Vôi hoá cột sống là gì?
Khi khoáng chất canxi lắng đọng và tích tụ vào thân đốt sống, mấu gai và mấu ngang gây nên tình trạng vôi hoá cột sống.
Khi đó, các dây thần kinh trung ương và các cơ quan thụ cảm bị chèn ép nặng nề gây cảm giác đau đớn ở vùng cổ và lưng. Đây là bệnh lý thuộc nhóm thoái hoá cột sống. Theo các bác sĩ, bệnh này xảy ra ở những người trên 40 tuổi khi có dấu hiệu lão hoá.
Ngoài ra, những thanh niên cũng có khả năng mắc bệnh này khi làm việc quá sức, ít vận động, sai tư thế ngồi. Hiện nay, người bệnh thường gặp vôi hoá cột sống cổ và ở lưng. Vì thế, cần đến khám định kỳ để phát hiện kịp thời những triệu chứng sơ khai của bệnh và xử lý dứt điểm.
Hình ảnh vôi hóa cột sống
Nguyên nhân gây ra vôi hoá cột sống
Sự chèn ép khiến cơn đau xuất hiện ở vùng lưng và cổ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:
Khi càng lớn tuổi, xương khớp càng dễ bị thoái hoá, nguy cơ tích tụ canxi ở thân đốt sống, mấu gai và mấu ngang càng cao. Nếu càng lớn tuổi mà ít vận đông cơ thể hoặc làm việc quá sức sẽ gây khó khăn cho hoạt động tái tạo xương khớp. Theo nhiều nghiên cứu, nam giới lao động nhiều và nặng hơn nữ giới nên là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất.
Những chấn thương đến từ tuỷ sống hoặc các rễ thần kinh sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Những chấn thương đến từ tai nạn hay làm việc sẽ khiến đốt cột sống bị biến đổi. Nếu mức độ bị thương nhẹ thì các khớp xương sẽ tự phục hồi theo thời gian. Nếu chấn thương nặng việc phục hồi và tái tạo xương mới sẽ gây biến đổi nghiêm trọng đến cột sống, nhiều trường hợp xuất hiện vôi cột sống hoặc gai cột sống. Do ít vận động cơ thể:
Nhiều người làm việc văn phòng nên ít có thời gian để cơ thể hoạt động, khiến lưu thông máu bị ảnh hưởng. Nếu ngồi một chỗ quá lâu, các khớp xương bị chèn ép nhiều, khí huyết lưu thông kém, hoạt động của các tế bào xương không thực hiện gây nên vôi hoá cột sống. Đây là nguyên nhân mắc bệnh nhiều nhất ở bạn trẻ.
-
Do sai tư thế khi làm việc
Không chỉ riêng dân văn phòng mà những công nhân lái xe, công nhân bốc vác, … buộc phải duy trì một tư thế lâu hoặc vận động mạnh sẽ khiến khớp xương bị chèn ép nặng nề. Nếu để lâu mà không thay đổi tư thế, sức ép càng nhiều dễ dẫn đến cột sống bị vôi hoá thậm chí còn bị cong vẹo cột sống hoặc đau cổ.
Khi trọng lượng cơ thể nặng hơn so với bình thường sẽ chèn ép những khớp xương. Điều này hoàn toàn có thê khắc phục nếu có kế hoạch giảm cân phù hợp.
-
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Người bệnh không được bổ sung lượng canxi theo tiêu chuẩn khiến xương không đủ dưỡng chất. Ngược lại cung cấp nhiều hơn quy định sẽ khiến thừa canxi gây vôi cột sống.
Thừa cân là một trong những nguyên nhân khiến đốt sống bị chèn ép.
Triệu chứng thường gặp khi bị vôi hoá cột sống:
Khi bị cột sống bị vôi hoá, dấu hiệu điển hành là đau nhức cột sống ở vùng cổ, vùng thắt lưng, vùng hông và vai. Nguyên nhân đến từ sự suy giảm hoạt động cột sống khiến các xương gai chèn ép lên các cơ, dây thần kinh gây cảm giác đau đớn. Mức độ đau nhức ngày càng tăng nếu người bệnh vận động nhiều, nếu nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ thuyên giảm.
Các nhánh gai sẽ tác động trực tiếp vào dây thần kinh, khi đó vùng thắt lưng và vùng cổ có cảm giác tê bì. Nhiều trường hợp để lâu ngày khiến các cơ bị teo và các chi mất dẫn hoạt động.
-
Cảm giác chóng mặt, ù tai
Cơn đau nhức không chỉ xuất hiện ở tay chân, vùng cổ, hông và thắt lưng mà nhiều cơ quan khác. Nhiều ca mắc bệnh ghi nhận bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, dễ bị ù tai và trí nhớ bị suy giảm.
Khi bị gặp tình trạng này, ống tuỷ có xu hướng bị thu hẹp lại. Hậu quả là người bệnh không thể tự chủ trong quá trình tiểu tiện.
Đối tượng dễ mắc bệnh vôi hoá cột sống:
Căn bệnh này diễn đa số ở những người lớn tuổi, tuy nhiên những thanh niên cũng có nguy cơ bị vôi hoá ở cột sống cao do áp lực cuộc sống. Các bác sĩ đã chỉ ra những yếu tố tăng khả năng mắc căn bệnh liên quan đến cột sống này:
- Tuổi tác: những người lớn tuổi.
- Nghề nghiệp: dân văn phòng buộc phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ liên tục, ít vận động cơ thể trong một người. Nhiều người công nhân làm việc bốc vác quá tải, sai tư thế khi làm việc.
- Chế độ dinh dưỡng: Không đáp ứng nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Nhiều người béo phì, thừa cân khiến cột sống dễ bị chèn ép từ đó bị vôi hoá ở cột sống lưng.
Ngồi quá lâu sẽ khiến đốt sống bị ảnh hưởng.
Những biến chứng nguy hiểm của vôi hoá cột sống
Cột sống là nơi chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Bất cứ sự tổn thương và biến đổi ở đốt sống đều có khả năng gây vôi hoá cột sống. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến gây sự bất tiện trong sinh hoạt, cần được điều trị kịp thời nếu không người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh. Đĩa đệm giữa hai đốt sống bị bào mòn và gây thoát vĩ đĩa đệm.
- Cong vẹo cột sống hoặc biến dạng khớp xương: Biến chứng này thường gặp nếu mắc bệnh cột sống vôi hóa kèm theo xẹp đốt sống và thoát vị đĩa đệm.
- Tuỷ sống bị thu hẹp: Sự chèn ép đến từ các gai xương khiến không gian trong tuỷ sống dẫn thu hẹp theo thời gian.
- Tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình: Những triệu chứng của rối loạn tiền đình gồm hoa mắt, chóng mặt, ù tai và trí nhớ suy giảm đáng kể. Đây là biến chứng phổ biến vì các đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều các dây thần kinh quan trọng.
- Thiếu năng hệ động mạch đốt sống phân liệt: Các mạch đốt sống ở cổ bị gai cột sống chèn ép, gây cảm giác hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi và trí nhớ bị suy giảm.
- Rễ thần kinh bị chèn ép: Tình trạng bệnh này khiến các dây thần kinh gián đoạn hoạt động truyền dẫn thông tin đến não. Đáng chú ý là nhiều người còn bị bại liệt một hoặc hai tay, cảm giác tứ chi bị rối loạn.
Phương pháp chẩn đoán vôi hoá cột sống
Chẩn đoán tình trạng bệnh có vai trò quan trọng, điều này giúp bác sĩ nhận biết nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Những phương pháp thường dùng bao gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng bất thường của bệnh nhân như đau nhức mỏi vai, vùng thắt lưng, tay chân và vùng hông.
- Chụp X - quang để dễ quan sát những tổn thương ở cột sống.
- Chụp CT cho biết mức độ nghiêm trọng của bệnh và những biến chứng của bệnh (nếu có).
- Chụp MRI để xác định vị trí chính xác vùng đốt sống bị biến đổi.
Xác định vị trí vôi hóa ở cột sống bằng cách chụp MRI ở BVĐK Phương Đông.
Cách điều trị khi mắc bệnh vôi hoá cột sống
Chữa bệnh vôi hoá cột sống có nhiều phương pháp thực hiện, tuỳ vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân được chỉ định những liệu trình phù hợp.
Thuốc chống viêm, giảm đau: những trường hợp bệnh mới khởi phát, chưa gây nhiều biến nặng thì bệnh nhân được chỉ định dùng nhóm thuốc Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac….
Thuốc hỗ trợ làm giãn cơ: Khi sử dụng thuốc này, hệ thần kinh trung ương bị tác động trực tiếp, có nhiệm vụ hạn chế sự co thắt ở vùng cơ bị đau. Những loại thuốc được kê đơn gồm Cyclobenzaprine, Mydocalm…
Thuốc tăng tưởng sụn khớp: Giúp người bệnh đảy lùi cơn đau bằng việc thúc đẩy sụn khớp tăng trưởng và tái tạo. Những loại thuốc được dùng gồm Glucosamine, Chondrointin….
-
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Một số vật lý trị liệu thường áp dụng để làm thuyên giảm cơn đau và phục hồi chức năng cột sống bao gồm: kéo dãn cột sống, dùng máy xung điện bước sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, dùng nhiệt hoặc điện năng.
Phương pháp này chỉ thực hiện cho trường hợp nặng, điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả. Mục đích khi phẫu thuật là cắt bỏ gai xương trên đốt sống để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Mổ nội soi và phẫu thuật mổ mở là hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến.
-
Điều trị bằng châm cứu, bấm huyệt
Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng lực từ ngón tay hoặc kim châm để tác động lên huyệt đạo trên cơ thể. Cách chữa trị này hỗ trợ kích thích hoạt động của hoạt đạo, giúp máu dễ dàng lưu thông.
Vật lý trị liệu tại BVĐK Phương Đông giúp cơn đau thuyên giảm.
Biện pháp phòng ngừa vôi hoá cột sống
Đối với những ai chưa có dấu hiệu mắc bệnh, cần chú ý những biện pháp sau để phòng ngừa:
- Cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh thừa cân, béo phì sẽ khiến cột sống bị chèn ép bằng việc có chế độ dinh dưỡng khoa học và thể dục thể thao thường xuyên.
- Tránh thực hiện một tư thế trong thời gian dài như đứng quá lâu, ngồi lâu, mang vác nặng với sức,...Ngoài ra tránh những tổn thương gây ra trên cột sống khi đi làm.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cột sống để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp
Vôi hoá cột sống có chữa được không?
Bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm, căn bệnh chưa ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Vì vậy, bạn cần nên đi thăm khám tổng quát định kỳ để chủ động nắm bắt tình hình sức khoẻ của mình. Ngoài ra, cần thực hiện đúng những biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Khi bị vôi hoá cột sống nên ăn gì?
Những món ăn cần được bổ sung trong quá trình điều trị vôi hoá cột sống bao gồm:
- Thực phẩm giàu canxi
- Thực phẩm chứa nhiều protein.
- Thực phẩm bổ sung collagen.
- Thực phẩm giàu chất xơ và viatamin.
Vôi hoá cột sống kiêng ăn gì?
Những người bị mắc bệnh hoặc không mắc bệnh cần tránh những thực phẩm chiên dầu, cay nóng. Những món ăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp và tim mạch. Khi ăn những thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bị béo phì, thừa cân. Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối, đồ ăn lên men. Bên cạnh đó, không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga.
Cách chữa vôi hoá cột sống bằng thuốc nam.
Nhiều người cho rằng chữa bệnh này bằng thuốc nam cũng mang lại hiệu quả. Những bài thuốc nam sử dụng với cây cỏ xước được nhiều người dùng. Bài thuốc này hỗ trợ đả thông khí huyết, tăng cường gân cốt từ đó giảm tình trạng vôi hoá. Bên cạnh đó, chữa bệnh bằng cây chìa vôi (cây bạch liêm) được biết đến với công dụng giảm đau, cải thiện xương trong.
Vôi hoá cột sống uống thuốc gì?
Những loại thuốc được dùng chữa trị vôi hoá cột sống bao gồm
- Thuốc chống viêm, giảm đau
- Thuốc hỗ trợ làm giãn cơ
- Thuốc tăng tưởng sụn khớp
Cột sống là nơi chịu nhiều áp lực khi phải gánh trọng lượng cơ thể của con người. Nhiều ảnh hưởng trực tiếp khiến chúng ta dễ mắc các bệnh liên quan đến cột sống như vôi hoá, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm… Có nhiều nguyên nhân vôi hoá cột sống và những triệu chứng ở giai đoạn đầu khá mơ hồ khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, chúng ta cần tạo một tư thế chủ động theo dõi sức khoẻ bằng cách đi khám định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chúng tôi hân hạnh được đồng hành cùng quý khách trong quá trình thăm khám. Nếu có dấu hiệu như đau nhức vùng lưng, vùng cổ, tay chân… thì hãy liên hệ với bệnh viện Phương Đông để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch đi khám.