Ù tai phải là bệnh gì?
Bệnh ù tai phải là tình trạng xuất hiện những âm thanh ảo do nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ có mỗi mình có người bệnh nghe được mà không có nguồn nào trong không gian. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi thường xuyên xuất hiện những âm thanh lạ ở bên tai, khi đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng về cuộc sống.
Ù tai khi ở mức độ nặng hơn có thể khiến cho người bệnh bị trầm cảm, cô đơn, tự tạo ra một rào cản vô hình tách biệt với xã hội. Căn bệnh này xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Ù tai phải nam và ù tai phải nữ thường có biểu hiện giống nhau khi tai bên phải bị xuất hiện những âm thanh ảo.
Đi kèm với biểu hiện đó, người bệnh còn có thể cảm thấy đau dữ dội ở vùng tai, đau đầu choáng váng, mất thăng bằng. Khi xì mũi bị ù tai phải làm sao khiến cho nhiều người lo lắng. Người bệnh cần lưu ý khi tình trạng ù tai phải kéo dài mà không rõ nguyên nhân gây nên bệnh. Bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán để có thể điều trị kịp thời.
Bệnh ù tai phải là một bệnh lý chuyên khoa về tai mũi họng thường gặp
Nguyên nhân gây nên bệnh ù tai phải
Trước khi tìm hiểu ù tai phải làm sao các bạn cần biết nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng ù tai phải như sau:
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ù tai phải. Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào ống tai giữa bằng nhiều con đường khác nhau gây viêm sưng và chảy dịch. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở trẻ em do cấu trúc tai chưa được phát triển hoàn thiện và sức đề kháng vẫn còn non yếu nên dễ mắc những bệnh về viêm nhiễm. Căn bệnh này nếu kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và thính lực.
Nguyên nhân gây nên bệnh ù tai là do bệnh nhân bị viêm tai giữa
Ráy tai nhiều
Nếu ráy tai của bạn quá nhiều tạo nên các nút ráy tau cũng là một trong số nguyên nhân gây nên hiện tượng ù tai. Ráy tai có nhiệm vụ chính là bảo vệ ống tai khỏi các tác nhân bên ngoài như nước, vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào lỗ tai. Tuy nhiên, một số người ráy tai quá nhiều và tích tụ lâu ngày sẽ gây nên bệnh lý ù tai.
Bệnh xơ cứng tai
Âm thanh sẽ được truyền vào tai thông qua các xương ở hệ thống tai giữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các xương này bị thay đổi bất thường khi người bệnh bị xơ cứng tai khiến các âm thanh không thể truyền qua các xương này gây nên hiện tượng ù tai phải. Bệnh lý này có tốc độ phát triển chậm nên nhiều bệnh nhân sẽ không phát hiện ra. Thế nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nên nguy cơ mất thính lực.
Bệnh rối loạn tiền đình
Căn bệnh này là tình trạng khi tai và não bộ bị tổn thương khiến cơ thể mất thăng bằng trong không gian. Người bệnh sẽ có những triệu chứng đó là ù tai, chóng mặt và buồn nôn. Khi bị tổn thương ở bên phải, bệnh nhân sẽ bị ù tai phải. Bệnh rối loạn tiền đình thường xảy ra ở những người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh.
Rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi cũng dẫn đến tình trạng ù tai
Khi dây thần kinh thính giác bị tổn thương
Dây thần kinh thính giác có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu âm thanh về não bộ và hỗ trợ giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi dây thần kinh thính giác bị tổn thương sẽ gây nên hiện tượng ù tai phải, cơ thể mất thăng bằng, chóng mặt. Bên cạnh đó, nếu bệnh tình không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ ảnh hướng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một hiện tượng cơ thể tích tụ nhiều chất béo ở thành động mạch tạo ra các mảng xơ vữa chít hẹp lòng mạch ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây nên hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu. Nếu xơ vữa động mạch ở tai sẽ dẫn đến tình trạng ù tai phải, tai trái.
Xơ vữa động mạch dẫn đến hiện tượng ù tai phải
Ù tai phải có dấu hiệu gì?
