Bà bầu bị viêm xoang: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh khi mang thai

Nguyễn Thị Điệp

26-03-2024

goole news
16

Bệnh viêm xoang khá phổ biến và không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý này gây sự khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Đặc biệt, khi mang thai hệ miễn dịch suy yếu nên dễn khiến mẹ bầu bị viêm xoang. Cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là một bệnh lý về hô hấp đang ngày càng phổ biến. Các khoang/hốc rỗng nằm sau xương gò má và trán được gọi là xoang. Xoang có bốn loại gồm xoang bướm, xoang hàm, xoang sàng, xoang trán. 

Viêm xoang là tình trạng xoang bị tích tụ chất lỏng, chất nhầy. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bà bầu bị viêm xoang (phải) có dịch trong khoang sau xương gò má và trán.

Bà bầu bị viêm xoang (phải) có dịch trong khoang sau xương gò má và trán.

Biểu hiện của mẹ bầu bị viêm xoang

Các biểu hiện đặc trưng của bà bầu bị viêm xoang có thể kể đến như:

  • Hắt hơi, sổ mũi, tắc, nghẹt mũi.
  • Mũi bị chảy dịch, có thể loãng hoặc đặc, có màu vàng nhạt, xanh nhạt hoặc đậm màu khi bị nặng.
  • Dịch mũi có mùi hôi, khó chịu hoặc mùi khác lạ. Khứu giác giảm khi mẹ bầu bị viêm xoang.
  • Có thể bị sốt, thường là sốt ở mức độ nhẹ.
  • Khó chịu, đau và nhức (tùy tình trạng mà mức độ đau khác nhau) ở thái dương, giữa hai hốc mắt, khắp khu vừng vùng mặt.
  • Tùy vào thể loại, mẹ bầu bị viêm xoang còn có các biểu hiện như đau nhức răng (xoang hàm); đau gáy (xoang bướm)...

Nếu có các biểu hiện trên, mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ để có phương hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm xoang

Có khá nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở bà bầu. Đó có thể là vi khuẩn, virus, dị ứng, polyp mũi, nhiễm nấm, môi trường ô nhiễm. Do hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai, nên bà bầu rất dễ bị viêm xoang do vi khuẩn, virus tấn công, do cúm lâu ngày dẫn đến xoang… Hormone progesterone và estrogen gia tăng trong quá trình mang thai còn khiến tình trạng viêm xoang có thể nặng hơn.

Nguyên nhân mẹ bầu bị viêm xoang có thể do cúm kéo dài.

Nguyên nhân mẹ bầu bị viêm xoang có thể do cúm kéo dài.

Mẹ bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng đến em bé không?

Thai nhi được bảo vệ bởi nhau thai. Nhau thai này có khả năng sàng lọc độc tố gây nhiều bệnh tật. Khi mẹ bầu bị viêm xoang không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Viêm xoang chủ yếu gây mệt mỏi, khó chịu cho thai phụ. Nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, tâm trạng người mẹ. Do đó viêm xoang có thể ảnh hưởng gián tiếp tới em bé thông qua việc làm giảm sút sức khỏe và tinh thần người mẹ.

Biến chứng khi bà bầu bị viêm xoang

Như đã đề cập ở trên, mặc dù viêm xoang không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu nhiễm bệnh vẫn có thể gặp biến chứng.

  • Viêm amidan mãn tính tức amidan bị viêm nhiễm kéo dài.
  • Viêm thanh quản với các biểu hiện như khàn giọng, đau họng, nuốt đau, cảm giác vướng víu ở cổ họng…
  • Viêm dây thần kinh thị giác khiến mắt khó chịu, đau nhức, giảm thị lực.
  • Viêm mí mắt/ túi lệ hay nhiễm trùng mắt…
  • Viêm màng não khiến thai phụ đau đớn, buồn nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang (mạch máu bị tắc, hình thành huyết khối tĩnh mạch xoang hang).

Mẹ bầu bị viêm xoang có thể đối diện với biến chứng không mong muốn như viêm amidan mãn tính.

Mẹ bầu bị viêm xoang có thể đối diện với biến chứng không mong muốn như viêm amidan mãn tính.

Mẹ bầu bị viêm xoang nên làm gì?

Khi có dấu hiệu và nghi ngờ mắc bệnh viêm xoang, tốt nhất các mẹ nên thăm khám sớm. Bởi lẽ mẹ không nên để tình trạng này kéo dài hoặc tùy ý dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến em bé.

Việc điều trị viêm xoang cho mẹ bầu có thể sử dụng thuốc kết hợp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng:

  • Sử dụng thuốc trị viêm xoang cho mẹ bầu. Bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc an toàn với phụ nữ mang thai.
  • Điều trị, giảm nhẹ triệu chứng bằng các thuốc giảm đau, giảm viêm, loãng dịch…
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối Natri Clorid 0,9%.
  • Xông mũi bằng tinh dầu hoặc các loại lá như lá chanh, tía tô, lá bạc hà, lá trầu không… Có thể xông 1-2 lần/ngày.
  • Súc miệng, sát khuẩn miệng bằng nước muối có thể giảm đau họng.
  • Khi ngủ có thể kê gối cao (không nên cao quá) giúp giảm khó thở, thuận lợi cho việc dịch chảy ra ngoài.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm:

Phòng ngừa viêm xoang khi mang thai

Để phòng ngừa bà bầu bị viêm xoang cần tăng đề kháng cho cơ thể bằng cách kết hợp ăn uống, vận động hợp lý. Ngoài ra, các mẹ nên tham khảo các cách phòng ngừa sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người vì dễ lây mầm bệnh, gồm cả cúm, cảm lạnh…
  • Ra ngoài nên đeo khẩu trang và sát khuẩn đầy đủ giúp hạn chế bị nhiễm bệnh.
  • Trong thời gian mang thai hạn chế tiếp xúc, nuôi chó mèo vì có thể nhiễm bệnh và dị ứng với lông động vật.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh (đi tất, quàng khăn, mặc áo ấm, đi bao tay…)
  • Vào giai đoạn chuyển mùa, mẹ bầu dễ bị ảnh hưởng sức khỏe. Nên có sự chuẩn bị bằng cách tăng cường thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C, kẽm,…
  • Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu duy trì việc bổ sung sắt, canxi, vitamin, axit folic đầy đủ.
  • Khám thai định kỳ, nhờ bác sĩ tư vấn để biết cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý.
  • Giữ môi trường sinh hoạt, phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát và trong lành nhất có thể.

Nhờ bác sĩ tư vấn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh xoang.

Nhờ bác sĩ tư vấn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh xoang.

Nếu có các thắc mắc liên quan đến chủ đề bà bầu bị viêm xoang, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn chi tiết. Để đặt lịch thăm khám sức khỏe, khám thai và đăng ký gói thai sản vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ Hotline 1900 1806.

1,268

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám