Tiền sản giật là biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh do sinh non, suy dinh dưỡng thai nhi, nguy cơ thai chết lưu và sự chậm phát triển của thai trong tử cung.
Xét nghiệm tiền sản giật là gì?
Xét nghiệm tiền sản giật là các xét nghiệm được thực hiện trong suốt thai kỳ để đánh giá nguy cơ mà thai nhi có thể mang các dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường của nhiễm sắc thể. Trong trường hợp nguy cơ cao, mẹ bầu cần tiếp tục thực hiện các xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán cao cấp hơn để xác nhận hoặc loại bỏ các dị tật bẩm sinh này.
Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật là gì?
Tác hại của tiền sản giật
Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng thường xảy ở giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ. Bệnh không chỉ đe dọa sức khỏe của sản phụ mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh do nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng thai nhi, sự chậm phát triển của thai trong tử cung hoặc thai chết lưu.
Khi nào sản phụ cần phải thực hiện xét nghiệm tiền sản giật?
Xét nghiệm tiền sản giật khi nào? Khi có dấu hiệu nghi ngờ về tiền sản giật hoặc khi thai phụ thuộc vào nhóm nguy cơ cao, nên đi xét nghiệm tiền sản giật. Phát hiện sớm các dấu hiệu này rất quan trọng, giúp Bác sĩ lập kế hoạch can thiệp kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Biểu hiện sớm của tiền sản giật có thể bao gồm:
- Sản phụ có protein trong nước tiểu, thường Albumin niệu >300 mg/24h.
- Đau bụng trên, đau đầu, buồn nôn.
- Huyết áp đột ngột tăng cao, thường > 140/90 mmHg.
- Lượng tiểu cầu trong máu giảm < 100.000/mm³.
- Thay đổi thị lực như mất thị lực tạm thời, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt.
- Đi tiểu ít, thiểu niệu, hoặc có vấn đề về chức năng thận.
- Sản phụ cảm giác khó thở do có dịch trong phổi.
- Chức năng gan suy giảm.
- Sản phụ bị phù toàn thân.
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của tiền sản giật, chị em nên chú ý đến:
- Tuổi thai phụ trên 40 tuổi.
- Đa thai.
- Béo phì.
- Tiền sử các bệnh như đái tháo đường, bệnh thận, tăng huyết áp mãn tính và các bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ...
Xét nghiệm tiền sản giật bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm tiền sản giật gồm những gì?
Đối với sản phụ mang thai có huyết áp hơn 140/90 mmHg, Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm tiền sản giật dưới đây:
Xét nghiệm nước tiểu
- Tỷ lệ protein/creatinin và lượng protein đào thải qua đường tiểu là các chỉ số rất quan trọng để đánh giá bệnh tiền sản giật trong quá trình mẹ bầu mang thai. Để đo được các chỉ số này, Bác sĩ sẽ thu thập mẫu nước tiểu của thai phụ trong suốt 24 giờ.
- Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện dấu hiệu tổn thương thận do tiền sản giật, nếu lượng đạm đo được vượt quá 300mcg.
Xét nghiệm máu đo nồng độ PIGE
- PlGF là một chất do nhau thai tiết ra, là một protein tiền sinh mạch máu có vai trò quan trọng trong điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức năng nội mô của mẹ suốt thai kỳ.
- Bên cạnh đó, xét nghiệm máu sẽ giúp Bác sĩ đánh giá chức năng của các cơ quan như gan và thận.
- Kết quả xét nghiệm cũng cung cấp thông tin về nồng độ tiểu cầu trong máu, một yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương và duy trì chức năng đông máu.
Siêu âm thai
- Ngoài các xét nghiệm đã đề cập, Bác sĩ cũng thường thực hiện siêu âm để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi, ước tính cân nặng và kiểm tra lượng nước ối trong tử cung để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Quan trọng nhất là đo trở kháng động mạch tử cung vì ở tiền sản giật, trở kháng này thường tăng cao
Xét nghiệm tiền sản giật gồm những gì?
Kiểm tra sức khỏe thai nhi
- Đây là phương pháp để đánh giá nhịp tim của thai nhi trong khi vận động, đảm bảo rằng thai nhi nhận đủ lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết.
- Kết quả kiểm tra được kết hợp với dữ liệu siêu âm thai để đánh giá hoạt động hô hấp, chuyển động của thai nhi và lượng nước ối của thai phụ, tạo thành một trắc đồ sinh lý học toàn diện.
Quy trình xét nghiệm tiền sản giật
Bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ lấy mẫu máu để đo nồng độ PlGF bằng những cách sau:
- Thu thập thông tin của mẹ bầu, bao gồm độ tuổi, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh lý của thai phụ và người thân.
- Thực hiện lấy mẫu máu để đo nồng độ PlGF.
- Protein tiền sinh mạch máu PlGF là một chất do nhau thai tiết ra, có vai trò quan trọng trong điều hòa phát triển hệ thống mạch máu của thai và chức năng nội mô của sản phụ trong thai kỳ.
- PlGF thường tăng cao trong hai quý đầu và sau đó từ quý 3 trở đi của thai kỳ thường giảm dần.
- Trường hợp có nguy cơ tiền sản giật, nồng độ PlGF trong máu của thai phụ sẽ giảm đáng kể suốt thai kỳ.
- Thực hiện đo huyết áp động mạch trung bình
- Sản phụ được hướng dẫn nghỉ ngơi tại chỗ từ 3 đến 5 phút, ngồi đúng tư thế với hai cánh tay để đo huyết áp ngang với tim, hai chân chạm đất, giữ tư thế ngồi và tâm lý thật thoải mái.
- Sử dụng máy đo huyết áp tự động để đo cả hai tay đồng thời. Thực hiện đo huyết áp lần 2 và tính giá trị trung bình ở cả hay tay.
Quy trình xét nghiệm tiền sản giật gồm những bước nào?
- Thực hiện siêu âm bụng để đo chỉ số xung động mạch tử cung
- Nguyên nhân sinh bệnh học của tiền sản giật là do sự suy giảm xâm nhập vào các nguyên bào nuôi của hệ động mạch xoắn và không thành công trong quá trình tái cấu trúc các mạch máu tại giường trao đổi tử cung - nhau, gây tăng trở kháng trong dòng chảy máu.
- Trở kháng động mạch tử cung giảm theo tuổi thai là một biểu hiện của thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp thai kỳ tiền sản giật hoặc thai chậm tăng trưởng, chỉ số này sẽ tăng lên.
Mọi câu hỏi thắc mắc về tiền sản giật, vui lòng liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương qua hotline 1900 1806 trong thời gian sớm để được hỗ trợ kịp thời.
Những lưu ý khi làm xét nghiệm tiền sản giật
Sản phụ không nên bỏ qua bất kỳ cuộc khám thai nào để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và thai phụ trong một thai kỳ an toàn. Trong quá trình khám thai, nếu cần thiết, Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm tiền sản giật để sàng lọc bệnh.
Tự theo dõi huyết áp và cân nặng của mình thường xuyên và thông báo ngay cho Bác sĩ nếu phát hiện bất thường.
Nếu bất ngờ xuất hiện các triệu chứng như tăng cân đột ngột, khó thở nghiêm trọng, đau bụng dưới cấp tính, mờ mắt, đau đầu nghiêm trọng,... thì thai phụ cần đến bác sĩ khám ngay.
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, việc quản lý thai kỳ theo hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.
Xem thêm:
Có cách nào để phòng ngừa tiền sản giật không?
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật vẫn chưa được xác định rõ ràng, do đó không thể ngăn ngừa tuyệt đối sự xảy ra của tiền sản giật.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những phương pháp để phòng ngừa bệnh. Đầu tiên, thai phụ và người thân cần chú ý và quản lý quá trình thai nghén một cách cẩn thận, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp.
Khám thai định kỳ
- Sản phụ cần thực hiện quản lý thai nghén và khám thai định kỳ để Bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
- Điều này rất quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và sớm phát hiện các triệu chứng và dấu hiệu của tiền sản giật cũng như các bệnh lý khác.
Khám thai định kỳ để phòng ngừa tiền sản giật.
Làm giảm áp lực máu
- Thai phụ sẽ được Bác sĩ hướng dẫn về một số phương pháp tốt cho cả mẹ và con, như nằm nghiêng bên trái khi nghỉ ngơi hoặc uống bổ sung canxi theo chỉ định.
- Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý đến chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng dinh dưỡng với nhiều rau xanh và hoa quả.
Theo dõi huyết áp và cân nặng
- Nếu có tiền sử cao huyết áp trước khi mang thai, sản phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ từ lần khám thai đầu tiên để được đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em nắm bắt được thông tin Xét nghiệm tiền sản giật gồm những gì? Để có một thai kỳ khỏe mạnh sản phụ cần theo dõi thai kỳ theo đúng quy trình của Bác sĩ nhé. Nếu như chị em còn có bất cứ câu hỏi gì hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương qua hotline 1900 1806 hoặc trong thời gian sớm nhất nhé.
Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!