U tai phải là người bệnh nghe được những âm thanh khó chịu ở bên tai phải như tiếng ve kêu, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi,... Tình trạng tai phải thường xuyên bị ù và liên tục không dứt trong thời gian từ 2 đến 3 tuần sẽ được xem là ù tai kéo dài. Bệnh lý này sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, không nghe rõ được các âm thanh ở bên ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu khi bị ù tai
U tai phải có nguy hiểm không?
Những thông tin trên đã giúp bạn biết được bị ù tai phải là bệnh gì rồi đúng không? Vậy bệnh ù tai phải, tai trái có nguy hiểm không? Phần lớn tình trạng ù tai kéo dài sẽ không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe người bệnh. Thế nhưng lại khiến người bệnh luôn lo lắng, bất an, suy nhược cơ thể và thậm chí là gây nên trầm cảm.
Trong một số trường hợp, bệnh lý này còn đi kèm với một số triệu chứng như đau đầu, nghe kém nên người bệnh không được chủ quan. Đặc biệt với những người bị ù tai kéo dài thì cần đến thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thính lực của mình.
Bệnh ù tai kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến thính lực
Cách khắc phục tình trạng ù tai phải
Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gân nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Để có thể khắc phục được tình trạng ù tai phải, bạn cần phải bạn có thể tham khảo những bước như sau.
Khám bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
Khi bị ù tai, bệnh nhân nên đến những bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Phương Đông đang là cơ ở y tế chuyên khoa được rất nhiều người tin tưởng. Những máy móc thiết bị tại bệnh viện rất hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ chẩn đoán bệnh chính xác. Đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau.
Bạn nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
Sử dụng thuốc
Khi gặp phải hiện tượng ù tai phải, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như tolazoline, hydrochloride, buflomedil, almitrine,... khi được bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc này có tác dụng tăng lượng oxy trong máu giúp các mạch máu được lưu thông hơn. Đồng thời, chúng còn có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, co thắt tại vi mạch để hạn chế tình trạng ứ dịch trong tai.
Tuy nhiên, khi bị ù tai người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng hoặc sử dụng những loại thuốc gia truyền không rã nguồn gốc trên thị trường hay dùng những mẹo chữa ù tai phải đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kê để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của mình.
Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Một số cách phòng tránh bệnh ù tai phải
Bên cạnh việc thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý để tránh mắc bệnh ù tai phải, trái.
- Bạn nên thường xuyên vệ sinh những thiết bị sử dụng với thai hàng ngày như tai nghe, máy trợ thính,..
- Không nên sử dụng những loại chất có kích thích như thuốc lá, rượu bia,... Khi dùng những chất kích thích sẽ làm giảm lưu thông máu và ảnh hưởng đến cấu trúc tai gây nên tình trạng ù tai phải, ù tai trái.
- Khi sử dụng gạc bông có thể khiến cho ráy tau cọ sát vào màng nhĩ gây nên ù tai nên bạn không nên sử dụng miếng gạc bông để làm sạch lỗ tài.
- Khi trong môi trường có tiếng ồn lớn, bạn cần mang theo đồ bảo vệ tai để làm giảm về âm lượng của tiếng ồn.
- Không nên sử dụng tai nghe trong thời gian dài hoặc bật ở mức âm lượng quá to sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác của bạn.
- Những tiếng ồn sinh hoạt như máy cắt cỏ cũng gây nên chứng ù tai nên khi làm việc bạn nên mang theo nút bịt tai lại.
- Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh ù tai thường cao hơn những người bình thường. Những người bị béo phì dễ mắc bệnh về huyết áp cao sẽ khiến tai dễ nhạy cảm hơn với các tiếng ồn. Do đó, bạn nên duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có một vóc dáng cân đối và cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp phòng tránh được bệnh ù tai.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu sẽ hạn chế mắc phải nhiều bệnh lý.
Không nên sử dụng tai nghẹ trong thời gian dài để tránh ảnh hưởng đến tai
Bài viết trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ù tai phải. Bệnh lý này mang đến cho bạn nhiều bất lợi cho cuộc sống nên hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị một cách kịp thời.