Bệnh phổi kẽ có những loại nào? Nguyên nhân và cách chữa trị

Thu Hiền

04-09-2023

goole news
16

Bệnh phổi kẽ là bệnh lý có thể làm chức năng hô hấp của phổi bị suy yếu nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn còn mơ hồ, chưa hiểu rõ về căn bệnh này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Bệnh viện đa khoa Phương Đông đã tổng hợp thông tin về dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh chi tiết để bạn có cái nhìn chính xác. 

Bệnh phổi kẽ là gì?

Bệnh phổi mô kẽ còn được gọi với cái tên là bệnh xơ kẽ phổi, bệnh nhu mô phổi lan tỏa hoặc phế nang viêm xơ hóa vô căn, phế nang viêm. Bệnh được gọi bằng nhiều cái tên bởi điểm chung của bệnh là gây tổn thương các tổ chức kẽ của phổi. Cụ thể là vách phế nang, mạch máu hoặc tổ chức kẽ liên phế nang. 

Bệnh phổi kẽ là tình trạng tổ chức kẽ của phổi bị tổn thương Bệnh phổi kẽ là tình trạng tổ chức kẽ của phổi bị tổn thương 

Bệnh phổi kẽ có nhiều triệu chứng lâm sàng, nếu không phát hiện, điều trị sớm thì bệnh dễ tiến triển thành mạn tính. Bệnh viêm phổi kẽ mạn tính có thể biến chứng thành xơ phổi, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của cơ thể.

Những triệu chứng bệnh phổi kẽ 

Bệnh viêm phổi mô kẽ có nhiều dấu hiệu lâm sàng điển hình, do đó bệnh nhân có thể nhanh chóng phát hiện nếu chịu khó để ý. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mà mọi người nên lưu ý, cụ thể : 

  • Khó thở, khó nuốt.
  • Nặng ngực.
  • Ho khan.
  • Ho ra máu.
  • Sưng đau khớp, đau ngón tay dùi trống hoặc viêm khớp.
  • Hạch ngoại vi.
  • Hội chứng Raynaud. 
  • Ăn không ngon, sụt cân. 

Các dấu hiệu này cần được người bệnh phát hiện sớm, đi khám, can thiệp và điều trị kịp thời. Nếu không các triệu chứng của bệnh phổi kẽ sẽ diễn biến nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng mạn tính. Cơ thể sau đó sẽ xuất hiện nhiều tổn thương, có thể gặp phải một số trường hợp xấu như suy hô hấp cấp. 

Nguyên nhân gây ra bệnh phổi kẽ 

Có nhiều nguyên nhân đa dạng có thể hình thành bệnh phổi kẽ. Do đó để quá trình điều trị hoặc phòng ngừa bệnh thật hiệu quả, bác sĩ và bệnh nhân cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể gồm: 

Nấm, virus và vi khuẩn 

Nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh lý phổi mô kẽ hình thành đó là do nấm, virus và vi khuẩn. Đây là các tác nhân có hại sẽ tấn công vào phổi, sau đó khiến phổi tổn thương. Cơ quan này sau đó sẽ tự mình sản xuất lượng mô lành vừa đủ để chữa trị khu vực bị tổn thương. 

Đáng chú ý, các mô tổn thương của bệnh phổi kẽ sẽ không phục hồi bằng mô mới. Cơ thể thường có xu hướng sẹo hóa, khiến sẹo dày lên tại khu vực bị tổn thương. Điều này khiến quá trình hô hấp của cơ thể bị cản trở, gặp vấn đề khi trao đổi oxy và đưa oxy vào máu.

Nấm, virus và vi khuẩn là tác nhân chính gây ra bệnh phổi kẽNấm, virus và vi khuẩn là tác nhân chính gây ra bệnh phổi kẽ

Yếu tố môi trường và đặc thù nghề nghiệp

Các đối tượng sống và làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi bẩn và chất hữu cơ, vô cơ,… có nguy cơ bị bệnh phổi kẽ cao hơn so với người khác. Môi trường không đảm bảo an toàn, có nhiều sợi amiang, bụi hạt, bụi than, lông vật nuôi rất dễ suy hô hấp. 

Do hít phải các chất độc hại

Nguyên nhân thứ 3 khiến mọi người bị bệnh phổi kẽ đó là hít phải các chất độc hại. Bao gồm chất Berylliosis, Asbestosis hoặc bụi silica… Những tác nhân này sẽ hình thành viêm phổi tăng cảm trong cơ thể người nếu tiếp xúc lâu dài. 

Do thuốc điều trị và bức xạ

Có nhiều bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ bởi vì tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, tia bức xạ điều trị. Cụ thể là: 

  • Thuốc điều trị tim Propranolol hoặc Amiodarone. 
  • Thuốc hóa trị/thuốc miễn dịch như Methotrexate hoặc Cyclophosphamide. 
  • Thuốc kháng sinh trị xương khớp, thuốc chữa ung thư hoặc thuốc statin. 
  • Tia bức xạ năng lượng cao trị ung thư phổi hoặc tia bức xạ trị ung thư vú. 

Nhiều người bị bệnh bởi vì tác dụng phụ của thuốc điều trị và bức xạNhiều người bị bệnh bởi vì tác dụng phụ của thuốc điều trị và bức xạ

Do các bệnh lý khác

Bệnh phổi kẽ còn hình thành bởi vì một số bệnh lý khó điều trị, các bệnh tự miễn dịch. Cụ thể là bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ, viêm sợi cơ, viêm mạch phổi. Hoặc u hạt, viêm mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì và Lupus ban đỏ hệ thống. 

Nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị viêm phổi kẽ bởi vì bệnh mô liên kết không phân biệt, lao phổi, viêm phổi không điển hình, viêm phổi do pneumocystis, viêm cơ bì. Ngoài ra có một số bệnh lý khác có thể biến chứng thành bệnh phổi kẽ như viêm bì thần kinh, viêm cơ bì, viêm đa rễ thần kinh, viêm bạch mạch ung thư. 

Vậy, bệnh phổi kẽ có lây không? 

Sau khi hiểu rõ bệnh phổi mô kẽ là gì và nguyên nhân chính dẫn đến bệnh, chắc hẳn bạn cũng có đáp án cho câu hỏi này. Lý do chính khiến bệnh hình thành là do các bệnh lý nền gây ra, bệnh tự miễn của cơ thể hoặc tiếp xúc với các dạng khí độc hại.

Chính vì thế, nếu bạn tự hỏi bệnh viêm phổi kẽ có lây không thì đáp án là không. Dù bệnh thuộc nhóm đường hô hấp nhưng bệnh phổi kẽ không có khả năng lây truyền. 

Một số bệnh phổi kẽ thường gặp

Khi cơ thể cảm thấy nhiều dấu hiệu của bệnh, mọi người nên đi thăm khám tại cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp. Ví dụ như chụp X-quang, xét nghiệm hoặc đo khí máu, soi phế quản - phế nang hoặc sinh thiết phổi. Kết quả kiểm tra giúp bác sĩ biết chính xác người bệnh bị 1 trong các bệnh phổi kẽ dưới đây: 

Viêm phổi tăng cảm

Bệnh viêm phổi tăng cảm hình thành bởi vì cơ thể thường xuyên hít phải bụi hữu cơ, sau đó xuất hiện các tổn thương khoảng kẽ. Tùy theo mức độ và thời gian mắc người bệnh sẽ bị viêm phổi kẽ thể cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. 

  • Cấp tính: Thể nhẹ nhất của viêm phổi tăng cảm. Triệu chứng phổ biến là sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi và khó thở. Bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị theo cách ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, sử dụng thuốc kháng sinh để khỏi bệnh sau vài ngày. 
  • Bán cấp tính: Bệnh có tốc độ tấn công từ từ, xuất hiện các biểu hiện ở cơ thể như sụt cân, mệt mỏi, khó thở và ho có đờm. Người bệnh cần ngừng tiếp xúc với bụi hữu cơ kết hợp điều trị với corticoid. 
  • Mãn tính: Bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như khó thở, mệt mỏi, ho có đờm, sụt cân, ngón tay dùi trống. Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, sử dụng thuốc corticoid theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tăng bạch cầu ái toan trong nhu mô phổi đó là nhiễm độc và thuốc, hội chứng Loeffler và hội chứng Churg-Strauss. Cụ thể: 

  • Nhiễm độc và thuốc: Hình thành bệnh phổi kẽ bởi vì tác dụng phụ của nhóm NSAID và kháng sinh. Ngoài ra bệnh nhân còn bị nhiễm độc tố của việc hít ma túy, hít phải chất hữu cơ, bọ cạp đốt, hít phải muối nhôm hoặc các hạt kim loại. 
  • Hội chứng Loeffler: Nhiễm phải ấu trùng đi qua máu, ký sinh trùng giun đũa,… Dẫn tới một số triệu chứng như ho khan, nóng sau xương ức, sốt, ho ra máu lẫn đờm. Cơ thể thấy bồn chồn, khó thở hoặc thở khò khè. 
  • Hội chứng Churg-Strauss: Hình thành nên tình trạng viêm xoang, tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi và hen phế quản.

Xơ hóa phổi vô căn

Đây là một trong các dạng bệnh phổi kẽ không rõ nguyên nhân, hình thành các tổn thương mô bệnh học như viêm khoảng kẽ lan tỏa và xơ hóa phổi. Hầu hết bệnh nhân bị xơ hóa phổi vô căn đều là người cao tuổi (từ 50-70 tuổi). Triệu chứng rõ rệt của bệnh là khó thở tăng dần, da và môi bị tím tái, bị tâm phế mạn tính hoặc cao áp động mạch phổi. Bệnh có tiên lượng sống rất thấp, đa phần đều tử vong trong vòng 5 năm. 

Xơ hoá phổi vô căn là bệnh nguy hiểm, tiên lượng sống rất thấpXơ hoá phổi vô căn là bệnh nguy hiểm, tiên lượng sống rất thấp

Viêm phổi kẽ

Cuối cùng là viêm phổi kẽ, đây là bệnh lý hình thành bởi tác dụng phụ thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chữa viêm khớp và hóa chất điều trị ung thư. Ngoài ra, việc xạ trị ung thư cũng là tác nhân dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ. Bệnh còn là biến chứng của một số bệnh nền như co thắt phế quản, tràn dịch màng phổi, xơ phổi, phù phổi… 

Dấu hiệu chính của người bệnh viêm phổi kẽ đó là ho khan, ho ra máu, khó thở, thở rít, đau ngực. Còn có một số triệu chứng ngoài phổi như mệt mỏi, sốt, khô mắt, khô miệng, phù nề, đau cơ, đau xương, da nhạy cảm với ánh sáng,... 

Điều trị bệnh phổi kẽ 

Nếu bạn tò mò bệnh viêm phổi kẽ có chữa được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên việc điều trị bệnh viêm phổi kẽ cần được chẩn đoán, can thiệp kịp thời trong giai đoạn nhẹ. Thể nặng, thể mạn tính rất khó điều trị, việc can thiệp lúc đó chỉ kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được hoàn toàn. Phương pháp điều trị bệnh phổi kẽ được chỉ định độc lập hoặc nhiều phương pháp kết hợp, dựa vào từng ca bệnh khác nhau. Cụ thể như sau :

Điều trị bằng thuốc

Bệnh phổi kẽ dạng nhẹ thường được các bác sĩ chỉ định chữa trị bằng thuốc sau khi xác định nguyên nhân gây bệnh. Thuốc uống thường thuộc nhóm thuốc chống xơ, thuốc chống viêm hoặc thuốc làm chậm quá trình sẹo hóa. Bệnh sẽ được kiểm soát sau đó giảm dần các tổn thương ở phổi. 

Điều trị bệnh phổi kẽ bằng thuốc chống xơ, chống viêmĐiều trị bệnh phổi kẽ bằng thuốc chống xơ, chống viêm

Điều trị bằng oxy

Người bệnh có những triệu chứng như khó thở, gặp khó khăn trong việc hô hấp sẽ được điều trị bằng liệu pháp oxy. Đồng thời việc điều trị bằng oxy còn ngăn chặn, giảm thiểu một số biến chứng nếu nồng độ oxy trong máu thấp hoặc huyết áp giảm mạnh. 

Phẫu thuật

Tại trường hợp bệnh nhân viêm phổi kẽ gặp phải tổn thương nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định việc phẫu thuật, cấy ghép phổi để kéo dài sự sống. Đồng thời còn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.  

xem thêm: 

Các triệu chứng của bệnh phổi kẽ như khó thở, ho khan, ho có máu, đau xương khớp,… đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống. Chính vì thế, người bệnh cần phát hiện, thăm khám và chữa trị kịp thời để bệnh không diễn biến phức tạp. Hiện nay Bệnh viện đa khoa Phương Đông là đơn vị uy tín chuyên chẩn đoán và điều trị căn bệnh này, bạn an tâm khi lựa chọn và tìm đến chúng tôi nhé! 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,317

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám