ, không có tác dụng quyết định trong chữa bệnh.  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,041

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám