Bế sản dịch là gì? Cách phòng ngừa hiệu quả cho mẹ bỉm sữa

Dương Minh Ngọc

06-06-2024

goole news
16

Mẹ có thể bị bế sản dịch sau sinh thường hoặc bế sản dịch sau mổ đẻ, đa phần lớn thường gặp hơn trong phương pháp sinh mổ. Mặc dù không nguy hại đến tính mạng, thế nhưng nếu không có phương pháp sơ cứu kịp thời thì sẽ khiến thai phụ bị khó chịu, tạo ra các biến chứng như chảy máu không cầm, rối loạn đông máu,...

Bế sản dịch là gì?

Bế sản dịch hay tắc sản dịch là hiện tượng sản dịch sau sinh mổ hoặc thường không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại bên trong tử cung. Dấu hiệu bế sản dịch sau sinh mổ nếu không được phát hiện kịp thời và xử lý một cách đúng đắn thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn sản dịch, xảy ra hiện tượng rối loạn đông máu,... đây là những biểu hiện rủi ro cho sức khỏe của người phụ nữ. Thậm chí nhiều trường hợp nguy hiểm chảy máu ồ ạt, phải truyền máu nhưng vẫn không cầm được, phải hút lòng tử cung và khi dùng thuốc không đáp ứng được, còn phải buộc mổ cắt bỏ tử cung.

Bế sản dịch có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn sản dịchBế sản dịch có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn sản dịch

Sau khi sản phụ sinh bé (kể cả sinh thường hay sinh mổ) thì nhau thai sẽ được đưa ra ngoài, ngay lúc này thì tử cung của người mẹ sẽ co lại, tạo thành một khối cầu an toàn. Nếu trường hợp tử cung co hồi tốt, sẽ giúp thai phụ cầm máu sinh lý và hạn chế tối thiểu sự mất máu sau sinh.

Theo bác sĩ, mỗi ngày thì tử cung sẽ co hồi đi khoảng 1 đến 1,5 cm, cho đến khi nằm trong tiểu khung của người sản phụ, và không còn sờ thấy được nữa. Song song với quá trình co hồi tử cung, thì các chất dịch đi từ lòng tử cung, hay còn gọi là những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, và các chất dịch được tiết ra từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo trong quá trình sinh tạo thành gọi là sản dịch sau sinh.

Sản dịch sau sinh dễ bị phân hủy và bị vi khuẩn tấn công, phát triển mạnh mẽ. Thời gian và quá trình ra sản dịch, sạch sản dịch sau sinh ở mỗi sản phụ là khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Nguyên nhân dẫn đến bế sản dịch

Do lượng máu trong cơ thể tăng khoảng 50% trong suốt thời kỳ thai sản, nên hiện tượng mất máu là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng, vì một số nguyên nhân nào đó mà sản phụ chảy rất ít máu và kèm theo một số di chứng. Trong y khoa gọi đó là hiện tượng bế sản dịch sau đẻ. 

Đa thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến bế sản dịchĐa thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến bế sản dịch

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, có thể kể đến như:

  • Tử cung của sản phụ co hồi chậm bởi vì sản phụ mất máu quá nhiều khi sinh.
  • Tình trạng sức khỏe của người mẹ sau sinh trong tình trạng yếu, kiệt sức.
  • Do hiện tượng còn sót nhau thai.
  • Trương lực cơ tử cung của người mẹ bị yếu, do tử cung bị giãn căng hết mức.
  • Các trường hợp thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ kéo dài.
  • Mẹ ít vận động nhiều sau sinh.
  • Nguyên nhân đến từ cổ tử cung bị đóng kín làm cho sản dịch không thể thoát ra ngoài.

Dấu hiệu bế sản dịch

Thời gian thoát sản dịch sau sinh ở mỗi sản phụ không giống nhau (thường kéo dài từ 20 - 30 ngày) tùy vào cơ địa của mỗi cá nhân. Sản phụ cần theo dõi các yếu tố như màu sắc, lượng sản dịch và những dấu hiệu khác để tự mình theo dõi về tình trạng bế sản dịch. Những dấu hiệu bế sản dịch sau sinh mà các mẹ bầu cần nắm khi xuất hiện để có biện pháp điều trị và đến thăm khám bác sĩ nhanh chóng:

  • Sản dịch ít tiết ra, sản dịch có mùi hôi tanh do bị nhiễm trùng.
  • Sờ vào bụng sản phụ cảm nhận thấy có cục cứng. 
  • Sốt nhẹ người hơi nóng nóng.
  • Sản phụ bị căng tức, đau vùng hạ vị.
  • Cổ tử cung bị đóng kín, khi dùng tay nong cổ tử cung thì cảm thấy có sản dịch có màu đen đậm và hôi tanh, cảm giác đau khi ấn vào đáy tử cung.

Đau vùng hạ vị là một biểu hiện của bế sản dịchĐau vùng hạ vị là một biểu hiện của bế sản dịch

Không chỉ sinh mổ mà cũng có rất nhiều trường hợp sản phụ bị bế sản dịch sau sinh thường. Đây là tình trạng hậu sản cực kỳ nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời. Nếu sản phụ gặp các triệu chứng đó, thì rất có thể sản phụ đã bị bế sản dịch. Cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám. Khi phát hiện bế sản dịch, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên khoa để lấy hết những phần dịch ứ đọng bên trong tử cung ra ngoài.

Bế sản dịch có nguy hiểm không?

Tắc sản dịch có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. Các biến chứng mà sản phụ có thể gặp như: 

  • Nhiễm khuẩn máu
  • Rối loạn đông máu
  • Chảy máu không thể cầm 
  • Cắt bỏ tử cung trong trường hợp nặng. 

Chính vì vậy, các mẹ sau sinh cần chú ý đến thời kỳ hậu sản của mình. Khi có các dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi khám để sớm điều trị kịp thời và đúng cách. 

Để hạn chế tình trạng bế sản dịch sau sinh ta cần làm gì?

Trước khi để những tình trạng nguy hiểm của bế sản dịch xảy ra, các sản phụ nên biết một số cách để hạn chế tối đa điều đó như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Sản dịch là môi trường hoạt động lý tưởng của các loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Nếu có sự xâm nhập của các loại vi khuẩn thì sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo và tử cung. Vì thế mà người phụ nữ cần đề cao việc vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh nhiễm khuẩn sau khi sinh. Vệ sinh vùng kín bằng cách rửa sạch vùng âm đạo sau mỗi lần thay băng vệ sinh, bằng dung dịch nước ấm hoặc dung dịch nước vệ sinh. Tốt nhất trong thời kỳ đầu sau sinh nên 3 tiếng thay băng 1 lần. Đây là một việc làm không chỉ cho thai phụ, mà bất kỳ những người phụ nữ nào cũng cần phải thực hiện, nhằm đảm bảo vệ sinh cho bản thân tránh các bệnh khác.
  • Vận động nhẹ nhàng: Người mẹ sau khi sinh không nên nằm yên trên giường, sau 6 - 8 tiếng cần vận động đi lại nhẹ nhàng. Chính điều này sẽ giúp tử cung co bóp đẩy sản dịch ra ngoài. Vận động cũng giúp mẹ đỡ mệt mỏi, tinh thần thoải mái tránh cả các bệnh lý hậu sản khác. Những bài tập thể dục nhẹ, yoga, thiền,... sẽ là các bài tập giúp các mẹ sau sinh cảm thấy thư giãn, không chỉ phòng chống bệnh, mà còn giúp sản phụ cảm thấy nhẹ nhàng và có cuộc sống lành mạnh hơn.

Tập yoga nhẹ nhàng sau sinh giúp đẩy hết sản dịch ra ngoàiTập yoga nhẹ nhàng sau sinh giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài

  • Cho bé bú sữa mẹ sớm hơn: Đây là cách thức gián tiếp kích thích tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Hơn thế nữa việc thường xuyên bú sữa mẹ sẽ giúp ngực mẹ không bị căng cứng tắc tuyến sữa.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Sản phụ hậu sinh cần có chế độ ăn uống riêng giúp lợi sữa đồng thời giúp mau hết sản dịch. Những loại thực phẩm cần có trong thực đơn là rau dền, rau ngót, ngải cứu,... Đây là các loại rau có tác dụng lợi sữa, hỗ trợ quá trình co hồi của tử cung giúp sản phụ đẩy sản dịch ra một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cần bổ sung các loại rau, củ, quả như mướp, đậu xanh, hoa chuối, nghệ,... những loại ra củ này sẽ giúp mẹ bầu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi và các hoạt động hằng ngày.

Cách điều trị bế sản dịch như thế nào?

Mẹ sau sinh bị bế sản dịch không thể tự ý điều trị tại nhà, cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định can thiệp bởi các phương pháp phù hợp tránh nhiễm trùng. Một số cách chữa bế sản dịch phổ biến như:

  • Nong cổ tử cung: đây là cách đầu tiên để xử trí cho tình trạng bế sản dịch. Bác sĩ sẽ thực hiện nong cổ tử cung, bằng cách đưa dụng cụ chuyên khoa vào, để lấy hết phần tế bào và dịch ứ đọng bên trong tử cung ra ngoài cơ thể.
  • Hút dịch tử cung: Với phương pháp hút dịch tử cung, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên khoa là ống hút, để hút hết sản dịch của sản phụ ra ngoài. Ống hút này phải được vô trùng tuyệt đối. Nếu không, sản phụ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm ẩn, xuất hiện những biến chứng ảnh hưởng sức khỏe sau này. 
  • Dùng thuốc kích thích co bóp tử cung: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc sản dịch là do tử cung co bóp kém, và không đưa được sản dịch ra ngoài. Thế nên, để điều trị, bác sĩ sẽ cho can thiệp bằng thuốc giúp kích thích tử cung co bóp mạnh, từ đó đẩy hết các chất còn sót lại ra ngoài giúp sản phụ tránh khỏi tình trạng nguy hại này.

Tắc sản dịch được điều trị bằng thuốcTắc sản dịch được điều trị bằng thuốc

Phát hiện và điều trị tắc sản dịch tại bệnh viện Đa Khoa Phương Đông

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng, và triệu chứng của bệnh nhân, và đưa ra cách xử lý bế sản dịch phù hợp nhất. Tại bệnh viện Đa Khoa Phương Đông, đội ngũ bác sĩ Sản khoa chuyên môn cao, cùng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, là một lựa chọn thích hợp để thăm khám, lý tưởng cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Quá trình phát hiện và điều trị bế sản dịch, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn tiếp nhận nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất, và luôn tối ưu hóa phương pháp điều trị để giảm thiểu những biến chứng cho cả mẹ và bé.
Nếu chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,540

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám