Viêm amidan ở trẻ em và  biện pháp phòng tránh bệnh đúng cách

Phan Ngọc Linh

23-09-2022

goole news
16

Amidan là một tổ chức lympho có vai trò miễn dịch tại chỗ, chống lại sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vị trí của amidan nằm ngay trong yết hầu. Nó bao gồm: amidan vòm họng, amidan khẩu cái, amidan ống và amidan lưỡi. Trong đó amidan có kích thước lớn, nằm ở hai bên thành họng, nên thường xuyên bị tấn công.

 

Amidan bình thường và amidan bị viêm

Amidan bình thường và amidan bị viêm

Trẻ em luôn là đối tượng dễ mắc bệnh về viêm amidan nhất. Có rất nhiều loại vi khuẩn, virus có khả năng gây ra bệnh về viêm amidan. Tùy vào từng tác nhân gây lên bệnh, mà trẻ sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Trong đó, sốt amidan là một trong những biểu hiện rất nguy hiểm.

Phân loại viêm amidan trẻ em

Viêm amidan được ra thành 2 loại: viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính.

Họng bình thường và họng bị viêm amidan

Họng bình thường và họng bị viêm amidan

Viêm amidan cấp tính

Khi amidan bị vi rút, vi khuẩn tấn công sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau, rát ở amidan và các vùng lân cận họng. 

Họng bị viêm amidan cấp tính

Họng bị viêm amidan cấp tính

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là loại viêm amidan xảy ra thường xuyên, tình trạng viêm nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là hậu quả của tình trạng viêm amidan cấp tính nhiều lần. Hoặc do amidan không lưu thông được, gây tích tụ vi khuẩn. Tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, khiến amidan bị tổn thương nặng, gây tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.

Triệu chứng nặng hơn là viêm amidan mạn tính

Triệu chứng nặng hơn là viêm amidan mạn tính

Thông thường, bệnh tái phát nhiều vào thời điểm chuyển mùa. Người bệnh ăn đồ lạnh và tùy theo mức độ viêm nhiễm, cũng như phản ứng của cơ thể. Viêm amidan mạn tính thường thấy xuất hiện bệnh ở trẻ em và thanh niên.

Nguyên nhân viêm amidan ở trẻ

Viêm amidan ở trẻ có nhiều nguyên nhân. Trong đó trẻ có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Nếu môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại,…hay nơi ở bị nhiễm hóa chất, cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm amidan.

Môi trường có nhiều khói, bụi là nguyên nhân gây viêm amidan

Môi trường có nhiều khói, bụi là nguyên nhân gây viêm amidan

Ngoài ra, do cấu tạo amidan nằm giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa, nên rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. Cấu tạo của hốc amidan là nơi thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển gây viêm amidan. Tiếp đến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi chuyển mùa, mùa đông lạnh giá các vi khuẩn, vi rút có sẵn trong vùng mũi - họng,…sẽ có cơ hội phát triển và gây bệnh.

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh trên, trẻ nhỏ mắc phải bất kỳ biểu hiện nào sau đây, sẽ có nguy cơ bị viêm amidan cao hơn bình thường, cụ thể: 

  • Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, không được bú sữa mẹ hoàn toàn . Điều này khiến trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém hơn. 
  • Trẻ thường bị nhiễm lạnh và không được giữ ấm tốt. 
  • Trẻ nhỏ tiếp xúc với những người mắc bệnh về đường hô hấp như: cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm họng… 
  • Trẻ em thiếu vệ sinh đúng cách, bao gồm cả các vấn đề về miệng và hô hấp. Trẻ có những thói quen xấu như mút ngón tay cái, ngậm đồ chơi.

Vi khuẩn xâm nhập qua miệng

Vi khuẩn xâm nhập qua miệng

Dấu hiệu nhận biết

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh viêm amidan ở trẻ sơ sinh, để điều trị là rất quan trọng. Bởi đây chính là tuyến miễn dịch đóng vai trò quan trọng, trong việc bảo vệ sức khỏe của hệ hô hấp và cơ thể. 

Dấu hiệu bị viêm amidan

Dấu hiệu bị viêm amidan

Cụ thể, bệnh viêm amidan ở trẻ em có những biểu hiện đặc trưng như sau:

Amidan sưng tấy và đỏ

Cha mẹ có thể kiểm tra đơn giản, bằng cách dùng đèn pin nhỏ và dụng cụ ấn vào lưỡi của trẻ xuống. Sau đó chiếu đèn vào soi vùng họng để quan sát amidan. Nếu amidan của trẻ có những chấm trắng nhỏ, trên bề mặt sưng đỏ hơn bình thường, thì có nghĩa là amidan đang bị viêm.

Hơi thở có mùi

Dù trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên. Nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi đặc trưng, thì có thể là do trẻ bị viêm amidan. Dịch mủ kèm theo sự tích tụ của vi khuẩn, chất cặn bã của chúng gây ra mùi hôi khó chịu, trong khoang miệng và cũng là chất độc đối với amidan.

Trẻ thấy đau, vướng nhiều khi nuốt nước bọt

Triệu chứng này sẽ dễ nhầm lẫn với trường hợp viêm họng. Khiến trẻ khó chịu khi nuốt thức ăn và do đó sẽ lười ăn hơn, thậm chí bỏ bữa.

Trẻ ho nhiều

Viêm amidan không chỉ ảnh hưởng đến amidan, mà còn ảnh hưởng đến các vùng niêm mạc xung quanh họng. Điều này sẽ khiến trẻ bị ngứa và cảm thấy khó chịu ở cổ họng, dẫn đến ho, có đờm, khàn tiếng.

Sốt

Một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm amidan ở trẻ em là sốt toàn thân. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 - 40 độ. Khi viêm họng được điều trị đúng cách, cơn sốt của trẻ có thể hết sau khoảng 3 đến 5 ngày. Mặt khác, khi các triệu chứng sốt tái phát và liên tục lặp đi lặp lại, thì trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

Ù tai và đau tai

Ba cơ quan thông nhau là tai, mũi và họng. Nên viêm amidan kéo dài có thể ảnh hưởng đến 2 cơ quan khác là tai và mũi. Thường thì khi đã xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ bệnh viêm amidan đã nặng và phức tạp.

Hầu hết trẻ nhỏ đều bị viêm amidan cấp tính, các triệu chứng bệnh khá rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, để lâu các triệu chứng của bệnh có thể phát triển thành mạn tính, khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Viêm amidan gây nguy hiểm cho trẻ 

Do cơ thể chưa có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt nhất, nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu tình trạng viêm không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ nguy hiểm đến các bộ phận khác, khó điều trị hơn.

Có thể kể đến các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ như: viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan mạn tính. Tổn thương hệ thần kinh khi trẻ sốt cao. Ngoài ra, các cơ quan khác như thận, phổi,…cũng có thể bị ảnh hưởng.

Làm gì khi bị viêm amidan?

Trẻ bị viêm amidan nhẹ 

Nếu bệnh viêm amidan ở trẻ em ở mức độ nhẹ, các triệu chứng chỉ thoáng qua, thì thường không cần điều trị bằng thuốc kê đơn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách điều trị và chăm sóc tại nhà. Như sau: 

  • Dùng dung dịch nước muối pha loãng hoặc dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng hàng ngày: có tác dụng sát khuẩn, làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Sử dụng dung dịch muối pha loãng sát khuẩn đường họng

Sử dụng dung dịch muối pha loãng sát khuẩn đường họng

  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng. 
  • Không nên cho trẻ ăn đồ lạnh vì có thể khiến tình trạng viêm amidan nặng hơn. 

Trẻ bị viêm amidan nặng 

Trẻ em luôn có nguy cơ bị viêm amidan nặng hoặc mạn tính. Đặc biệt nếu tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, viêm nhiễm nặng và rối loạn chức năng, cần cắt bỏ để ngăn ngừa biến chứng.

Một số điều mẹ nên tránh khi chăm sóc trẻ bị viêm amidan: 

Để điều trị hiệu quả bệnh viêm amidan ở trẻ em. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý phát hiện sớm những biểu hiện bất thường ở trẻ. Từ đó tiến hành đưa bé đến cơ sở y tế, để được thăm khám, xác định tình trạng và điều trị phù hợp. Một số điều mẹ nên chú ý khi con bị viêm amidan:

  • Thực phẩm cay nóng hoặc cứng: Ớt, hành, tỏi và hạt tiêu cũng có thể làm cho tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt là nuốt thức ăn cứng và thô. 
  • Thực phẩm sống: Thực phẩm tươi sống như nộm, salad, rau sống,...chứa nhiều vi khuẩn không tốt, có thể khiến bệnh của bé nặng hơn, hoặc gặp những tình trạng bệnh khác (tiêu chảy). 
  • Thức ăn và đồ uống lạnh: Nếu trẻ thường xuyên bị viêm amidan tái phát thì tốt nhất cha mẹ nên hạn chế cho con ăn hoặc uống đồ lạnh.

Phòng ngừa tình trạng bệnh viêm amidan ở trẻ

Để giúp trẻ phòng ngừa bị viêm amidan, cha mẹ nên chú ý một số cách sau:

  • Việc phòng bệnh luôn dễ dàng hơn chữa bệnh rất nhiều. Vì thế cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Bằng cách dạy trẻ đánh răng đúng cách, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. 
  • Bệnh dễ lây nên không cho trẻ cho tay vào miệng, hạn chế các trò chơi, bong bóng chứa nhiều vi khuẩn. Nếu bé có triệu chứng viêm mũi, có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% để vệ sinh mũi và máy hút mũi cho trẻ. 
  • Khử trùng nơi ở và phòng ngủ để giữ trẻ tránh xa môi trường có khói và bụi. Đối với những trẻ hay bị viêm họng, viêm amidan nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn lấy thẳng từ tủ lạnh, uống nước lạnh, ăn đồ nguội.
  • Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm amidan. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ em khi bắt đầu lớn lên, nhất là sau khi cai sữa mẹ (2 tuổi) sức đề kháng sẽ giảm sút. Thêm vào nữa, bé bắt đầu bước vào giai đoạn khám phá môi trường xung quanh. Đồng nghĩa với điều đó là bé sẽ phải đối mặt với những vi khuẩn, virus gây lên bệnh về hô hấp. Nó khiến bố mẹ luôn lo lắng, ngần ngại cho con khám phá thế giới. Nhưng các bác sĩ nhi khoa vẫn luôn khuyên bố mẹ rằng, hãy để con tìm tòi, khám phá thế giới. Thay vì cấm cản con, bố mẹ có thể giúp con tăng cường sức đề kháng. Và nếu như con có bị ốm một chút, chỉ cần kịp thời phát hiện và đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện thăm khám, điều trị. Con sẽ lại khỏe mạnh và khám phá thế giới. Chúc con luôn khỏe mạnh trên hành trình lớn khôn!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,083

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

ThS. Dược sỹ

NGUYỄN THỊ KIM YẾN

Phó Giám Đốc Trung tâm Tư vấn & Tiêm Chủng

ThS. Dược sỹ

NGUYỄN THỊ KIM YẾN

Phó Giám Đốc Trung tâm Tư vấn & Tiêm Chủng
19001806 Đặt lịch khám