Viêm VA cấp tính là một trong số các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp phổ biến nhất với trẻ em Việt Nam. Bệnh gây sốt cao, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho và có thể ảnh hưởng đến thính lực. Nếu không điều trị kịp thời, viêm VA có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang hoặc tiến triển thành mạn tính. Cách điều trị tập trung vào vệ sinh mũi họng, hạ sốt, uống thuốc, bổ sung dinh dưỡng,...
VA là gì? Viêm VA cấp tính là bệnh gì?
VA (Viêm amidan vòm) là một tổ chức lympho nằm trong vòm họng, ngay phía sau mũi. Thông thường, không khí sẽ đi qua khu vực này trước rồi mới vào phổi nên bộ phận này còn có vai trò như “người gác cổng” bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường hô hấp.
Viêm VA cấp tính là tình trạng VA bị tấn công do vi khuẩn hoặc virus, dẫn đến sưng viêm và tiết dịch mủ. Đây là một bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Mặc dù sau 6 tuổi, VA bắt đầu teo dần và hầu như biến mất khi trưởng thành tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, không nên chủ quan.

Viêm VA cấp tính là bệnh lý không, xảy ra khi các tổ chức lympho bị kích thích viêm và sưng to
Bệnh có thể xảy ra đơn độc hoặc đi kèm với viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang. Nếu không điều trị đúng cách, viêm VA cấp có thể tiến triển thành viêm VA mạn tính hoặc gây ra các biến chứng khác như viêm tai giữa,...
Các triệu chứng viêm VA cấp tính ở trẻ em
Đối tượng có nguy cơ mắc viêm VA cấp tính cao nhất là trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng tuổi hoặc trẻ em từ 3 - 4 tuổi với các biểu hiện điển hình như:
Sốt cao
- Trẻ có thể sốt nhẹ (37,5 - 38°C) hoặc sốt cao (39 - 40°C).
- Trẻ sốt cao có thể kèm theo mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn.
Chảy nước mũi
- Ban đầu nước mũi trong, sau đó chuyển thành đặc và có màu vàng hoặc xanh.
- Nước mũi chảy liên tục, có thể gây kích ứng vùng da quanh mũi.

Khi bị viêm VA, bé có thể bị chảy nước mũi liên tục
Nghẹt mũi
VA sưng to gây cản trở luồng không khí, khiến trẻ khó thở, ngạt mũi từ nhẹ đến nặng. Ban đầu, bé có thể chỉ bị ngạt mũi 1 bên sau đó bị ngạt mũi ở cả 2 bên.
Theo thời gian, bé có thể phải thở bằng miệng, nhất là khi ngủ, dễ gây khô miệng và ngủ ngáy. Đồng thời giọng nói cũng bị thay đổi, nếu là trẻ sơ sinh thì bé sẽ hay khóc hơn hoặc bỏ bú thường xuyên.
Ho
Người bệnh có thể không bị ho ngay mà bị ho vào ngày thứ 2,3 mắc bệnh. Nguyên nhân gây ho có thể đến từ dịch mũi chảy xuống họng, kích thích gây ho hoặc thở bằng miệng nhiều khiến miệng bị khô.
Lưu ý, bệnh nhân có xu hướng ho nhiều và dữ hội hơn vào ban đêm và sáng sớm.

Bên cạnh đó, ho cũng là triệu chứng phổ biến
Nghe kém
VA sưng lớn có thể làm tắc vòi nhĩ (ống thông giữa mũi và tai), khiến trẻ bị ù tai, nghe kém tạm thời. Nếu không được điều trị, viêm VA có thể lan đến tai giữa, gây viêm tai giữa. Khi đó ngoài chỉ định nạo VA, trẻ còn phải đặt ống thông màng nhĩ.
Các triệu chứng khác
Ngoài các vấn đề sức khoẻ kể trên, bé còn có thể gặp tình trạng cảm thấy mệt mỏi, hơi thở có mùi hôi, dễ tiêu chảy, nôn trớ, quấy khóc nhiều hơn, biếng ăn,....
Viêm VA cấp tính có nguy hiểm không? Khi nào tiến triển thành mạn tính?
Có. Không thể chủ quan với bất cứ bệnh lý nào, kể cả viêm VA cấp tính. Cha mẹ tuyết đối không nên đánh giá nhẹ bệnh lý viêm VA cấp tính bởi các biểu hiện rất nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt của trẻ.
Biến chứng thường thấy nhất là viêm VA cấp tính tiến triển thành viêm VA mãn tính. Khi đó, tình trạng viêm kéo dài, trẻ liên tục nghẹt mũi và chảy mũi. Nước mũi đặc, có mũ và chảy ra suốt ngày. Bệnh nguy hiểm ở chỗ trẻ thường cảm thấy khó thở khi ngủ hoặc bị ngừng thở khi đang ngủ.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao?
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp các vấn đề sức khoẻ khác như:
- Viêm tai giữa: Do tắc vòi nhĩ, vi khuẩn từ VA lan lên tai.
- Viêm mũi xoang: Dịch viêm kéo dài gây viêm xoang.
- Viêm thanh khí phế quản: Viêm lan xuống khí quản, gây ho nhiều và khó thở.
- Biến chứng xa: Vi khuẩn từ VA có thể theo máu đến các cơ quan khác, gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim.

Biến chứng của viêm VA phổ biến là viêm tai giữa (hình phải)
Viêm VA cấp tính điều trị như thế nào?
Tuỳ tình trạng bệnh lý, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bệnh lý theo các cách khác nhau như:
Điều trị cụ thể
- Dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen nếu sốt cao trên 38,5°C (phải tham khảo chỉ định của bác sĩ). Ngoài ra, bệnh nhân nên được chườm ấm, lau người bằng nước ấm để giúp hạ sốt tự nhiên.
- Vệ sinh mũi họng bằng cách:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để loại bỏ dịch mủ.
- Hút mũi nhẹ nhàng cho trẻ (đặc biệt là trẻ nhỏ chưa biết xì mũi).
- Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn họng (nếu trẻ lớn).
- Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc:
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu.
- Giữ ấm cổ họng, tránh gió lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, không gian ô nhiễm.
Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ hiệu quả

Bạn nên cho bé uống nhiều nước hơn khi hồi phục do viêm VA cấp
Phẫu thuật nạo VA
Chỉ định nạo VA hầu như không được chỉ định cho các trường hợp viêm VA cấp. Nó chỉ được cân nhắc khi bệnh nhi viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm hoặc điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả.
Có thể nói, viêm VA cấp là bệnh nhiễm trùng ở VA, phổ biến ở trẻ nhỏ, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tuy bệnh không đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang. Việc điều trị chủ yếu là chăm sóc tại nhà, vệ sinh mũi họng và hạ sốt, kết hợp dùng thuốc khi cần. Nếu VA bị viêm mạn tính hoặc gây biến chứng nặng, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật nạo VA.