Chủ động tầm soát đột quỵ não vì tương lai khỏe mạnh

Dương Minh Ngọc

13-06-2022

goole news
16

Đột quỵ não không chỉ gây tử vong cao hàng đầu sau ung thư và bệnh về tim mạch mà còn gây tàn phế cho người bệnh. Làm tăng gánh nặng về kinh tế cho gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Việc kiểm soát tăng huyết áp và điều trị sớm có thể giúp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của những biến chứng do đột quỵ não để lại. 

Đột quỵ não là gì?

đột quỵ não có nguy cơ tử vong cao

Đột quỵ não nếu không cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử vong cao 

Đột quỵ não là tình trạng cấp cứu ưu tiên, não bị mất cấp tính các chức năng; là khi một phần não bị tổn thương đột ngột khi mạch máu nuôi dưỡng phần nào đó bị tắc gây ra nhồi máu não hoặc bị vỡ gây ra xuất huyết não.

Theo Bộ Y tế, đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch máu não) có hai thể lâm sàng chính gồm nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não) và thể hai là đột quỵ xuất huyết não.

Nhồi máu não hiện nay xảy ra phổ biến hơn xuất huyết não. Nhưng đột quỵ xuất huyết não lại có tỷ lệ cao hơn đột quỵ nhồi máu não.

Đột quỵ xuất huyết não

Hay còn gọi là chảy máu não. Là khi mạch máu não bị vỡ, máu đột ngột xâm lấn vào não và làm tổn thương não. Tùy vào vị trí chảy máu não, đột quỵ vỡ mạch máu não được chia làm 2 loại:

  • Xuất huyết nội sọ: Là tình trạng các mạch máu trong não bị vỡ khi huyết áp tăng cao. Do sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích khiến dị tật động mạch bị kéo giãn và vỡ.
  • Xuất huyết dưới nhện: Là khi mạch máu trên bề mặt não bị vỡ. Lúc này máu chảy vào dịch não tuỷ khiến áp lực lên não tăng cao khiến người bệnh đau đầu dữ dội.

Đột quỵ nhồi máu não

Hay còn gọi là thiếu máu não cục bộ. Là khi động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc. Khiến lưu lượng tuần hoàn của máu giảm; gây ra hoại tử, rối loạn chức năng vùng não đó. Người bệnh bị nhồi máu não thường có triệu chứng như liệt nửa người, chóng mặt hoặc rối loạn ngôn ngữ. 

Người bệnh bị đột quỵ cần được “tái tưới máu” cho não càng sớm càng tốt. Vì sau mỗi phút sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết; cơ thể có thể bị liệt, hôn mê, làm cho người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi; thậm chí là tử vong.

Tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Giúp bệnh nhân nhồi máu não cấp phục hồi lưu lượng máu não và có thể giúp cải thiện hoặc giải quyết các khiếm khuyết thần kinh.

Xuất huyết não

Hiện tượng xuất huyết não khi mạch máu vỡ và nhồi máu não khi mạch bị tắc

Đột quỵ não thường bị nhầm tưởng với một số bệnh lý khác như: 

  • Thiếu máu não: Cơn thiếu máu não xuất hiện thoáng qua giống với các triệu chứng đột quỵ. Nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện. Có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.
  • Nhồi máu cơ tim: Nhiều người lầm tưởng giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Chúng đều là bệnh lý nguy hiểm, liên quan đến hẹp tắc các động mạch. Nhưng tai biến mạch máu não và nhồi máu có biểu hiện khác nhau. Biểu hiện lâm sàng của nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực (thường kéo dài 20-30 phút hoặc hơn); vã mồ hôi; đau một số bộ phận khác (vai trái, tay trái, lưng, ngực) và hoa mắt, chóng mặt; thậm chí ngất hoặc đột tử.

Đối tượng dễ bị đột quỵ não?

Những người có tiền sử bị đột quỵ trong vòng 5 năm có tỷ lệ đột quỵ lần nữa cao hơn. Đặc biệt là ở vài tháng và giảm dần theo thời gian.

Đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, cũng có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ tuổi. Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4; bệnh tăng huyết áp cao gấp 3 lần; người bị bệnh về tim mạch cao gấp 6 lần người bình thường. 

người cao tuổi dễ bị tai biến mạch máu não

Người cao tuổi dễ bị tai biến mạch máu não

Một số nhóm bệnh khác cũng dễ bị đột quỵ như: rối loạn mỡ máu; rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ mãn tính; bị béo phì; thường xuyên bị đau nửa đầu hoặc đau đầu.

Bên cạnh đó, bị đột quỵ cũng một phần do lối sống không khoa học như: ít vận động thể thao; thường xuyên có trạng thái stress, bị căng thẳng; lạm dụng bia rượu cùng các chất kích thích hoặc sử dụng thuốc lá cũng là những người sẽ bị đột quỵ não.

Nhận diện tai biến mạch máu não qua các triệu chứng?

Mỗi người có một thể trạng khác nhau nên cũng có những dấu hiệu tai biến khác nhau. Đặc biệt các dấu hiệu nhận diện này đến và đi rất nhanh. 

Các triệu chứng của đột quỵ não không có dấu hiệu cảnh báo trước nên chúng ta cần lắng nghe cơ thể. Nếu thấy xuất hiện đột ngột ít nhất một trong ba nhóm dấu hiệu F.A.S.T thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ đột quỵ não lên tới 90-95%.

  • F (Face) - Liệt mặt: Các nếp nhăn ở mũi, má bị mờ và mặt bị lệch sang một bên.
  • A (Arm) - Liệt hoặc yếu tay chân: Tay, chân người bệnh đột ngột không thể cầm, nắm hoặc đi lại, co quắp chân tay. Bị mất thăng bằng hoặc mất khả năng phối hợp các động tác khác.
  • S (Speech): Người bệnh đột ngột rối loạn lời nói; hoặc không thể nói được hoặc nói ngọng không rõ câu từ như bình thường trước đó.
  • T (Time) - Thời gian phát bệnh: Bệnh đột quỵ thường khởi phát vào sáng sớm; cũng có thể vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Khi xuất hiện những dấu hiệu đột quỵ não, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay. Trong vòng 3 - 4.5 giờ đầu được coi là thời điểm vàng để cứu sống cũng như hạn chế các di chứng do đột quỵ não.

dấu hiệu đột quỵ nãoNhận diện tai biến mạch máu não bằng F.A.S.T

Sơ cứu người bị tai biến mạch máu não tại chỗ

Trong thời gian chờ xe cứu thương, người nhà bệnh nhân nên biết một số thao tác cơ bản để sơ cứu như sau:

  • Nới lỏng quần áo, để người bị đột quỵ nằm nghiêng (tư thế bảo vệ đường thở). Không để bệnh nhân nằm ngửa vì lưỡi sẽ bị tụt xuống họng khiến cản trở đường hô hấp.
  • Nếu bệnh nhân bị nôn: Nghiêng đầu sang một bên cho các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài. Và để người bệnh không hít phải các chất nôn vào phổi gây bít tắc đường thở rất nguy hiểm.
  • Trường hợp co giật: Ngay lập tức lấy que, đũa hoặc vải để ngang giữa hai hàm răng để giúp cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi.

Chẩn đoán đột quỵ não bằng cách nào?

Thực hiện chẩn đoán hình ảnh não của người bệnh bằng việc chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán và phân loại đột quỵ não. Bởi 2 thể đột quỵ (nhồi máu não và xuất huyết não) khó phân biệt được bằng dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng.

 Chụp cộng hưởng từ MRIChụp cộng hưởng từ MRI giúp tầm soát, chẩn đoán tốt đột quỵ não

Đối với đột quỵ xuất huyết não, phương pháp chẩn đoán nhanh và có hiệu quả nhất là chụp CT. Có thể bác sĩ sẽ chọc dò tuỷ sống để lấy dịch não tủy trong trường hợp nghi ngờ xuất huyết dưới nhện.

Thông qua các phương pháp trên, bệnh nhân được xác định có dấu hiệu đột quỵ não hay không. Từ đó sẽ thêm các chỉ định chuyên sâu khác như chụp điện tâm đồ; chụp X-quang ngực hoặc xét nghiệm máu;...

Khi thấy bản thân hoặc người thân có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não thì bạn hoặc người thân cần được đi khám sàng lọc nguy cơ đột quỵ để phát hiện sớm các mối nguy hại. Từ đó bảo vệ sức khỏe trong tương lai.

người cao tuổi nên được khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để tầm soát đột quỵNgười cao tuổi nên được khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để tầm soát đột quỵ

Điều trị đột quỵ như thế nào?

Giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tàn phế mức tối đa là mục tiêu hàng đầu của điều trị đột quỵ não. Với mục tiêu chung được áp dụng: cấp cứu, điều trị và vùng ổ bị tổn thương cần được hạn chế lan rộng; và tối ưu hoá tình trạng thần kinh, đảm bảo tưới máu não; phòng ngừa các biến chứng, phục hồi chức năng và tìm nguyên nhân phòng ngừa tái phát.

Mỗi thể của đột quỵ não (nhồi máu não hay xuất huyết não) được điều trị đặc hiệu khác nhau. Nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể đó là giống nhau.

Trường hợp bệnh nhân đến viện trong vòng 4.5 giờ từ khi đột quỵ. Bác sĩ sẽ tiến hành tái thông mạch máu bằng liệu pháp tan cục máu đông (rTPA). Còn dưới 6 giờ sau khi đột quỵ, bệnh nhân được chuyển đến viện sẽ được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. 

Cách phòng tránh tình trạng tai biến mạch máu não 

Đột quỵ não có thể xảy ra với bất cứ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Một số nhóm người có nguy cơ cao như: người cao tuổi (trên 70 tuổi), người bị các bệnh (tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, xơ vữa động mạch, tim mạch). Tuy đột quỵ dễ để lại di chứng và thậm chí tử vong. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng. 

đi bộ giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp người cao tuổi giảm nguy cơ đột quỵ rõ rệt

Cách tốt nhất để phòng ngừa và tầm soát đột quỵ là:

  • Xây dựng lối sống với những thói quen lành mạnh. Chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau củ quả và hạn chế ăn mặn. Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia. Không hút thuốc và sử dụng những chất kích thích.
  • Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là người cao tuổi trong thời gian giao mùa cần được giữ ấm cơ thể. Tránh để nhiễm lạnh làm tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ.
  • Kiểm soát, tầm soát đột quỵ và điều trị tốt các bệnh liên quan: bệnh về tim, đái tháo đường, mỡ máu, béo phì,... bằng việc khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Đặc biệt, khám sức khỏe định kỳ và chụp cộng hưởng từ MRI được coi là biện pháp hữu ích nhất trong tầm soát đột quỵ não. Hình ảnh MRI có độ phân giải và tương phản tốt đem lại kết quả chuẩn xác hơn chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (Chụp CT).

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI siêu dẫn 1.5 Tesla của hãng Philips. Cho ra hình ảnh sắc nét và có giá trị chẩn đoán tuyệt vời. Bên cạnh hệ thống máy móc kỹ thuật hiện đại là đội ngũ Y Bác sĩ được đào tạo bài bản với tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Phương Đông tự hào là địa chỉ uy tín khám chữa và tầm soát nguy cơ đột quỵ não được khách hàng tin cậy.

Hy vọng những thông tin trên giúp khách hàng hiểu biết hơn về đột quỵ não, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ chính mình và gia đình bằng khỏi nguy cơ bị tai biến mạch máu não cùng các biến chứng.

Để được tư vấn và hỗ trợ hoặc đăng ký lịch khám, khách hàng vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo đường dây nóng 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,310

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám