Bệnh Meniere: Triệu chứng và cách điều trị phù hợp

Dương Minh Ngọc

06-09-2022

goole news
16

Bệnh Meniere là một bệnh lý rối loạn thính lực xảy ra ở tai trong do tăng lượng dịch và ion nội mô bất thường. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên tai. Người bị mắc bệnh này có thể bị ù tai kèm theo những cơn chóng mặt, cảm giác xoay trong và có thể mất thính lực trong thời gian dài hoặc mãi mãi. Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.

Bệnh Meniere là bệnh gì?

Meniere được đặt theo tên của một nhà bác sĩ người Pháp là Prosper Meniere. Ông là người đầu tiên mô tả hội chứng biểu hiện của tình trạng ù tai, chóng mặt cấp hay điếc xuất phát từ bên trong tai.

Bệnh Meniere xuất hiện do tình trạng tăng dịch và ion nội mô bất thường ở bên trong tai. Tổn thương bệnh lý là ứ nội dịch và được chẩn đoán thông qua việc phân tích mô bệnh lý xương thái dương ở bệnh nhân sau khi tử vong. Khi mắc Meniere người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình và với những trường hợp bị tổn thương tai trong cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh lý Meniere.

Bệnh lý Meniere là tình trạng mất thính lực, ù tai, chóng mặt, khó chịuBệnh lý Meniere là tình trạng mất thính lực, ù tai, chóng mặt, khó chịu

Nguyên nhân bệnh Meniere là gì?

Nguyên nhân gây nên hội chứng Meniere đến nay vẫn chưa thể xác định rõ. Các cơ quan cảm giác ở trong tai muốn hoạt động chính xác thì áp suất và thể tích và thành phần hoá học của nội dịch ở trong tai cần phải ổn định. Bệnh lý này sẽ xuất hiện khi chất dịch ở  trong tai quá cao hoặc tính chất của nội dịch ở trong tai đang có sự thay đổi.

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể liên quan đến tính chất di truyền ở trong gia đình cũng như các chấn vùng đầu, nhiễm trùng tai trong hay tai giữa và thường hay xuất hiện ở người sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, do không có nguyên nhân nào chính xác gây nên, do đó bệnh Meniere được xác định là do sự kết hợp của rất nhiều tác nhân.

Người thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ cao mắc MeniereNgười thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ cao mắc Meniere

Triệu chứng của bệnh Meniere cơ bản

Mặc dù là căn bệnh mạn tính nhưng bệnh lý Meniere lại có những triệu chứng xuất hiện ở trên cơ thể bệnh nhân theo từng cơn với 4 dấu hiệu chính đó là:

Chóng mặt

Người bệnh sẽ có cảm giác bản thân hay bị quay tròn dù đang nằm, ngồi hay đứng, mọi thứ xung quanh sẽ đảo lộn. Những cơn chóng mặt do bệnh Meniere gây ra thường không có sự báo trước và kéo dài trong thời gian từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ và thậm chí là lâu hơn. Người bệnh bị chóng mặt nghiêm trọng cơ thể còn có cảm giác nôn, buồn nôn.

Người bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và khó chịuNgười bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và khó chịu

Mất thính lực 

Người mắc Meniere sẽ mất thính lực hoàn toàn và không có khả năng nghe được âm thanh, sự mất thính lực này có thể xảy ra dao động theo thời gian và thường hay gặp ở giai đoạn đầu của bệnh khi bệnh tiến triển nặng hơn khả năng người bệnh sẽ mất đi thính lực mãi mãi hay còn gọi là điếc.

Tiếng kêu trong tai xuất hiện 

Có nhiều trường hợp bệnh nhân lại luôn nghe thấy tiếng rung, ầm ầm và ù trong tai hoặc tiếng rít. Lúc nào cũng inh ỏi ở trong tai một âm thanh mà thực chất môi trường bên ngoài không có.

Luôn cảm thấy đầy tai, căng tức

Đôi lúc người bệnh sẽ có cảm giác đầy tai, căng tức và khó chịu, những cơn kịch phát điển hình sẽ bắt đầu bằng cảm giác ù tai, đầy lỗ tai rồi dẫn tới mất thính lực. Sau đó là kèm theo cảm giác buồn nôn, chóng mặt có cảm giác rối loạn tiền đình. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh ở từng người mà mức độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra của các cơn kịch phát này sẽ khác nhau.

Tìm hiểu bệnh Meniere có nguy hiểm không?

Những triệu chứng của bệnh Meniere thường hay giống với một số bệnh lý khác mà cơ thể người có thể mắc phải. Do đó, khi có những triệu chứng kể trên người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Đặc biệt, khi có những cơn chóng mặt kèm theo các dấu hiệu sau người bệnh cần đi gặp bác sĩ để có thể được điều trị kịp thời:

  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Tê hoặc ngứ.
  • Đau ngực.
  • Yếu tay hoặc chân.
  • Đau đầu bất thường.
  • Mất ý thức.
  • Đi lại khó khăn.
  • Mất thị lực.

Người mắc bệnh Meniere có thể bị rối loạn ngôn ngữNgười mắc bệnh Meniere có thể bị rối loạn ngôn ngữ

Mặc dù không trực tiếp gây nên những nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nhưng những cơn chóng mặt không được dự báo trước của người bệnh cũng có khả năng gây nên nhiều mối nguy hiểm cho bệnh nhân. Từ đó làm tăng nguy cơ té ngã, tai nạn, trầm cảm hay mất thính lực vĩnh viễn.

Do đó, bệnh nhân nên phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi bị chóng mặt trong thời gian dài, người bệnh thường sẽ phải nằm nghỉ ngơi ở trong nhiều giờ và có thể làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc và gây ảnh hưởng đến tâm lý.

Đối tượng nguy cơ bệnh Meniere 

Bệnh Meniere là một bệnh lý mạn tính gặp ở mọi đối tượng và đối tượng thường hay mắc phải là từ 20 tuổi đến 40 tuổi và hiếm gặp ở tuổi già, không phân biệt giới tới. Ở trẻ em, người bệnh sẽ xuất hiện với các con đau tai ở trong và một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như bất thường về giải phẫu, mắc các bệnh tự miễn, khuyết tật bẩm sinh, dị ứng,...

Người bệnh nên đi khám chuyên khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất thị lực, rối loạn ý thức, yếu chân tay, đau ngực,... Các bác sĩ sẽ chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.

Độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi dễ mắc bệnh nhấtĐộ tuổi từ 20 đến 40 tuổi dễ mắc bệnh nhất

Chẩn đoán bệnh Meniere bằng cách nào?

Việc chẩn bệnh Meniere sẽ dựa vào tiền sử của người bệnh cũng như khám lâm sàng. Khi khám bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện của bệnh kết hợp với hỏi bệnh để có thể sử dụng những xét nghiệm chuyên khoa như:

  • Thực hiện xét nghiệm máu để tìm các phản ứng viêm và đánh giá tình trạng của bệnh.
  • Đo thính lực để biết được khả năng nghe âm thanh của tai cũng như xác định nguồn gốc của vấn đề thính lực là ở tai của người bệnh và xác định nguồn gốc của vấn đề tính lực ở tai trong hay do dây thần kinh truyền tín hiệu giữa tai trong và não.
  • Kiểm tra khả năng cân bằng: Giữa lúc chóng mặt, trạng thái cân bằng trở lại bình thường ở hầu hết người bệnh bệnh. Đa phần những bài kiểm tra cân bằng đều cho thấy kết quả bất thường. 
  • Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm căn nguyên bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm máu là phương pháp chuẩn đoán bệnh chuẩn xácXét nghiệm máu là phương pháp chuẩn đoán bệnh chuẩn xác

Biện pháp điều trị bệnh Meniere chuẩn nhất

Điều trị bệnh Meniere là cần thiết và quan trọng cần phải thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ và khám lại theo lịch để kết quả điều trị tốt nhất. Các phương pháp điều trị bao gồm có:

  • Giảm chất lượng chất lỏng trong cơ thể, ăn ít muối và sử dụng thuốc điều trị giảm áp lực ở bên trong tai, cần nghỉ ngơi khi cơ thể xuất hiện những cơn đau đầu, không vận động và cố gắng làm việc hay di chuyển.
  • Một số trường hợp từ bệnh nhân nhằm đáp ứng điều trị với phương pháp phục hồi chức năng tiền đình hoặc có thể sử dụng máy trợ thính,….
  • Thực hiện phẫu thuật can thiệp khi thực hiện các chóng mặt gây nên suy nhược nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác sẽ không có tác dụng.

Người bệnh có thể được điều trị bằng cách đeo máy trợ thínhNgười bệnh có thể được điều trị bằng cách đeo máy trợ thính

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh Meniere 

Một số cách chăm sóc có thể giúp giảm tác động của bệnh Meniere qua một số phương pháp sau khi bị chóng mặt:

Thực hiện các biện pháp

Ngồi hoặc nằm xuống khi bạn cảm thấy chóng mặt, nên tránh xa các thứ có thể làm triệu chứng của bạn nặng hơn. Khi chóng mặt bạn không nên di chuyển, không nên ngồi ở đèn sáng, xem tivi đọc sách hay gắng gượng làm điều gì đó mà hãy nghỉ ngơi.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, có thể bị mất thăng bằng, té ngã dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Do đó, hãy sử dụng đèn với ánh sáng vừa đủ nếu như bạn hay dậy vào ban đêm và sử dụng gậy chống để đi giúp bạn có thể ổn định nếu như mất đi thăng bằng thường xuyên.

Thay đổi lối sống

Để có thể tránh những cơn chóng mặt hay các triệu chứng của bệnh Meniere  bạn hãy thay đổi lối sống khoa học hơn bằng các biện pháp sau:

  • Hạn chế ăn muối: Nếu bạn sử dụng thức ăn và đồ uống có nhiều muối sẽ làm cơ thể tăng giữ nước nên hãy chỉ sử dụng ít hơn 2.300mg muối natri mỗi ngày và chia đều lượng muối tiêu thụ trong ngày cho cơ thể hấp thu dễ hơn.
  • Bạn nên hạn chế sử dụng caffeine, rượu và thuốc lá bởi những chất này sẽ gây ảnh hưởng đến việc cân bằng dịch trong tai bạn.
  • Tránh xa môi trường có nhiều âm thanh, ồn ào khiến bệnh tình nặng hơn. Dành nhiều thời gian cho đầu óc nghỉ ngơi và tránh xa môi trường ô nhiễm tiếng ồn.

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống sẽ giúp ổn định dịch trong taiGiảm lượng muối trong chế độ ăn uống sẽ giúp ổn định dịch trong tai

Khám và điều trị bệnh Meniere tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế bệnh viện cung cấp dịch vụ khám tai mũi họng. Trong đó, bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện lớn uy tín hàng đầu hiện nay cho khách hàng lựa chọn. 

Tại bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành chuyên khoa Tai - Mũi - Họng giỏi sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Cùng với đó là hệ thống máy móc hiện đại, máy siêu âm, máy cắt lớp, máy chụp X quang,... được nhập khẩu từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới giúp hỗ trợ quá trình khám và chữa bệnh chuẩn xác nhất.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng liên tục cập nhật phác đồ điều trị tiên tiến nhất thế giới nên đảm bảo việc khám và chữa bệnh hiệu quả hơn. Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, tận tình là nguồn cổ vũ động viên cho bệnh nhân mau khỏi bệnh. Không gian phòng khám và phòng điều trị rộng, sạch, thoáng mát đầy đủ tiện nghi tốt nhất cho việc điều trị.

Kiểm tra tai tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Kiểm tra tai tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh Meniere nguyên nhân và cách điều trị chăm sóc phù hợp. Nếu có nhu cầu được khám và chữa bệnh hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được nhân viên tư vấn và đặt lịch sớm nhất nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,750

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám