Viêm xương hàm là gì? Viêm xương hàm có nguy hiểm không?

Hoàng Hải

14-02-2023

goole news
16

Viêm xương hàm là tình trạng các khớp xương bị rối loạn, về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như mặt mất cân đối, đau đầu, ù tai,...hoặc nguy hiểm hơn là giãn khớp.Vậy dấu hiệu của bệnh viêm xương hàm là gì và điều trị như thế nào?

Tổng quan về bệnh viêm xương hàm

Xương hàm thuộc khối xương mặt và bao gồm xương hàm trên và xương hàm dưới. Trong đó, xương hàm trên là xương xốp,  gồm hai xương đối xứng nhau qua một mặt phẳng dọc chính giữa, tiếp khớp với các xương khác để tạo thành các hố mắt, hốc mũi, vòm miệng, xoang hàm và nền sọ. Còn xương hàm dưới là xương thấp, lớn nhất và khỏe nhất và có khả năng cử động được trong hệ xương mặt.

Viêm xương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng các cơ mặt xung quanh làm các cơn đau xuất hiện theo chu kỳ, gây ra cơn co thắt cơ và làm mất cân bằng các khớp nối xương hàm với sọ. Điều này gây bất tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi ăn, uống hay nói chuyện.

Bệnh tuy không gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nó gây đau và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, bạn cần sớm điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra viêm xương hàm

Chấn thương xương hàm hoặc khớp thái dương hàm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh này. Bên cạnh đó còn có một số tình trạng bệnh lý khác như:

  • Biến chứng của mọc răng: Thời kỳ mọc răng sẽ có sự tráo trộn của xương hàm, chân răng lúc này còn non nên có nhiều khe kẽ để vi khuẩn có thể xâm nhập. Đặc biệt, khi răng khôn mọc lệch gây lợi trùm làm cho răng bị giắt thức ăn, cộng với xỉa răng dẫn đến viêm.
  • Do sâu răng: sâu răng để lâu sẽ dẫn đến viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm phần mềm hoặc viêm xương. Môi trường hoại tử rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lan qua các lỗ cuống răng gây viêm xương hàm và phần mềm. Các răng sữa mới mọc ít gây viêm phần mềm mà chỉ gây abces dưới màng xương vì chân răng ngắn.
  • Các chấn thương hàm mặt: vết thương ở phần mềm, gãy hở có mảnh vụn, gãy qua chân răng,...đều có thể làm xương hàm bị viêm.
  • Do các khối u: nhiễm khuẩn từ các khối u lành tính, ác tính, đặc biệt là khối u có liên quan đến xương hàm thì nguy cơ xương hàm bị viêm là rất cao.
  • Nhiễm khuẩn: bệnh xương hàm bị viêm có thể do nhiễm khuẩn qua da, niêm mạc, nhiễm khuẩn huyết,...
  • Do bị lão hóa: khi tuổi càng cao thì sự lão hóa xương càng nhanh, dẫn đến các khớp bị mài mòn.
  • Một số tác nhân như: bệnh sởi, cúm, lao, giang mai,...

nguyên nhân khiến xương hàm bị viêm

Các nguyên nhân gây ra bệnh xương hàm bị viêm

Ngoài ra, còn có một số thói quen xấu dễ gây ra tình trạng viêm xương hàm như:

  • Thói quen nghiến răng sẽ gây ra áp lực lớn và liên tục lên khớp thái dương hàm, từ đó khiến hàm bị lệch.
  • Khi ăn hay nhai một bên hoặc hay ăn những thực phẩm cứng, khó nhai
  • Stress dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ tạo thói quen nghiến răng khi ngủ….

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xương hàm

Các biểu hiện của bệnh viêm xương hàm thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về răng miệng như sưng lợi, đau nhức răng,...Do đó bạn cần phân biệt rõ các dấu hiệu của bệnh lý này để từ đó điều trị kịp thời.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm xương hàm là đau nhức, sưng tấy một hoặc hai bên mặt. Ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ có cảm giác đau nhức nhẹ và có thể sử dụng thuốc giảm đau, tuy nhiên cơn đau sẽ ngày một tăng dần theo tình trạng bệnh.

Cơn đau có xu hướng lan rộng đến trong hàm và xung quanh tai. Khi đó người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc đóng mở hàm, ăn uống,...

Ngoài những biểu hiện phổ biến trên, người bệnh còn có thể nhận thấy các triệu chứng khác như mỏi cổ, đau nhức tai, chóng mặt,nổi hạch,phì đại cơ nhai,...

Khi gặp phải những triệu chứng như vậy bạn nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

đau 1 bên hàm là triệu chứng của bệnh

Đau một bên hàm là triệu chứng phổ biến của bệnh

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm xương hàm

Vì là bệnh liên quan đến răng, mà bệnh có thể phát sinh từ bế nên bệnh viêm xương hàm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Đặc biệt là nữ giới ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh thì sẽ có nguy cơ bị đau xương hàm nhiều hơn.

Biến chứng của bệnh viêm xương hàm

Bệnh này tuy không làm nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

  • Giãn khớp: Các khớp bị dãn sẽ làm tăng nguy cơ trật khớp, dính khớp.
  • Viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng: Người bệnh có thể bị sưng ở vùng dưới hàm sàn miệng và có thể lan nhanh ra vùng cổ, ngực,...Miệng sẽ ở tư thế há, lưỡi để lên cao gây khó nuốt, khó thở,..
  • Biến dạng xương hàm: Nếu không kịp điều trị kịp thời, các vùng xương viêm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể bị phá vỡ cấu trúc xương gây nên biến dạng.

biếm chứng của bệnh viêm xương hàm

Biến chứng

Biện pháp chẩn đoán viêm xương hàm

Khi bạn đến tìm đến bệnh viện để thăm khám thì bác sĩ sẽ có một số phương pháp chẩn đoán bệnh sau:

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng:

  • Phần má sưng tấy, đỏ
  • Răng bị sâu, tủy hoại tử gây đau nhức, âm ỉ hoặc dữ dội
  • Da thâm đỏ, vùng trung tâm khối sưng có thể có mủ rỉ ra
  • Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao,...

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Tiến hành chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân gây xương hàm bị viêm.
  • Xét nghiệm máu tiền phẫu để biết bạch cầu có tăng hoặc không

Phương pháp điều trị viêm xương hàm

Điều trị dùng thuốc

Sử dụng thuốc tây là một trong những biện pháp hiệu quả để điều trị và ngăn ngừa viêm xương hàm. Những thành phần trong thuốc sẽ có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng sưng ở xương hàm. Ngoài ra, trong thuốc còn chứa những thành phần có tác dụng kháng viêm và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân là:

  • Sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, diclofenac, mobic,.....
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid dùng dạng tiêm có thể hạn chế tình trạng đau cơ,viêm khớp.
  • Thuốc giãn cơ: sử dụng trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Thuốc chống trầm cảm nortriptyline, amitriptylin,...dùng trước khi đi ngủ để giảm đau cho một số bệnh nhân.
  • Botulinum:được tiêm vào các cơ hàm nhằm giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm.

dùng thuốc để điều trị xiêm xương hàm

Dùng thuốc để điều trị xương hàm bị viêm là một cách hiệu quả

Điều trị không dùng thuốc

  • Phẫu thuật: đây được xem là phương pháp chữa trị cuối cùng khi điều trị bằng các phương pháp khác không đạt hiệu quả. Mục đích của việc can thiệp là giúp người bệnh sửa chữa hay thay thế các phần khớp bị tổn thương nhằm điều trị bệnh.
  • Điều trị nha khoa: mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình răng bị mất, hay thay chất trám nếu cần thiết.Khi điều trị bằng phương pháp này bệnh nhân cần phải chịu đựng một số cơn đau nhức, khó chịu.
  • Chọc rửa khớp: nhằm loại bỏ những mảnh vụn hoặc những sản phẩm phụ viêm.
  • Ngoài ra người bệnh còn có thể giảm thiểu tổn thương của bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt như không ăn thức ăn cứng hoặc dai, tránh nghiến răng, cắn móng tay, chống cằm, hạn chế stress,...

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xương hàm

Để không mắc những bệnh liên quan đến hệ xương mặt, đặc biệt là vấn đề về xương hàm thì mọi người cần chú ý để phòng ngừa bệnh:

  • Cần chọn những loại thức ăn mềm, dễ nhai để không ảnh hưởng đến cơ hàm.
  • Hạn chế nhai một bên để tránh tình trạng xương hàm bị lệch.
  • Loại bỏ những thói quen xấu tác động đến xương hàm như ngủ cắn răng,nghiến lợi,...
  • Dành 10-15 phút mỗi ngày để massage và xoa bóp vùng dưới cằm.
  • Cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám răng định kỳ,phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân chỉnh thời gian làm việc, tránh căng thẳng thần kinh, lo âu, áp lực,…
  • Tuyệt đối không được tự ý áp dụng theo những cách dân gian hay tự ý mua thuốc theo đơn của người khác vì có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Bệnh viêm xương hàm là một căn bệnh có những biến chứng nguy hiểm khó lường nên bất kì ai cũng phải đề phòng các triệu chứng của căn bệnh này. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh,người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Bệnh viện Phương Đông là một cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao, chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho mọi người những kết quả thật chuẩn xác và đưa ra những hướng điều trị bệnh hiệu quả. Hãy đến với bệnh viện Phương Đông để được thăm khám kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11,357

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám