Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì?

Hoàng Lan

23-10-2020

goole news
16

Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường hay gặp phải ở trẻ sơ sinh trong khoảng 6 tháng đầu đời. Nhiều cha mẹ lo lắng mà chưa hiểu rõ căn nguyên gây ra tình trạng này. Cùng tìm hiểu qua các thông tin sau nhé!

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì?

Tình trạng này diễn ra khi trẻ thở phát ra tiếng khò khè nhưng không bị sổ mũi, không có nước mũi. Nhiều trường hợp, tiếng thở khò khè của bé không lớn để dễ nhận ra. Vì vậy, để xác định rõ khi thấy có bất thường, cha mẹ nên áp tai vào gần cánh mũi hoặc miệng bé để biết. Có thể nhận thấy tiếng thở của trẻ không đều và gần giống tiếng ngáy nhẹ. Thậm chí, có trẻ thở khò khè bất thường nhưng khó phát hiện, phải cần tới bác sĩ nghe bằng ống nghe y tế. 

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì?

Bé thở khò khè không có nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

Với thắc mắc của nhiều cha mẹ, bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì, có thể do các lý do khác nhau. Trước hết, đây có thể là triệu chứng bệnh viêm phổi. Trường hợp này, trẻ cần được chữa trị sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng. Bởi viêm phổi tiến triển nhanh, trong khi hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển nên còn yếu ớt.  

Bên cạnh đó, trường hợp thở khò khè không có nước mũi lặp lại nhiều lần có thể liên quan tới các bệnh lý đáng lo ngại như: dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản, bệnh lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép. 

Nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

  • Do chứng ngạt mũi sơ sinh: Nhiều trẻ sơ sinh chưa đầy 2 tháng tuổi dễ gặp hiện tượng thở khò khè kèm theo dấu hiệu ngạt mũi. Trường hợp trẻ chỉ ngạt mũi nhưng không bị nóng sốt thì thường do chưa được hút sạch hết chất nhầy khỏi đường hô hấp. 
  • Viêm phổi, viêm phế quản: Đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng gây tổn thương ở tiểu phế quản, tổn thương tại mô phổi. Có trường hợp viêm làm xuất hiện dịch nhầy, có mủ khiến bé thở khò khè, thiếu oxy nên hay gây tình trạng suy hô hấp. 
  • Do chứng hen suyễn: Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh nhạy cảm với các yếu tố kích thích như phấn hoa, khói thuốc, khói bụi… Điều này dễ gây ra chứng hen suyễn, khiến trẻ sẽ có những cơn khó thở, khò khè. 
  • Trào ngược dạ dày, thực quản: Một lượng nhỏ thức ăn khi trẻ ăn bị tràn lên phổi gây sưng đường hô hấp nên khi trẻ thở ra hoặc hít vào cũng gây tình trạng khò khè. 
  • Cảm lạnh: Rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh không kể mùa đông hay mùa hè. Đôi khi chỉ vì bé mải chơi, đổ nhiều mồ hôi khiến mồ hôi thấm ngược lại hoặc nằm điều hòa ở nhiệt độ quá thấp cũng rất dễ gây cảm lạnh kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, ho, sốt nhẹ. 
  • Cúm: Ngoài thở khò khè, trẻ thường bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú. 
  • Trong mũi có dị vật: Đây là nguyên nhân khiến bé thở hò khè nhưng không có nước mũi mà cha mẹ khó phát hiện nhất. Có thể khi chơi đồ chơi, trẻ cố ý hoặc vô tình cho món đồ chơi lọt vào mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi, đau mũi, thậm chí chảy máu mũi. 

Bé thở khò khè không có nước mũi có thể do cúm, cảm lạnh,....

Bé thở khò khè không có nước mũi có thể do cúm, cảm lạnh,....

➤ Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh thở mạnh và cách xử trí tốt nhất

Cách xử trí khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi 

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thở khò khè, cha mẹ cần tránh cho bé dùng thuốc nếu có thể. Có một số biện pháp mà cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể áp dụng tại nhà để khắc phục tình trạng này cho trẻ bao gồm: 

  • Tăng các bữa bú sữa mẹ và chia làm nhiều lần trong ngày: Điều này giúp bé tránh mất nước, khô miệng. Bởi trẻ sơ sinh khi thở khò khè, khó thở đường mũi sẽ phải thở bằng miệng nên dễ bị khô miệng, bỏ bú dễ mất nước. Cho bé bú nhiều lần còn giúp trẻ tăng sức đề kháng. 
  • Rửa mũi, thông mũi cho trẻ bằng nước mũi sinh lý nồng độ an toàn: Nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn hiệu quả. 
  • Hút dịch nhầy trong mũi cho trẻ: Nếu trẻ bị nghẹt mũi và xuất hiện dịch nhầy trong mũi thì cần được hút sạch để thông thoáng đường thở cho bé. Nên hút dịch  nhầy bằng dụng cụ phù hợp. Dụng cụ này cần được tiệt trùng đúng cách và đầy đủ. 
  • Day nhẹ cánh mũi bé: Dùng ngón tay trỏ day nhẹ ngoài cánh mũi của bé để làm tan chất nhầy dễ hơn, hỗ trợ thông đường thở cho trẻ.
  • Hỗ trợ làm thông mũi cho trẻ bằng tinh dầu: Tắm cho bé với nước tắm pha chút tinh dầu bạc hà, tràm…hoặc bôi tinh dầu tràm vào lòng bàn chân của trẻ.  
  • Trẻ cần được giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực, nhất là trong thời tiết giao mùa hoặc khi trời lạnh, trong mùa đông.

Nếu trẻ không hết khò khè cha mẹ nên đưa trẻ đi khám

Nếu trẻ không hết khò khè cha mẹ nên đưa trẻ đi khám

➤ Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi Nhanh khỏi hơn

Trường hợp thực hiện các biện pháp trên mà trẻ không đỡ thở khò khè, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa bé đi khám sớm. Đặc biệt, trẻ cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa ngay nếu gặp phải 1 hoặc nhiều vấn đề như sau:

  • Tím tái toàn thân khi thở khò khè 
  • Tình trạng thở khò khè nhưng không có nước mũi diễn ra kéo dài từ 2 - 3 tuần.
  • Xuất hiện tiếng thở khò khè ở trẻ vốn bị hen suyễn, tiểu phế quản có dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ sốt cao, nôn trớ cùng với thở khò khè.
  • Thở khò khè và khó thở, phải gắng sức khi hít thở.

 Trên đây là những kiến thức có liên quan tới tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi cũng như cách xử lý hiệu quả tình trạng này. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ cho Bệnh viện Phương Đông theo số Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,409

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Trẻ sơ sinh thở khò khè có nghiêm trọng không, khắc phục thế nào?

Ho, xổ mũi, thở khò khè,...là triệu chứng bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ trong những năm đầu sau sinh. Trong đó, trẻ thở khò khè được xếp vào dấu hiệu nguy...

19001806 Đặt lịch khám