Theo thống kê từ Bộ Y Tế, có 30 - 35% trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh lý mũi xoang trong số các bệnh nhân đến khám. Đồng thời, số lượng người mắc bệnh có xu hướng gia tăng. Trong số 5 loại viêm xoang, viêm xoang bướm được đánh giá là bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm 1 - 3% ca bệnh. Tuy nhiên, do vị trí đặc thù, bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt nếu không sẽ diễn biến thành các biến chứng như mờ mắt, viêm màng não, tụ dịch trong hốc mắt,...
Đây là bài viết thuộc chuyên mục Tin tức Tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và vùng mặt.
Viêm xoang bướm là gì?
Viêm xoang bướm là một dạng viêm xoang xảy ra ở xoang bướm, một hốc xoang nằm sâu trong hộp sọ, gần các dây thần kinh quan trọng như thần kinh thị giác và động mạch cảnh trong. Do vị trí đặc biệt này, bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng phức tạp như đau đầu vùng đỉnh, mờ mắt, sốt cao hoặc biến chứng nguy hiểm trong não.
Xoang bướm là một trong bốn loại xoang cạnh mũi, nằm phía sau mắt và dưới não. Xoang này có vai trò tạo chất nhầy để làm ẩm không khí hít vào và bảo vệ đường thở. Khi bị viêm, lớp niêm mạc xoang sưng lên, gây tắc nghẽn và tích tụ dịch nhầy, dẫn đến đau nhức hoặc nhiễm trùng.

Viêm xoang bướm là gì?
Điều đặc biệt là bệnh không xảy ra đơn độc mà thường đi kèm với một trong các vấn đề sức khoẻ mà thường đi kèm với các bệnh lý thuộc hệ hô hấp khác. Các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng cho hay, chỉ có 1 - 3% bệnh nhân bị viêm xoang bướm đơn độc trong số các trường hợp bị viêm.
Nguyên nhân gây viêm xoang bướm
Bệnh xảy ra chủ yếu do nhiễm trùng từ vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, virus hoặc nấm. Trên thực tế, người bệnh thường bị các tác nhân gây bệnh này qua:
- Cảm lạnh thông thường: Gây tích tụ chất nhầy, khiến lỗ thông xoang bị tắc nghẽn.
- Dị ứng theo mùa: Dị ứng phấn hoa hoặc các yếu tố môi trường có thể kích thích viêm. Khoảng 20% trường hợp viêm xoang bướm tại Việt Nam năm 2025 liên quan đến yếu tố này.
- Lệch vách ngăn mũi: Khi vách ngăn giữa hai lỗ mũi bị cong, không khí lưu thông kém dễ dẫn đến viêm xoang.
- Polyp mũi: Những khối u lành tính trong niêm mạc mũi gây cản trở đường thở.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Người hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Môi trường ô nhiễm: Khói bụi và hóa chất độc hại làm kích thích niêm mạc, gia tăng nguy cơ phát triển của bào tử nấm, vi khuẩn và virus. Điển hình, có thể kể đến nghiên cứu tại Hà Nội năm 2025 cho thấy 30% người sống ở đô thị có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với vùng nông thôn.

Cảm lạnh là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh viêm xoang
Triệu chứng nhận biết viêm xoang bướm
Triệu chứng của bệnh không dễ nhận biết do vị trí xương bướm sâu trong hộp sọ. Tuy nhiên, bệnh cũng có một số biểu hiện hết sức rõ rệt như:
- Đau nhức vùng sau mắt hoặc đỉnh đầu, trán, thái dương, vùng quanh hốc mắt, vùng chấm. Cơn đau có thể lan rộng và tăng lên khi cúi đầu hoặc nằm ngửa.
- Nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực tạm thời hay giảm thị lực ở bên xương bướm bị tổn thương
- Dịch mũi chảy ngược xuống họng gây ho kéo dài hoặc cảm giác vướng họng. Ngoài ra một số người còn bị chảy máu mũi
- Đau tai, buồn ngủ
Cách chẩn đoán viêm xoang bướm
Để chẩn đoán viêm xoang bướm, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương thức chẩn đoán như sau:
- Khai thác tiền sử bệnh và triệu chứng để nắm bắt thông tin về tình trạng sức khoẻ ban đầu, đánh giá thời gian, mức độ của tình trạng viêm xoang.
- Nội soi mũi: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp niêm mạc mũi, phát hiện polyp hoặc dịch mủ nếu có.
- Chụp CT scan: Được chỉ định khi cần xác định chính xác vị trí viêm, đặc biệt nếu có dấu hiệu biến chứng.
- Xét nghiệm vi sinh từ dịch mũi: Phương pháp này giúp xác định chính xác tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc nấm để có cách điều trị phù hợp.
Viêm xoang bướm có nguy hiểm không?
Viêm xoang bướm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng do gần các cơ quan quan trọng như não và mắt nếu không được điều trị kịp thời. Trên thực tế lâm sàng mặc dù biến chứng của bệnh khá ít xảy ra nhưng tình trạng viêm và nhiễm trùng trong xương bướm có thể lan sang các mô xung quanh và đẫn dến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
- Biến chứng thị giác: Viêm lan rộng có thể gây mờ mắt, giảm thị lực hoặc mù tạm thời. Theo nghiên cứu năm 2025, 3% bệnh nhân viêm xoang bướm nặng gặp vấn đề về thị giác.
- Tổn thương thần kinh: Viêm nhiễm kéo dài có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ, dẫn đến tê mặt hoặc rối loạn cảm giác.
- Ảnh hưởng nội sọ: Viêm xoang bướm có thể lan đến não, gây áp xe ngoài màng não, áp xe não hoặc viêm màng não. Tình trạng này rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên tới 20% nếu không điều trị kịp thời.
- Tụ dịch trong hốc mắt: Khi mủ từ xoang bướm lan sang ổ mắt có thể gây sưng, đỏ và đau dữ dội, cần can thiệp y tế ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm mô té bào hốc mắt hay huýet khối xoang hang, phình động mạch nhiễm trùng,...

Áp xe là một trong số các biến chứng nội sọ nguy hiểm
Phương pháp điều trị viêm xoang bướm
Cách điều trị bệnh thương thường là dùng thuốc kháng sinh nếu nhiễm khuẩn, hoặc corticosteroid để giảm viêm. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch nhầy. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật nội soi xoang được áp dụng để thông thoáng xoang, với tỷ lệ thành công khá cao.
Trong đó, bệnh nhân thường được chỉ định dùng kháng sinh trong 10-14 ngày để tiêu diệt vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae. Nếu viêm do dị ứng hoặc không nhiễm khuẩn, corticosteroid dạng xịt sẽ giúp giảm sưng niêm mạc hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được khuyến cáo dùng nước mũi sinh lý để loại bỏ dịch nhầy và giữ đường thở thông thoáng.
Đối với phẫu thuật, phương pháp này thường được được áp dụng khi thuốc không hiệu quả hoặc có biến chứng. Phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi chức năng xoang (FESS) sử dụng ống nội soi để làm sạch mủ, loại bỏ polyp hoặc chỉnh sửa cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn mũi.
Cách phòng ngừa viêm xoang bướm
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm xoang nói chung, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày để loại bỏ bụi bẩn và dịch nhầy.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc khói bụi, hóa chất độc hại hoặc môi trường ô nhiễm.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
- Điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng để ngăn ngừa viêm xoang bướm tiến triển.
Lưu ý: Đây là bệnh có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu chủ quan. Ngay khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu sức khoẻ bất thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc sức khoẻ và điều trị kịp thời!

Hãy chủ động đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Nếu bạn đang gợi ý địa chỉ thăm khám Tai mũi họng uy tín thì gợi ý bạn đến Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ thăm khám. Đây là chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và hết sức tâm huyết với nghề, kết hợp với hệ thống trang thiết bị hàng đầu chắc chắn sẽ đem đến trải nghiệm y tế an tâm, hài lòng cho mọi quý khách hàng.
Có thể nói, viêm xoang bướm là bệnh lý tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên theo sát mọi biểu hiện bất thường (nếu có) và thă khám càng sớm càng tốt để hạn chế các rủi ro về mặt sức khoẻ.