Viêm tai giữa mãn tính có phải là một bệnh lý nguy hiểm không?

Doan Nguyen

13-03-2023

goole news
16

Viêm tai giữa mãn tính một dạng bệnh liên quan đến thính lực. Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh là thường bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn, virus và nấm. Bệnh sẽ thuyên giảm nhanh nếu bệnh nhân nhận ra bệnh sớm và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người một số kiến thức cơ bản về bệnh lý này.

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa mãn tính

Đây là trạng thái nhiễm trùng nghiêm trọng trong một thời gian dài ở một phần bên tai hoặc toàn bộ tai giữa. Bệnh thường sẽ kéo dài trên 12 tuần và không đáp ứng được với điều trị nội khoa. Biểu hiện thường xuất hiện là chảy tai, màng nhĩ bị thủng, phù nề niêm mạc trong tai giữa và xương chũm.

Khi mắc phải bệnh viêm tai giữa, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc điều trị, không chỉ với người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Ban đầu người bệnh chỉ mắc viêm tai giữa cấp tính, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị sai cách thì sẽ dẫn sang viêm tai giữa mãn tính (hay còn được gọi là thối tai kinh niên). 

Minh họa hình ảnh viêm tai giữa chuyển dần sang mãn tínhMinh họa hình ảnh viêm tai giữa chuyển dần sang mãn tính

Không chỉ dừng ở đó, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng khôn lường khác rất nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân và việc điếc tai vĩnh viễn là điều hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo y học hiện đại, bệnh được chia ra làm hai dạng bệnh:

  • Không có cholesteatoma: Ở dạng viêm tai này sẽ ít gây biến chứng hơn so với những dạng khác
  • Có cholesteatoma: Ở dạng viêm tai này thường sẽ rất dễ gây nhiều biến chứng liên quan đến  xương

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa mãn tính

Bệnh viêm tai giữa là một bệnh lý nguy hiểm ở tai, nếu không tiến hành điều trị sớm thì sẽ xảy ra những biến chứng làm suy giảm thính lực, thậm chí là gây nhiễm trùng lan đến não. Do đó, cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và có các hướng khắc phục.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tai giữa bị viêm mãn tính, trong số đó thường gặp nhất là:

Nhiễm khuẩn gây bệnh: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai giữa bị viêm là do các tác nhân từ vi khuẩn, virus hoặc là sự xâm nhập từ nấm vào vết thương hở, hoặc cũng có thể là do thói quen không vệ sinh tai tốt gây ra. Trong đó, trẻ em thường là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn người lớn do cấu trúc ống tai trong của trẻ nhỏ và dễ bị tắc hơn.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tai giữa là do các tác nhân từ vi khuẩn
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tai giữa là do các tác nhân từ vi khuẩn

Biến chứng của viêm đường hô hấp: Viêm đường hô hấp là một trong những bệnh lý phổ biến nhất và thường sẽ không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển và gây nên biến chứng viêm tai giữa. Lúc này, vi khuẩn hoặc virus di chuyển xa sẽ gây tình trạng viêm màng não đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Do áp lực, chấn thương: Nó được xảy ra khi gặp chấn thương trong tai do dùng vật sắc nhọn hoặc côn trùng xâm nhập vào tai. 

Yếu tố thuận lợi khác: Viêm tai giữa thường gặp hơn ở các đối tượng sở hữu một số yếu tố thuận lợi như: 

  • Người bị suy nhược cơ thể 
  • Người có sức đề kháng yếu
  • Không kiểm soát được ký sinh trùng gây bệnh 
  • Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng
  • Cấu trúc trong tai giữa hẹp

Bệnh viêm tai giữa mạn tính dấu hiệu là gì?

Trẻ em thường cảm thấy rất đau đầu
Trẻ em thường cảm thấy rất đau đầu

Viêm tai giữa mãn tính là một biến chứng của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Vì vậy, các triệu chứng để nhận biết căn bệnh này cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lúc mới phát bệnh. Cụ thể như:

  • Vòi nhĩ xuất hiện dịch mủ chảy ra ngoài ống tai và vành tai
  • Vùng tai cảm thấy đau nhức dữ dội và có thể đau lan qua vùng má và hàm trên
  • Khả năng nghe suy yếu nhanh chóng
  • Thủng màng nhĩ
  • Sốt cao
  • Đau nhức đầu, chóng mặt
  • Lạc miệng, ăn không ngon
  • Ngủ không sâu giấc
  • Màng nhĩ bị sưng tấy, chuyển sang màu đỏ thẫm và kèm theo chứng ù tai

Đối tượng nào có khả năng cao mắc bệnh viêm tai giữa?

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh lý này, tuy nhiên bệnh thường hay gặp ở trẻ em. Ngoài trẻ nhỏ từ 6 đến 36 tháng tuổi, thì viêm tai giữa còn được gặp ở một số trường hợp sau đây:

  • Trẻ dùng núm vú giả
  • Trẻ bú bình
  • Những người tiếp xúc thường xuyên với mức độ ô nhiễm không khí cao
  • Người trải qua các thay đổi về độ cao
  • Các bạn bị cúm, cảm lạnh, viêm xoang hoặc là có nhiễm trùng tai gần đây
  • Có dị tật bẩm sinh tại mũi, họng

Hình ảnh thực tế bệnh viêm tai giữa
Hình ảnh thực tế bệnh viêm tai giữa

Biến chứng viêm tai giữa mạn tính thường gặp là gì?

Bệnh viêm tai giữa gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: khiếm thính hoàn toàn, lỗ thủng màng nhĩ có khả năng vĩnh viễn không lành được, chuỗi xương con bị phá hủy.

Khi tình trạng viêm nhiễm lan rộng, các cơ quan lân cận đó cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, làm bệnh nhân cảm thấy chóng mặt do tổn thương hệ thống tiền đình, làm liệt mặt do tổn thương dây thần kinh mặt, gây viêm xương chũm, áp xe ngoài màng cứng, viêm não – màng não, hoặc áp xe não...

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa 

Bệnh sẽ tiến triển theo các giai đoạn khác nhau, nhưng càng về sau thì tổn thương tai lại càng nặng nề, mức độ nguy hiểm cũng tăng lên. Do đó, sớm chẩn đoán bệnh sẽ giúp bạn có những phương án điều trị cụ thể. 

Chẩn đoán lâm sàng

  • Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc vào những đợt viêm V.A; mủ chảy ra khá nhầy, dính và không thối, vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng nghe của bệnh nhân.
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ: Chảy mủ tai kéo dài, mủ có mùi đặc xanh, khá thối, có thể có cholesteatoma, có thể bị đau âm ỉ trong đầu hoặc là nặng đầu về phía bên tai bị bệnh.
  • Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Thường bị sốt cao và kéo dài, thể trạng nhiễm trùng một cách rõ rệt: ăn ngủ kém, hốc hác, suy nhược.

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Khám tai: mủ tai chảy kéo dài khá đặc, có mùi thối, có tổ chức cholesteatoma, màng nhĩ  bị phồng, xẹp lõm vào bên trong, đáy hòm nhĩ bẩn, có polyp ở hòm nhĩ
  • Cấy dịch tai nhằm để xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh phù hợp
  • Chụp CT Scan đầu hoặc là xương chũm để xác định sự nhiễm trùng lan tỏa ra bên ngoài tai giữa
  • Đo thính lực nhằm để xem tai có vấn đề gì không

Khám tai là một phương pháp của việc chẩn đoán cận lâm sàng
Khám tai là một phương pháp của việc chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán phân biệt

  • Phản ứng xương chũm khi viêm tai giữa cấp tính 
  • Viêm tai giữa khi xoắn khuẩn bệnh giang mai 
  • Viêm tấy hạch hoặc tổ chức liên kết ở sau tai
  • Viêm tai giữa sau lao phổi 
  • Nhọt, viêm ống tai ngoài

Các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính

Khi mắc bệnh, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa làm xét nghiệm và cho ra kết quả về mức độ bệnh lý. Theo đó, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm tai giữa.. Những dược phẩm này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng sưng, viêm nhiễm, phù nề, tiêu mủ, thu nhỏ lỗ thủng của màng nhĩ.

Tuy nhiên, đối với việc thủng màng nhĩ do viêm tai giữa gây nên thì thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả điều trị cao. Do vậy, việc chữa bệnh viêm tai giữa sẽ rất khó có thể đạt được hiệu quả tối đa nhất, bệnh cũng thường tái phát lại nhiều lần và không thể chữa trị triệt để.

Phẫu thuật khôi phục màng nhĩ

Phương pháp phẫu thuật khôi phục màng nhĩ là một phương án điều trị truyền thống cho các bệnh nhân đang mắc bệnh viêm tai giữa dạng loét xương cũng như là viêm tai giữa có cholesteatoma. Khi thực hiện phương án này, vùng ống tai ngoài và các bộ phận bị viêm nhiễm như: xoang nhĩ, xương chũm, màng nhĩ  sẽ được thông thoáng và tương thông với nhau.

Không những vậy, phẫu thuật khôi phục màng nhĩ còn có thể giúp hình thành khoảng trống phủ lên bề mặt da, tiêu diệt được những tác nhân gây bệnh và tổ chức viêm nhiễm tại xương chũm, màng nhĩ, xoang nhĩ và toàn bộ hốc vòi xoang nhĩ giúp ngưng tình trạng chảy mủ viêm.

Phẫu thuật khôi phục màng nhĩ là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả
Phẫu thuật khôi phục màng nhĩ là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả đối với bệnh viêm tai giữa

Điều trị bệnh nội khoa

Khi thực hiện dạng điều trị viêm tai giữa nội khoa, bệnh nhân và cả bác sĩ đều cần phải cân nhắc thật kỹ và làm kiểm tra về độ tổn thương, viêm nhiễm ở các tế bào ở xoang chũm nhằm để điều chỉnh mức độ điều trị sao cho hợp lý. 

Đầu tiên, cần thực hiện làm thuốc tai tại chỗ kết hợp với việc uống kháng sinh, kháng viêm. Lưu ý rằng những loại thuốc này cần phải được kê toa đúng loại thuốc và đúng liều lượng.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần phải thực hiện tái lập các điều kiện sinh lý đáng có từ ban đầu đối với vùng tai giữa cũng như các tổ chức liên quan. Bởi vì ở những bệnh nhân bị viêm tai giữa, những tác nhân gây viêm đã làm thay đổi nghiêm trọng niêm mạc hang chũm và vòm tai.

Bên cạnh đó, với phương pháp điều trị này, người bệnh cần cố gắng kiên trì thực hiện trong một thời gian dài thì mới có thể nhanh chóng khỏi bệnh. Và các loại thuốc kháng sinh sẽ được cân nhắc chọn lựa trong quá trình này sẽ là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh penicillin – cephalosporin
  • Nhóm thuốc phổ rộng cephalexin, cefuroxim, cefotaxime, đối với nhóm quinolon (lưu ý không được dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi)

Điều trị viêm tai giữa ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được những bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị rộng rãi kết hợp với với phẫu thuật chống viêm và khôi phục chức năng màng tai. Phương pháp này thường sẽ đạt được hiệu quả khá cao nhưng cần phải thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín để đạt kết quả mong muốn.

Trong quá trình điều trị viêm tai bằng các phương pháp trên, người bệnh nên kết hợp thêm với những loại thuốc kháng sinh toàn thân, những loại thuốc phù nề và làm thuốc tai hằng ngày.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa mãn tính

Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và khi bệnh đã được hình thành thì quá trình chữa trị sẽ tốn rất nhiều thời gian. Vì thế, thay vì chữa trị bệnh thì mọi người cần phải phòng tránh bệnh. Một số những cách phòng ngừa đơn giản mà lại hiệu quả:

  • Nhắc nhở trẻ nhỏ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng
  • Không được dùng chung đồ dùng ăn uống cá nhân 
  • Dạy trẻ nhỏ che miệng lại khi ho và hắt hơi
  • Cho bé bú sữa của mẹ trong 6 tháng đầu
  • Hạn chế cho trẻ ngậm bình sữa hoặc là núm vú giả
  • Chích ngừa định kỳ các loại cúm, tiêm vắc xin phế cầu và các loại vắc xin khác nhằm để giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh 
  • Ăn uống, vận động khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng
  • Tránh lại gần với môi trường có khói thuốc lá

Các thắc mắc thường gặp về bệnh lý:

Viêm tai giữa có nhất thiết phải mổ không?

Trong những trường hợp nếu như người bệnh đã thăm khám bệnh tại các trung tâm y tế, nhưng viêm màng giữa vẫn tiếp tục kéo dài và tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn thì bệnh nhân có thể được chỉ định mổ, nhằm làm giảm các biến chứng có khả năng xảy ra đối với thính giác.

Phương pháp mổ là một trong những cách điều trị bệnh
Phương pháp mổ là một trong những cách điều trị bệnh

Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm gì không?

Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm liên quan đến thính giác, nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, làm giảm thính lực thậm chí là gây nhiễm trùng lan đến não.

Bệnh viêm tai này bao lâu thì khỏi?

Nếu được chăm sóc hợp lý, ở mức độ nhẹ bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 2 đến 3 ngày. Còn với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Thông thường, đối với những trường hợp này, bệnh sẽ tốt lên sau 10 ngày điều trị. Với những bé trên 6 tháng tuổi, liều lượng thuốc kháng sinh sẽ giảm xuống chỉ còn 5 đến 7 ngày.

Ở mức độ nhẹ bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 2 đến 3 ngày
Ở mức độ nhẹ bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 2 đến 3 ngày

Bệnh có gây tình trạng thủng màng nhĩ không?

Trong trường hợp tai bệnh nhân xuất hiện mủ và mủ không được xử lý ngay thì sẽ gây ra tình trạng thủng nhĩ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất  nghiêm trọng đến khả năng nghe và nói.

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là tình trạng gì?

Đây là một loại viêm tai giữa trong hòm tai có biểu mô Malpighi sừng hoá. Đây là loại bệnh tích đặc biệt cần phải chú ý đến vì nó có đặc tính ăn mòn, phá hủy các thành phần của tai giữa và các cấu trúc lân cận rất nhanh và mạnh nên có thể làm suy giảm thính lực rõ rệt và dễ gây nên nhiều biến chứng. Đặc biệt, ở nước ta tỷ lệ xuất hiện bệnh bệnh lý này là rất cao.

Bệnh viêm tai giữa mạn tính là bệnh lý phổ biến về tai. Đây là một căn bệnh nguy hiểm vì những biến chứng của nó nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, nếu phát hiện bản thân không khoẻ hãy đến bệnh viện xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Không nên chủ quan khi các bạn thấy mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Chú ý không nên dùng thuốc linh tinh khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị.

Nếu các bạn cần tư vấn thêm hãy đặt lịch khám đến bệnh viện Đa khoa Phương Đông tại số hotline 1900 1816 để tránh mất thời gian chờ đợi.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,370

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám