Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không? 10 loại sữa tốt cho người ung thư

Phương Loan

08-10-2024

goole news
16

Sữa là thức uống quen thuộc của nhiều gia đình, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào và chất lượng. Tuy nhiên có quan niệm cho rằng, sữa có thể làm tăng sự phát triển tế bào ung thư, cần tránh sử dụng. Vậy bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?

Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?

Bệnh nhân ung thư nên bổ sung sữa, sản phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày, cải thiện thể trạng, nâng cao sức đề kháng và phòng chống suy dinh dưỡng. Một số lợi ích của sữa đối với sức khỏe người bệnh như:

  • Cung cấp canxi hạn chế tác dụng phụ chảy máu chân răng, loãng xương, sâu răng trong thời gian điều trị.
  • Giảm đau nhức cơ bắp do sữa chứa hàm lượng protein dồi dào, đồng thời bổ sung chất lỏng cho cơ thể người bệnh.
  • Bổ sung năng lượng từ các chất dinh dưỡng protein, lipid, natri, vitamin, khoáng chất,...
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện tâm trạng người bệnh sau một ngày dài điều trị căn bệnh ung thư.

Sữa là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành cho bệnh nhân ung thư

Sữa là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành cho bệnh nhân ung thư

Quan niệm hạn chế chất đạm từ động vật, ngăn chặn tế bào ung thư không phát triển nhanh, không còn phù hợp. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, protein là dưỡng chất cơ bản làm lành vết thương, ngăn chặn nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, phác đồ hóa chất hoặc xạ trị.

Lưu ý khi lựa chọn sữa cho bệnh nhân ung thư

Sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, hấp thu dễ với nhóm bệnh nhân ung thư. Bạn nên lựa chọn những loại sữa cung cấp đầy đủ nhóm vi chất dinh dưỡng sau:

  • Protein có khả năng bảo vệ mô tế bào và hệ thống miễn dịch của người bệnh. Protein trong sữa cùng tham gia phục hồi và tái tạo tế bào khi cơ thể mắc bệnh, chấn thương.
  • Canxi là khoáng chất thiết yếu, tham gia xây dựng và bảo vệ xương, răng người bệnh cũng như người khỏe mạnh. Bổ sung canxi giúp cầm máu hiệu quả, phòng ngừa loãng xương, giảm đau nhức, làm lành các vết nứt hoặc tổn thương trên xương.
  • Vitamin D đóng vai trò tăng cường chức năng miễn dịch, giảm viêm, giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất từ thực phẩm. Bạn nên chú ý đến phần trăm dinh dưỡng vitamin trong mỗi sản phẩm sữa.
  • Vitamin B12 là chất thiết yếu cho não bộ và hệ thống miễn dịch người bệnh. Nếu không thể nạp qua đường ăn uống, bạn có thể bổ sung thay thế B12 từ sữa.

Lưu ý khi bệnh nhân ung thư chọn và uống sữa

Lưu ý khi bệnh nhân ung thư chọn và uống sữa

Những loại sữa tốt cho người bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không? Người mắc ung thư nên uống sữa. Tuy nhiên, cần chọn đúng loại sữa để đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời giảm thiểu các nguy cơ diễn tiến, tác động xấu đến sức khỏe.

Sữa tách béo

Sữa tách béo là loại sữa phổ biến nhất trên thị trường, cung cấp lượng protein và canxi dồi dào. Trung bình 240ml sữa tách béo chứa 8,3g protein, 100 IU vitamin D, 0,1g chất béo 306mg canxi.

Sữa chua

Sữa chua đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp chắc khỏe xương, giữ cân nặng ở mức ổn định và nâng cao sức đề kháng. Trung bình 100g sữa chua không đường cung cấp 2,5g chất béo, 110g canxi, 3,7g protein.

Sữa chua hỗ trợ hệ tiêu hoá, xương khớp và cân nặng người bệnh

Sữa chua hỗ trợ hệ tiêu hoá, xương khớp và cân nặng người bệnh

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành có hàm lượng calo, protein cao tương đương sữa tách béo, có thể thay thế cho sữa bò. Cứ 100g sữa đậu nành sẽ cung cấp 54 calo, 1,8g chất béo, 118mg kali, 3,3g protein, 25mg Calci,...

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân phù hợp với bệnh nhân ung thư không thể dung nạp Lactose, giàu vitamin E chống oxy hóa. Các phòng thí nghiệm đo lường được 240ml sữa hạnh nhân chứa 1,01g protein, 415mg canxi, 101 IUI vitamin D, 2,5g chất béo.

Sữa hạt điều

Hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất và canxi có trong sữa hạt điều tương đối thấp. Đổi loại, chất axit anacardic có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại gốc tự do gây hại trong và sau quá trình điều trị.

Sữa hạt điều có khả năng chống oxy hóa tốt, tăng cường đặc biệt hệ miễn dịch

Sữa hạt điều có khả năng chống oxy hóa tốt, tăng cường đặc biệt hệ miễn dịch

Sữa yến mạch

Sữa yến mạch là loại sữa phù hợp với bệnh nhân ung thư, giàu chất xơ hòa tan giúp kiểm soát cholesterol, bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Một cốc 240ml sữa yến mạch có thể bổ sung 2,5g chất béo, 350g canxi, 101 IU vitamin D cho người bệnh.

Sữa gạo lứt

Cơ thể bệnh nhân ung thư rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng nên cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng. Sữa gạo lứt được đánh giá là loại sữa ít chất gây dị ứng nhất, cung cấp đầy đủ protein, chất béo, chất xơ trong một cốc sữa trung bình.

Sữa hạt gai dầu

Sữa hạt gai dầu là lựa chọn tiếp theo cho bệnh nhân ung thư, cung cấp lượng protein dồi dào, tái tạo tế bào và hồi phục cơ thể sau các đợt hóa, xạ trị. Đặc biệt các hạt gai dầu chứa Omega-3, Omega-6 giúp giảm viêm và tăng cường sức đề kháng.

Sữa đậu Hà Lan

Trung bình trong 100g đậu hà lan sẽ cung cấp 80 Calo, 244mg kali, 14g carbohydrate, 5g protein, 25mg Calci. Hàm lượng dinh dưỡng khi chế biến thành sữa phần lớn được giữ nguyên, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm mỡ máu, bệnh lý tim mạch, chống oxy hóa,...

Sữa đậu Hà Lan hỗ trợ tiêu hoá, chống oxy hoá tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư

Sữa đậu Hà Lan hỗ trợ tiêu hoá, chống oxy hoá tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư

Sữa hạt lanh

Sữa hạt lanh cung cấp một lượng axit béo Omega-3 dồi dào từ thực vật, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhóm chất chống oxy hóa, chất xơ và protein đi vào cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ diễn tiến, khởi phát bất lợi cho sức khỏe.

Vấn đề liên quan bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?

Sữa là thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư, nhưng cần cẩn trọng về liều lượng và tần suất sử dụng. Người bệnh và gia đình nên tham vấn ý kiến, hướng dẫn của bác sĩ trước khi bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Tác dụng phụ của sữa với bệnh nhân ung thư

Phần lớn bệnh nhân ung thư đều tiến hành hóa, xạ trị, gây tình trạng táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn, lở miệng,... Những triệu chứng này có thể gia tăng khi uống sữa, đặc biệt với những loại có hàm lượng chất béo và lactose cao.

Sữa có lượng chất béo và lactose cao dễ gây các tác dụng phụ nghiêm trọng

Sữa có lượng chất béo và lactose cao dễ gây các tác dụng phụ nghiêm trọng

Bệnh nhân sử dụng các loại sữa ít chất béo, không lactose giảm tình trạng khó chịu. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ, nhận tư vấn theo trường hợp cụ thể.

Vì sao chế độ dinh dưỡng cân bằng quan trọng

Không riêng bệnh nhân ung thư, người khỏe mạnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng các nhóm chất. Một thực đơn giàu dưỡng chất có lợi đóng góp vào quá trình phục hồi thể lực, giảm ảnh hưởng từ các tác dụng phụ hoặc triệu chứng.

Vai trò của bác sĩ trong thiết lập thực đơn cho người bệnh

Bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng là người hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó xây dựng thực đơn phù hợp với từng loại bệnh ung thư. Tuy nhiên đòi hỏi người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn, đảm bảo ăn uống điều độ và vận động thể dục thể thao hợp lý.

Để được giải đáp chi tiết, kỹ lưỡng bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không, quý khách vui lòng liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám với đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Phương Đông.

Bệnh nhân ung thư nên thăm khám Dinh dưỡng để nhận phác đồ chuyên sâu, phù hợp

Bệnh nhân ung thư nên thăm khám Dinh dưỡng để nhận phác đồ chuyên sâu, phù hợp

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bệnh nhân ung thư sẽ được gợi ý, hướng dẫn thiết lập thực đơn bởi bác sĩ, chuyên gia Dinh dưỡng và Ung bướu. Sự liên kết giữa hai chuyên khoa đảm bảo bệnh nhân nhận chế độ dinh dưỡng hỗ trợ, cải thiện bệnh tình hay sức khỏe hiệu quả nhất.

Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt với những người đang trong quá trình hóa, xạ trị. Bạn nên ưu tiên những loại sữa giàu protein, canxi, vitamin D, vitamin B12, giúp phục hồi tổn thương, tái tạo năng lượng và ngăn chặn bệnh diễn tiến.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
229

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám