Viêm thận bể thận cấp là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Phan Ngọc Linh

23-02-2023

goole news
16

Viêm bể thận cấp là một tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính. Bệnh này có thể gây các triệu chứng nguy hiểm và đột ngột. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng lúc thì có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc có sự can thiệp sớm của bác sĩ là vô cùng nghiêm trọng. Vậy viêm thận bể thận cấp tính là gì, triệu chứng và nguy hiểm như thế nào?

 

Viêm bể thận cấp là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính

Viêm bể thận cấp là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính

Viêm thận bể thận cấp tính là bệnh gì

Viêm bể thận cấp là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn cấp tính hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu trên. Bệnh này do các vi khuẩn xâm nhập, gây ra sự viêm nhiễm ở các bộ phận xung quanh như bể thận, các đài thận, nhu mô thận và niệu quản. 

Bệnh thường có những biểu hiện đột ngột đi kèm với các triệu chứng và dấu hiệu toàn thân bị viêm, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nếu bệnh quá nặng thì phải nhập viện. 

Viêm bể thận cấp khiến cho người bệnh đau dữ dội ở vùng hông lưng

Viêm bể thận cấp khiến cho người bệnh đau dữ dội ở vùng hông lưng

Nguyên nhân bệnh viêm thận bể thận cấp 

Bệnh viêm thận cấp là một bệnh nhiễm trùng, thông thường bệnh bắt đầu ở đường tiết niệu dưới dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua bộ phận niệu đạo, sau đó bắt đầu sinh sôi và lây lan đến bàng quang. Cuối cùng, vi khuẩn di chuyển đến thận thông qua niệu quản. 

Các loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh cho con người là các loại vi khuẩn gram âm. Ví dụ như Proteus,Klebsella, Enterobacter, Mirabilis và E.coli. Bên cạnh đó, những vi khuẩn gram dương cũng có thể tấn công cơ thể nhưng rất hiếm gặp như liên cầu, tụ cầu,... 

Các vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng tấn công ở những điều kiện phù hợp nếu người bệnh: 

  • Vừa mới phẫu thuật hệ tiết niệu.
  • Đang mắc phải bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu dưới.
  • Đường tiết niệu bị tắc nghẽn do bị các bệnh lý: có khối u ở thận, sỏi thận,...
  • Có các ổ viêm trong cơ thể người bệnh: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng, viêm nhiễm phụ khoa,...

Bệnh viêm bể thận cấp tính bắt đầu từ nhiễm trùng đường tiết niệu bởi vi khuẩn

Bệnh viêm bể thận cấp tính bắt đầu từ nhiễm trùng đường tiết niệu bởi vi khuẩn

Triệu chứng viêm thận bể thận cấp

Bệnh viêm bể thận cấp là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nên các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện tức thì trong vòng 2 ngày ngay sau khi bị vi khuẩn tấn công. Các biểu hiện của viêm thận bể thận cấp khởi phát bao gồm: 

  • Đau ở vùng lưng, bụng, bên hông hoặc bẹn. 
  • Mỗi khi đi tiểu cảm thấy rát, đau, tiểu gấp và tiểu nhiều lần. 
  • Sau khi đi tiểu thì nước tiểu có mủ, đục, có máu hoặc nước tiểu cũng có thể có mùi tanh. 
  • Sốt cao trên 38,9 độ C. 

Bên cạnh đó, còn có thể có các triệu chứng khác gồm: 

  • Cảm thấy đau ở vùng sườn lưng 1 bên hoặc cả 2 bên. Ngoài ra, còn có cảm giác đau dữ dội và cơn đau lan xuống phần bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài. 
  • Cơ thể bị lạnh run, ớn lạnh và có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. 
  • Có thể sờ thấy thận to và khi ấn vào thì gây cảm giác nhói đau ở người mắc phải. 

Có nhiều chuyên gia cho rằng có đến khoảng 20% người bệnh không có các biểu hiện ở bàng quang (nước tiểu có mủ, tiểu nhiều lần, tiểu bị rát hoặc đau,...) và có một số người không bị sốt cao. 

Hơn thế nữa, một số bài nghiên cứu về viêm bể thận cũng chỉ ra rằng bệnh xuất hiện nhưng lại không gây ra cơn đau cho người bệnh. Vì vậy, bệnh có nhiều biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng khác nhau. 

Bệnh nặng thường có xu hướng tấn công những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, đường tiết niệu bị tắc nghẽn, các phụ nữ mang thai và những người lớn tuổi trên 65 tuổi. 

Bệnh viêm thận cấp có thể gây nguy hiểm cho các phụ nữ mang thai

Bệnh viêm thận cấp có thể gây nguy hiểm cho các phụ nữ mang thai

Các biến chứng gây ra bởi bệnh viêm thận bể thận cấp

Bệnh viêm thận cấp là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như suy thận, nhiễm khuẩn huyết, áp xe thận và các vùng quanh thận, hoại tử thận,... 

  • Nhiễm khuẩn huyết: đây là tình trạng vi khuẩn di chuyển trong máu, biểu hiện của biến chứng này là nhiễm trùng toàn thân nặng, có thể gây ra cơ thể bị sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. 
  • Áp xe thận: đây là một hiện tượng các ổ mủ xuất hiện quanh thận do các mô mềm xung quanh thận bị nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng. 
  • Hoại tử nhú thận: nếu tình trạng nhiễm trùng ở thận trở nên nặng hơn và kéo dài có thể gây hoại từ bắt đầu từ các nhú thận và sau đó khiến một phần hoặc toàn bộ nhú thận bị chết. Nhú thận chính là nơi mở của ống thận và cũng là nơi giúp nước tiểu chảy vào niệu quản. Nếu nhú thận bị hoại tử, nhú thận sẽ bong ra và chảy theo nước tiểu khiến cho phần niệu đạo hoặc niệu quản bị tắc nghẽn. Nếu không có sự can thiệp của y khoa, nó sẽ trở nên nặng hơn nếu ứ mủ bể và người bệnh sẽ thấy đau quặn và bị suy thận cấp. 
  • Suy thận cấp: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm bể thận cấp. Dấu hiệu của biến chứng này là khi xét nghiệm máu thì nồng độ ure, creatinin tăng khá cao, vô niệu hoặc thiếu niệu. Tình trạng này còn dẫn đến những biến chứng khác như phù phổi cấp, tăng huyết áp cấp gây nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Viêm thận bể thận mạn hay suy thận mạn: bệnh viêm thận bể thận cấp có sự kháng lại các kháng sinh và có thể bị tái viêm thường xuyên. Nếu người bệnh không theo dõi, điều trị đúng  cách sẽ gây ra biến chứng viêm thận bể thận mạn hay suy thận mạn. Lúc này, bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chữa trị.
  • Tính trạng kháng kháng sinh: tình trạng này xảy ra là do tính chất đa đề kháng của các vi trùng và cũng do sử dụng liều kháng sinh không phù hợp, không đủ liều hoặc không đủ lâu. 

Các cách chẩn đoán viêm thận bể thận cấp

Để có thể đem lại kết quả chẩn đoán bệnh viêm bể thận cấp và tính trạng bệnh chính xác nhất thì bác sĩ sẽ áp dụng các cách chẩn đoán sau: 

  • Xét nghiệm nước tiểu: vì trong nước tiểu có protein niệu với <1g/24 giờ, có nhiều tế bào bạch cầu và hồng cầu và sự xuất hiện của tế bào mủ. 
  • Kết quả xét nghiệm máu: sau khi xét nghiệm máu, các bệnh nhân mắc bệnh viêm thận bể thận cấp thường có chỉ số bạch cầu tăng cao, nhất là sự tăng cao của bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu kèm theo dấu hiệu của suy thận cấp hoặc viêm bể thận mạn thì chỉ số creatinin và ure của máu cũng tăng cao. 
  • Cấy máu: phương pháp này giúp xác nhận vi khuẩn một cách chính xác gây ra bệnh viêm bể thận cấp. Đa số cách này thường chỉ định cho các người bệnh có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, rét run thường thấy ở bệnh nhiễm khuẩn. 
  • Cấy vi khuẩn niệu: phương này được sử dụng cho các người bệnh thường có triệu chứng phức tạp, cơn đau không rõ ràng nên bắt buộc phải xác định đúng loại vi khuẩn để áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, nó còn giúp đánh giá các chức năng của thận và được áp dụng kết hợp để tăng giảm lượng kháng sinh. 
  • Siêu âm: siêu âm không chỉ để kiểm tra sự bất thường của cấu trúc mà còn có thể thấy được khối giảm mật độ cùng với âm dội bên trong đối với bệnh nhân viêm bể thận cấp tính. Các yếu tố gây ra căn bệnh này cũng được dễ dàng phát hiện như khối u, giãn niệu quản, sỏi thận,... 

Ngoài ra, còn có một số cách chẩn đoán khác được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh này. Ví dụ như: chụp MRI, chụp CT, chụp bàng quang, chụp niệu đồ tĩnh mạch,... 

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán thường được dùng cho bệnh nhân

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán thường được dùng cho bệnh nhân

Các biện pháp điều trị viêm thận bể thận cấp

Nếu bệnh nhân có biểu hiện của bệnh là rét run hoặc đã dùng thuốc kháng sinh ngoại trú từ 3 đến 5 ngày nhưng không có tác dụng thì sẽ được chuyển qua điều trị nội trú.Nếu triệu chứng của bệnh nhẹ thì sẽ được theo dõi ngoại trú và uống kháng sinh. Trước khi dùng kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cấy máu và vi khuẩn niệu.

Trong quá trình đợi kết quả cấy vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh ngay và đồng thời bác sĩ cũng theo dõi sự đáp ứng của cơ thể đối với kháng sinh, điều chỉnh lại nếu cần thiết hoặc nhập viện để điều trị. 

Sử dụng thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh bằng cách uống trong vòng 14 ngày đối với người bệnh viêm thận bể thận cấp có những triệu chứng nhẹ. Sau khi uống thuốc kháng sinh, nếu tình trạng lâm sàng không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân vẫn còn sốt, bị mất nước, nước tiểu đục, đau,... thì sẽ chuyển vào khu điều trị nội trú. 

Các loại kháng sinh được bác sĩ kê đơn bao gồm: 

  • Fluoroquinolones, Cotrimoxazole.
  • Aztréonam, Cephalosporines thế hệ 2 hoặc thế hệ 3. 
  • Aminopénicillines: có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Acide clavulanique.
  • Aminoglycosides: có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với aminopénicillines.

Sử dụng liều kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ

Sử dụng liều kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ

Điều trị tại bệnh viện

Bệnh nhân sẽ được điều trị ở bệnh viện nếu có triệu chứng nặng, phụ nữ mang thai và những người có tiền sử hoặc có bệnh lý nền để bác sĩ theo dõi và điều trị. Đối với phụ nữ mang thai, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn vì bác sĩ phải cân nhắc kỹ khi chỉ định người bệnh uống thuốc kháng sinh. Chỉ được sử dụng các loại không làm ảnh hưởng đến thai nhi, hạn chế việc chụp X-quang và các sự thăm dò khác sẽ được thực hiện sau khi họ sinh con xong. 

Phẫu thuật

Bệnh viêm thận bể thận cấp tính có thể khiến thận bị tắc nghẽn hoặc dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Cả 2 biến chứng này đều nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu có sự can thiệp của phẫu thuật cấp cứu để xử lý tình trạng gây tắc nghẽn. 

Những thông tin được cung cấp bên trên sẽ giúp bạn biết được về nguyên nhân, triệu chứng của viêm thận bể thận cấp và bệnh có để lại nhiều biến chứng nguy hiểm không. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên, hãy nên đi bệnh viện ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau liên quan tới sức khỏe.

Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một bệnh viện y khoa uy tín và có trình độ chuyên môn về lĩnh vực khám chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,337

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám