Tại sao ăn nhiều nhưng không tăng cân? Nên xử lý như thế nào?

Ngọc Anh

24-09-2024

goole news
16

Bên cạnh những người “hấp thu tốt, dễ mập” thì có không ít người ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như trao đổi chất nhanh, hấp thu kém, hoạt động thể chất quá nhiều hoặc các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn. Để giải quyết tình trạng này, cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường tập luyện và có thể cần sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.

Tại sao ăn nhiều nhưng không tăng cân

Chế độ ăn uống không đủ chất, đa dạng 

Trên thực tế, đây là nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân. Cơ thể cần đủ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất để xây dựng và sửa chữa tế bào, cung cấp năng lượng. Nếu chế độ ăn thiếu bất kỳ chất nào, quá trình tăng cân sẽ bị đình trệ.

Chế độ ăn không đa dạng là nguyên nhân khiến cân nặng của bạn dậm chân tại chỗ

Chế độ ăn không đa dạng là nguyên nhân khiến cân nặng của bạn dậm chân tại chỗ

Điều này có xu hướng càng nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn quá ít. Khi đó, cơ thể buộc phải lấy glucose dự trữ trong cơ bắp và gan, mỡ dự trữ trong cơ thể để đốt cháy năng lượng để sử dụng. Cơ chế này khiến cơ thể bạn bị giảm khối cơ, giảm cân và ngược lại.  

Hay bỏ bữa, không ăn đúng giờ

Không ăn đủ 3 bữa trong ngày, nhịn ăn,... có thể khiến bạn không tăng cân. Lý giải điều này thì khi bạn bỏ bữa, cơ thể rơi vào trạng thái đói kéo dài sẽ gây ra các rối loạn về chuyển hóa và làm chậm quá trình tăng cân.

Còn nếu bạn cố gắng ăn nhiều vào một bữa và bỏ các bữa còn lại thì có thể khiến hệ tiêu hoá trở nên “quá tải”, làm cơ thể không thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, về lâu dài, ăn uống không đúng giờ dễ ảnh hưởng đến dạ dày vì dịch tiết axit từ đường tiêu hoá sẽ làm viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá,....

Bỏ bữa thường xuyên khiến cơ thể bạn không tích tụ đủ các cơ và mô mỡ cần thiết để béo lên

Bỏ bữa thường xuyên khiến cơ thể bạn không tích tụ đủ các cơ và mô mỡ cần thiết để béo lên

Hay ăn đêm

Có thể nhiều người cho rằng thói quen ăn đêm chỉ khiến chúng ta tăng cân chứ không phải lý do khiến chúng ta chậm tăng cân. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng nhận định, bệnh nhân hay ăn đêm có nguy cơ rơi vào tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân nhiều hơn người bình thường. 

Vì khi ăn đêm khiến bạn dễ bị đầy bụng, trào ngược dạ dày,... và dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cân nặng. Chưa kể đến các thực phẩm ăn đêm thường không lành mạnh, chứa nhiều đường và chất béo, gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến giấc ngủ, cũng làm chậm quá trình tăng cân của bạn.

Điều này còn nghiêm trọng hơn khi bạn mất ngủ kéo dài, vòng luẩn quẩn này sẽ lại khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bạn sụt giảm nghiêm trọng.

Thói quen ăn đêm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể

Thói quen ăn đêm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể

Khả năng hấp thu dưỡng chất kém

Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như bệnh cường giáp, bệnh viêm ruột (IBD), bệnh ung thư, bệnh suy thận, bệnh suy gan,… thì cũng dễ rơi vào trạng thái ăn hoài không béo. Bởi khả năng hấp thu của cơ thể bị ảnh hưởng, hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả thì dù có ăn nhiều thì bạn cũng không hấp thu toàn bộ dinh dưỡng trong bữa ăn nên không béo được.

Quá trình trao đổi chất nhanh chóng

Ngược lại với tình trạng hấp thu kém, một số người có “cơ địa” hấp thu tốt hơn những người bình thường. Chẳng hạn như người bình thường chỉ tiêu hao khoảng 1600 - 1800 nhưng có người lại có thể hấp thụ đến 2000 kcal. 

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này mà vẫn ăn uống theo chế độ dinh dưỡng bình thường thì rất khó tăng cân.

Lười vận động hay tập luyện quá thường xuyên

Ngoài năng lượng nạp vào thì chúng ta còn cần quan tâm đến năng lượng bỏ ra. Vận động quá nhiều sẽ đốt cháy nhiều calo, làm giảm lượng calo tích trữ trong cơ thể. Đặc biệt, nếu bạn mới theo đuổi các môn thể thao cường độ cao thì khả năng cao bất ngờ tập nặng sẽ khiến cơ thể bạn có xu hướng kiệt sức, mệt mỏi, chán ăn khiến bạn không tăng cân được. 

Tập luyện quá sức khiến bạn mệt mỏi, không hấp thu được dưỡng chất khiến cân nặng vẫn cứ

Tập luyện quá sức khiến bạn mệt mỏi, không hấp thu được dưỡng chất khiến cân nặng vẫn cứ "đứng yên"

Mặt khác, nếu bạn lười vận động, ít tập thể dục thì máu sẽ lưu thông chậm hơn khiến cơ thể trao đổi chất chậm chạp hơn. Đồng thời, không vận động thể chất còn khiến giảm khối cơ, tăng mỡ bụng, tăng nguy cơ thành các bệnh mãn tính không lây như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, sỏi túi mật,...

Lạm dụng các sản phẩm tăng cân

Các sản phẩm tăng cân không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng có thể gây hại cho sức khỏe và không mang lại hiệu quả như mong muốn.  Điển hình như một số loại sản phẩm hỗ trợ tăng cân có chứa corticoid và các chất không rõ thành phần dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, tích nước trong cơ thể, suy gan, suy thận,....

Các nguyên nhân khác

Các bệnh lý khiến chúng ta ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể kể đến như cơ chế di truyền, uống ít nước, uống nhiều đồ có cồn, cà phê, thiếu ngủ, làm việc quá sức, dùng các chất kích thích,... 

Để xác định nguyên nhân cụ thể, cách tốt nhất là bạn nên đến các Bệnh viện uy tín để gặp bác sĩ chuyên khoa và được thăm khám kịp thời, chính xác.

Phải làm gì khi ăn nhiều nhưng không tăng cân?

Ăn uống đủ chất, đúng liều lượng

Cách tốt nhất để cải thiện thể trạng và nâng cao sức khoẻ là bổ sung chất dinh dưỡng khoa học, đầy đủ. Nếu muốn “có da có thịt” hơn bạn nên nạp vào cơ thể tối thiểu 1800 - 2000 calo/ ngày và 500 calo ngoài lượng tiêu hao mỗi ngày. Để theo dõi bản thân đã ăn đủ chất, đủ lượng hay chưa, bạn nên lên kế hoạch ăn uống cụ thể và kiên trì thực hiện mỗi ngày. 

Bạn hãy cố gắng áp dụng chế độ ăn đủ chất, đủ lượng

Bạn hãy cố gắng áp dụng chế độ ăn đủ chất, đủ lượng

Với mỗi bữa ăn trong ngày, bạn phải đảm bảo có đủ 4 nhóm chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Khi chọn lựa từng loại thực phẩm cho riêng mình thì bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein và chất béo không bão hoà như sữa, trứng, cá biển, dầu oliu, sữa, thịt, đậu nành, bơ,.... để tăng cân lành mạnh. Ngoài ra, bạn nên tích cực bổ sung các loại đồ ăn giàu năng lượng như khoai lang, cơm trắng, ngũ cốc,...

Ăn uống khoa học, hợp lý

Nếu ăn chưa đúng cách, ăn uống bừa bãi có thể khiến bạn không tăng cân được. Để giảm thiểu các nguy cơ này, bạn nên chú ý:

  • Ăn đủ 3 bữa/ ngày và bổ sung thêm 2 -3 bữa ăn phụ trong ngày. Mỗi bữa cách nhau khoảng 2 - 3 giờ. 
  • Không bỏ bữa
  • Ăn đúng bữa, không ăn liên tục nhiều giờ liền để hệ tiêu hoá có thời gian “nghỉ”, tạo điều kiện thực hiện tốt quá trình chuyển hoá và hấp thu dinh dưỡng. 
  • Hạn chế ăn đêm, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay vào ban đêm
  • Thay đổi cách chế biến, trang trí món ăn để tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn

Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cân đối: Bí quyết để có cơ thể khỏe mạnh

Tập thể dục điều độ

Như đã nhắc đến ở trên, chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thôi là chưa đủ. Muốn thoát khỏi tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân, bạn phải kết hợp với chế độ tập luyện điều độ. Thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn, cơ thể tiêu thụ và hấp thu năng lượng tốt hơn sẽ giúp bạn tránh khỏi hiện tượng ăn nhiều nhưng không tăng cân. 

Ngoài ra, quá trình này cũng giúp cải thiện tâm trạng, giúp bạn vui vẻ và thoải mái hơn. Hơn nữa, luyện tập thể dục cũng giúp tăng cơ, cơ thể thêm săn chắc và khoẻ mạnh.

Xây dựng thói quen sống khoa học

Đây là phần quan trọng nhất, quyết định cải thiện tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân rất nhiều. Bạn nên tránh thức quá khuya, ngủ không đủ giấc. Hãy cố gắng cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, đừng để bản thân rơi vào trạng thái kiệt sức. 

Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, ngủ sớm dậy sớm

Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, ngủ sớm dậy sớm

Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác. 

Bên cạnh đó, bạn có thể đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa DInh dưỡng giúp đỡ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Có thể nói, ăn nhiều không tăng cân không phải tình trạng hiếm thấy. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, tuyệt đối không được chủ quan mà nên đến Bệnh viện thăm khám để tìm nguyên nhân cụ thể và áp dụng theo chế độ ăn uống mới kịp thời, hợp lý.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
461

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám