Bị thai ngoài tử cung 2 lần: Tại sao? Làm thế nào để phòng tránh

Ngọc Anh

30-04-2024

goole news
16

Thai ngoài tử cung là trường hợp kém may mắn khiến mẹ bầu không thể giữ thai mà còn đe dọa đến sức khoẻ của người mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế, có những chị em bị thai ngoài tử cung 2 lần do có thai lại quá sớm hoặc những tổn thương của tử cung chưa được điều trị dứt điểm. 

Vì sao lại bị thai ngoài tử cung 2 lần?

Theo Bệnh viện Phụ sản hà Nội, sản phụ bị thai ngoài tử cung 2 lần xảy ra là do:

  • Tổn thương sẵn có ở vòi trứng. Nếu thai liên tục đậu ở ngoài tử cung (lần 3, lần 4,..) ở một ví trí như vòi trứng thì nguyên nhân là do vòi trứng bị tổn thương chưa phục hồi. Khi đó, bác sĩ buộc phải cắt bỏ vòi trứng để loại bỏ nguy cơ thai lạc chỗ lặp lại.
  • Rối loạn co bóp cổ tử cung khiến trứng đã thụ tinh bị đẩy ra ngoài và phát triển ngoài buồng tử cung.
  • Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài. Phần lớn nguyên nhân các bệnh vùng kín do vi khuẩn, virus, nấm gây ra, Nếu để kéo dài vi khuẩn dễ lội ngược dòng gây viêm nhiễm lên cổ tử cung, vòi trứng khiến bộ phận này bị tổn thương.
  • Lạm dụng thuốc nội tiết, dùng dụng cụ tử cung hay dùng thuốc tránh thai khiến tử cung co bóp bất thường, phôi di chuyển chậm hoặc bị mắc kẹt…

(Hình 1 - Các vấn đề của buồng trứng có thể gián đoạn quá trình phôi di chuyển về buồng tử cung)

Các vấn đề của buồng trứng có thể gián đoạn quá trình phôi di chuyển về buồng tử cung

Nhìn chung, các lý do khiến chị em bị tái phát mang thai ngoài tử cung đều xuất phát từ bất thường ngăn cản phôi di chuyển về buồng tử cung. Do đó, trứng thường phải ở lại “giữa đường” để phát triển (thường là vòi trứng).

Nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung

Đã mang thai ngoài tử cung rồi có bị lại không?

Chị em đã mang thai ngoài tử cung vẫn có thể bị thai ngoài tử cung 2 lần và nhiều lần bình thường. Ngay cả khi thực hiện các biện pháp can thiệp như hỗ trợ sinh sản IVF thì tỷ lệ mang thai bình thường cũng không đạt tuyệt đối (~97%). Nguyên nhân là do trong quá trình thụ thai, hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo để thụ tinh. Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh tạo thành phôi ở 1/3 ngoài vòi trứng sẽ được nhu động của vòi trứng đẩy vào buồng tử cung.

(Hình 2 - Phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung có nguy cơ tái phát cao hơn bình thường)

Phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung có nguy cơ tái phát cao hơn bình thường

Thai đúng chỗ sẽ làm tổ trong lớp niêm mạc đáy tử cung. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, phôi làm tổ ở vị trí khác. Thai càng lớn sẽ khiến các mạch máu tăng sinh, gây tổn thương, xé rách và chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. 

Tỷ lệ thai ngoài tử cung tái phát là bao nhiêu?

Tỷ lệ chị em mang thai ngoài tử cung lần 2 hoặc lần 3 là dưới 20%. Tùy tình trạng sức khỏe, nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung của một số bệnh nhân có thể lên tới 30%. Đặc biệt là các bệnh nhân có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa kéo dài hoặc đã từng bị vỡ thai ngoài tử cung phải mổ cắt vòi trứng.

Triệu chứng thai ngoài tử cung tái phát 

Tương tự với lần mang thai tử cung lần 1, các mẹ bầu bị thai ngoài tử cung 2 lần cũng có các triệu chứng như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Chỉ số hCG trong máu hoặc trong nước tiểu giảm dần
  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu dữ dội

Các bác sĩ Sản Phụ khoa khuyến cáo, nếu sản phụ đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung rồi thì nên nhận tư vấn từ nhân viên y tế có chuyên môn. Lý do là bệnh nhân có nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung cao hơn bình thường và cần theo dõi, quan sát sâu sát trong thai kỳ.

(Hình 3 - Những cơn đau bất thường vùng chậu là dấu hiệu của những vấn đề sản phụ khoa nghiêm trọng)

Những cơn đau bất thường vùng chậu là dấu hiệu của những vấn đề sản phụ khoa nghiêm trọng

Phòng tránh thai ngoài tử cung tái phát

Lưu ý: Phụ nữ không nên mang thai luôn sau khi điều trị thai lạc chỗ. Vì tốc độ hồi phục của mỗi người là khác nhau. Để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh thì bệnh nhân phải nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp tránh thai từ 6 tháng - 1 năm sau phẫu thuật. Đây là thời gian chăm sóc tinh thần, làm lành các vết sẹo mổ cũng như phục hồi sức khoẻ cho thai kỳ sắp tới.

Tái khám đánh giá tổn thương

Một trong những sai lầm thường thấy của các ca bệnh bị thai ngoài tử cung 2 lần là không kiên trì điều trị. Việc theo dõi và phòng tránh thai ngoài tử cung tái phát phải thực hiện ngay sau khi điều trị xong. Rất nhiều sản phụ không đánh giá chức năng vòi trứng và phần phụ khác sau khi uống thuốc tiêu thai hoặc mới phẫu thuật mà đã mang thai ngay. 

Hậu quả là tổn thương vòi trứng như suy buồng trứng phát hiện muộn. Hoặc đã mổ thai ngoài tử cung cắt vòi trứng nhưng mang thai ngoài tử cung bên còn lại. Đây đều là các yếu tố tác động trực tiếp đến chức năng sinh sản và tương lai hạnh phúc gia đình của nhiều người phụ nữ.

(Hình 4 - Chị em cần đánh giá chức năng buồng trứng và chủ động có kế hoạch mang thai từ sớm)

Chị em cần đánh giá chức năng buồng trứng và chủ động có kế hoạch mang thai từ sớm

Chính vì vậy, đối với những phụ nữ còn mong muốn mang thai phải tái khám định kỳ và có kế hoạch sinh sản trong tương lai từ sớm. Nếu trì hoãn quá lâu thì sự ảnh hưởng đến tương lai sinh sản càng lớn. 

Quan hệ tình dục an toàn và giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ

  • Quan hệ vợ chồng chung thuỷ, không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân hay đồ chơi tình dục để tránh bị lây nhiễm các bệnh lý qua đường tình dục
  • Chú ý tránh thai bằng các biện pháp an toàn khi chưa hồi phục đủ 6 tháng - 1 năm sau chữa bệnh
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, thay quần lót từ 2 - 3 tháng. Đồng thời, thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần vào chu kỳ kinh nguyệt
  • Không thụt rửa, lạm dụng thuốc đặt âm đạo hay dùng vòi rửa xịt thẳng vào vùng kín
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để phát hiện các bất thường sớm nhất có thể: trễ kinh, rong kinh, dịch âm đạo có mùi,...

(Hình 5 - Quan hệ vợ chồng lành mạnh là điều hết sức quan trọng)

Quan hệ vợ chồng lành mạnh là điều hết sức quan trọng

Điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Những tổn thương phụ khoa nên được điều trị sớm và dứt điểm, bởi viêm âm đạo khi mang thai ngoài nguy cơ bị thai ngoài tử cung 2 lần có thể dẫn đến:

  • Viêm da, đen miệng, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, viêm phổi do nấm Candida
  • Vỡ màng ối, nhiễm trùng ối, sảy thai khi thai nhi đã lớn, sinh non, sinh mổ can thiệp do nhiễm vi khuẩn BV….

Thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn nhưng biện pháp này cũng hạn chế tối đa nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Theo Reproductive Biology and Endocrinology, tỷ lệ thai ngoài tử cung trong IVF la 1,5 - 2,1%, Để giảm thiểu 30% thai lại đậu ngoài tử cung thì IVF là giải pháp hữu hiệu. Bác sĩ sẽ chọn lọc trứng và tinh trùng tốt nhất của hai vợ chồng sau đó cho trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi. 

Sau đó, bác sĩ sẽ chuyển phôi vào trong buồng tử cung và số phôi còn lại có thể trữ đông để sẵn sàng cho những lần mang thai tiếp theo. Khi đó, ảnh hưởng từ ống dẫn trứng được giảm thiểu đáng kể, hiện tượng thai ngoài tử cung trên IVF chỉ xảy ra khi tử cung co thắt đẩy thai ra ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này rất ít xảy ra nên mẹ có nhiều cơ hội trải qua thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ sinh sản (IVF - IUI) tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Nếu cha mẹ đang tìm kiếm phương pháp an toàn hơn, hạn chế tình trạng mẹ bị thai ngoài tử cung 2 lần thì IVF Phương Đông là địa điểm đáng tin cậy. Trung tâm Hiếm muộn và Nam học Công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông) đã thành công đem “tiếng cười trẻ thơ” đến nhiều ngôi nhà bởi các ưu điểm nổi trội:

  • Thực hiện thăm khám, thủ thuật và điều trị từ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị các ca khó
  • Trung tâm làm chủ nhiều kỹ thuật sinh sản tiên tiến nhất, áp dụng chặt chẽ nguyên tắc lâm sàng để phát hiện sớm, chính xác nguyên nhân hiếm muộn như công nghệ nuôi cấy phôi ngày 5, sàng lọc di truyền làm tổ, lọc rửa tinh trùng CNC,...
  • Phòng Lab IVF đạt tiêu chuẩn ISO 6 với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như hệ thống tủ nuôi cấy phôi kết hợp công nghệ AI,…
  • Phác đồ điều trị 1:1 tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện hỗ trợ sinh sản kết hợp chăm sóc tâm lý cho khách hàng
  • Hỗ trợ chi phí đón con chào đời bằng chính sách “Trả góp 0% lãi suất” và các chương trình ưu đãi 
  • Đa dạng gói dịch vụ, sẵn sàng kết hợp Trung tâm IVF - Khoa Sản - Khoa Nhi để đồng hành, chăm sóc toàn diện cho gia đình

(Hình 7 - Kỹ thuật viên tại phòng Lab IVF Phương Đông)

Kỹ thuật viên tại phòng Lab IVF Phương Đông

Có thể nói, tất cả những nhân tố khiến buồng trứng bị tổn thương, thai không di chuyển được về tử cung đều có thể khiến mẹ bị thai ngoài tử cung 2 lần. Để giảm tối đa phương pháp này, mẹ nên tái khám thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa khi có kế hoạch đón con yêu chào đời. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,707

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám