Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh
Thực tế, nhịp thở bình thường của bé khoảng 30 - 60 nhịp/phút, nhiều trường hợp khi ngủ trẻ sơ sinh thở mạnh ở bụng tầm 20 nhịp/phút. Từ tháng thứ 6 trở lên, nhịp thở của trẻ sẽ ổn định hơn với mức 25 - 40 nhịp/phút.
Cụ thể hơn:
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Khoảng 40 - 50 nhịp/lần.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Khoảng 35 - 40 nhịp/lần.
Trẻ sơ sinh thở mạnh khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Nhiều gia đình mới làm cha mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh, tạm dừng lâu giữa các hơi thở hoặc tạo ra tiếng động bất thường nhưng chuyên gia y tế cho biết, nhịp thở của trẻ sơ sinh vốn khác với người lớn. Bởi, cấu tạo sinh lý cơ thể của trẻ với người lớn khác nhau, trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và học cách vận hành cơ quan hô hấp.
Ngoài ra, nhịp thở trẻ sơ sinh khi hít vào thở ra của trẻ sơ sinh luôn tuân theo một chu kỳ nhất định. Ví dụ, trong khi thở, trẻ có thể dừng lại 5 giây giữa các nhịp, tình trạng sẽ dần biến mất khi trẻ dần lớn lên.
Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không?
Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ là hiện tượng sinh lý phổ biến, bình thường ngay cả khi trẻ sơ sinh thở ra tiếng khi ngủ, gấp gáp hoặc nặng nề,... Song, để yên tâm cha mẹ có thể kiểm tra qua âm thanh phát ra từ mũi, vòm họng trẻ lúc ngủ cũng như trong quá trình ăn uống, vui chơi hàng ngày.
Theo đó, cha mẹ có thể thực hiện theo các cách dưới đây khi thấy bé thở mạnh bụng phập phồng:
- Lắng nghe nhịp thở của trẻ: Bằng cách đặt tai cạnh mũi, miệng bé rồi tập trung nghe xem có gì nặng nhọc, khò khè không.
- Quan sát: Phụ huynh đặt tầm mắt ngang ngực trẻ, nhìn kỹ các chuyển động lên xuống của hõm ngực theo từng nhịp khi con hít thở.
- Dựa vào cảm giác: Thực hiện áp má mình vào cạnh miệng và mũi của con để cảm nhận hơi thở.
Bằng cách đếm nhịp thở khi ngủ, cha mẹ có thể xác định được tình trạng của trẻ
Hoặc nếu có thiết bị đo nhịp thở chuyên dụng, cha mẹ có thể tiến hành đo khi nằm để phát hiện kịp thời chứng thở mạnh ở trẻ sơ sinh:
- Dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở trên 60 lần/phút.
- Trẻ 2 - 12 tháng tuổi: Nhịp thở 50 lần/phút.
- Trẻ 1 - 5 tuổi: Nhịp thở khoảng 40 lần/phút.
Khi đó, nếu thấy trẻ có triệu chứng trẻ ngủ thở ra tiếng, thở mạnh và nhanh thường xuyên, kèm thêm sốt, khò khè thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ hô hấp. Cha mẹ cần đưa con đi khám để tránh các trường hợp trẻ bị viêm nhiễm nguy hiểm.
>>> Xem thêm:
Bệnh viêm phổi ở trẻ em - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ
Nguyên nhân khiến bé thở mạnh khi ngủ
Hiện tượng trẻ sơ sinh thở ra tiếng, trẻ khò khè khi ngủ hay bé sơ sinh thở nhanh,... bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Về mặt sinh lý có thể giải thích do cấu trúc mũi, đường thở của trẻ mới sinh rất nhỏ và chưa hoàn thiện nên cơ thể chưa quen với việc điều chỉnh nhịp thở nên bé thở nhanh và mạnh như vậy.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dưới đây cũng khiến trẻ thở mạnh khi ngủ:
Sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé còn yếu
Những ngày khi mới chào đời, cha mẹ có thể cảm nhận được hơi thở của trẻ mạnh kèm theo một chút khò khè trong giấc ngủ. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh được cho là trong mũi trẻ còn động lại dịch, cha mẹ nên vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ.
Trẻ sinh non và nhẹ cân dễ gặp các vấn đề về hô hấp
Một nguyên nhân khác, do thời gian này hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây viêm đường hô hấp. Bệnh lý làm khởi phát các biểu hiện bên ngoài, điển hình như khó thở, thở khò khè, thở mạnh,...
Hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện
Với một hệ hô hấp còn đang tiếp tục hoàn thiện, việc trẻ chưa điều chỉnh được nhịp thở khiến trẻ sơ sinh thở mạnh là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là căn nguyên của tình trạng thở mạnh, thở gấp, phập phồng ở bụng. Khi trẻ lớn hơn, nhịp thở sẽ ổn định dần và hoàn toàn biến mất.
Bé bị dị ứng thời tiết
Những thay đổi nhỏ nhất của thời tiết, hoặc môi trường xung quanh nhiễm bụi bẩn hoặc lông chó mèo đều có thể khiến trẻ bị kích ứng. Cho nên khi ngủ, trẻ sẽ xuất hiện các hiện tượng bất thường, trong đó có thở mạnh.
Lông chó, mèo có thể gây kích ứng, bít tắc đường thở khiến trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ
Bé đang bị một số bệnh lý
Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh hít thở mạnh là bệnh lý thì sẽ có các biểu hiện khó chịu kèm theo, ví dụ quấy khóc, bỏ bú,... Đặc biệt chú ý khi trẻ thở rút lõm lồng ngực, da tím tái thì có nguy cơ cao, con gặp vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp, điển hình viêm phổi, viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản,...
Dấu hiệu để mẹ nhận biết bé thở mạnh khi ngủ
Việc nhận biết hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh rất đơn giản, nếu cha mẹ chịu khó quan sát, lắng nghe và cảm nhận tiếng thở của con. Trường hợp cha mẹ thấy bé thở mạnh, phập phồng nhưng không thường xuyên, vẫn bú bình thường thì không nên quá lo lắng.
Trong trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu thở mạnh tương tự dưới đây, cần thăm khám sớm vì tình trạng này tương đối nguy hiểm và cần theo dõi sát sao:
Ngực bé phập phồng thở mạnh
Quan sát thấy trẻ thở mạnh kèm theo lồng ngực, tức mỏ ức hay khoảng giữa ngực và bụng, phập phồng. Hiện tượng này báo hiệu nhịp thở của trẻ bất thường, trẻ đang bị khó thở, nguy cơ viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Trẻ sơ sinh thở mạnh ngực phập phồng có thể bé đã bị viêm phổi, viêm phế quản,...
Dù là viêm phế quản hay viêm phổi, đây đều là tình trạng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần chú ý. Vậy nên, khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện này, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bé thở khò khè, nặng nề
Khi ngủ, trẻ sơ sinh thở khò khè, nặng nề, nghe giống tiếng ngáy báo hiệu nắp thanh quản của trẻ bị phù nề, ống dẫn khí bị co thắt khiến trẻ không thể thở bình thường được. Phụ huynh có thể ghé sát vào cánh mũi của trẻ để nghe, đồng thời quan sát nhịp thở của trẻ.
Nếu trẻ có biểu hiện khác kèm theo như ho, sốt, bỏ bú, quấy khóc thì gia đình nên đưa con đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây khó chịu bên trong cơ thể trẻ, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Ba mẹ cần làm gì khi thấy bé thở mạnh khi ngủ?
Dù phần lớn trẻ sơ sinh hít thở mạnh đều bình thường, song người làm cha mẹ nào cũng lo lắng và muốn giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đây là một số cách có thể giúp hơi thở của con trở nên ổn định hơn:
- Thay đổi tư thế ngủ cho con khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh và các dấu hiệu bất thường khác về nhịp thở khi ngủ.
- Vệ sinh mũi cho con: Khi trẻ chào đời, các bác sĩ luôn hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mũi cho trẻ tại nhà, nhằm loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trong mũi. Đặc biệt khi vào thời điểm chuyển mùa, mẹ càng cần giữ cho khoang mũi của con sạch sẽ, phòng tránh bệnh về đường hô hấp.
Thói quen vệ sinh mũi giúp con thông thoáng đường thở
*Lưu ý: Dù cha mẹ có tự tin về kỹ năng chăm sóc con nhưng vẫn không nên chủ quan nếu thấy trẻ thở mạnh và nhanh bất thường. Mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến việc trẻ bị biến chứng nặng, gặp nguy hiểm.
Khi nào trẻ sơ sinh thở mạnh cần đi bệnh viện?
Trẻ sơ sinh thở mạnh do yếu tố sinh lý, trẻ vẫn ngủ chơi ngoan thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ cần hết sức chú ý đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám cũng như điều trị đúng cách, tránh các hậu quả nặng nề.
- Trẻ sơ sinh ngủ li bì, rất khó để đánh thức dậy.
- Bỗng nhiên trẻ bỏ bú, bú kém (Chỉ bú được lượng rất nhỏ so với những ngày thường).
- Trẻ bị sốt liên tục, có lúc sốt cao.
- Da mặt trẻ tím tái, hơi thở mạnh kèm theo sự nặng nề kéo dài.
*Lưu ý: Cha mẹ cũng cần chú ý đến những biểu hiện nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ kèm thở mạnh thì cần chú hơn để can thiệp kịp thời.
Trẻ thở mạnh, gấp kèm theo quấy khóc, sốt cần được đưa tới cơ sở Y tế thăm khám ngay
Đến nay, vẫn có không ít phụ huynh ngại đưa con đến bệnh viện vì không muốn cho trẻ dùng kháng sinh, tự điều trị tại nhà. Song, những việc làm này càng kiến tình trạng sức khỏe trẻ trở nên xấu, nguy hiểm hơn.
Vậy nên, khi nhận thấy các biểu hiện trẻ sơ sinh thở mạnh và không đều thường xuyên, hãy đưa con đến bệnh viện. Hãy là một người mẹ, người cha thông thái, bảo vệ con đúng cách trong khâu lựa chọn cơ sở y tế chữa trị, không nên đưa con đến những đơn vị kém chất lượng, không đáp ứng được về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ y tế chuyên môn.
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được đầu tư lớn, đồng bộ về hạ tầng, trang biết bị cũng như đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản từ các trường y khoa danh tiếng trong và ngoài nước. Tại đây, chúng tôi cung cấp các dịch vụ khám, tư vấn và điều trị chất lượng cao.
Không những vậy, nắm bắt được tâm lý khách hàng nhí cũng như khó khăn khi chăm sóc trẻ của cha mẹ, khoa Nhi của bệnh viện sở hữu hệ thống phòng khám ấn tượng như khu vui chơi cao cấp, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các bé khi đến khám, tiêm phòng và điều trị.
(Khu vui chơi giải trí cho bệnh nhân nhi tại BVĐK Phương Đông)
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, từng có thời gian dài công tác tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn,... Khoa Nhi - BVĐK Phương Đông là địa chỉ an toàn, lý tưởng để thăm khám, điều trị tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh.
Kết lại, trẻ sơ sinh thở mạnh là hiện tượng phổ biến, do hệ hô hấp của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, khi nhận thấy trẻ thở gấp, nặng nề, thậm chí rút lõm lồng ngực thì cha mẹ cần có hướng xử lý nhanh, kịp thời, tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để nhận phác đồ điều trị phù hợp.