Các chủng sốt xuất huyết lưu hành hiện nay gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4, thay đổi gây dịch bệnh hàng năm. Trong 4 chủng huyết thanh nêu trên, người mắc DEN-2 có triệu chứng nặng nhất, dễ gặp các biến chứng như sốc, tổn thương tạng.
Các chủng sốt xuất huyết lưu hành hiện nay gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4, thay đổi gây dịch bệnh hàng năm. Trong 4 chủng huyết thanh nêu trên, người mắc DEN-2 có triệu chứng nặng nhất, dễ gặp các biến chứng như sốc, tổn thương tạng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây lan bởi muỗi cái Aedes Aegypti. Hiện nay các chủng sốt xuất huyết bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, chúng có huyết thanh tương tự nhau nhưng khác nhau về kháng nguyên.
Các chủng sốt xuất huyết hiện nay
Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết, bất kỳ đối tượng hay vùng miền nào cũng có thể mắc sốt xuất huyết, bao gồm trẻ em, người lớn, thành thị hay nông thôn. Bệnh lưu hành quanh năm bởi sự sinh trưởng mạnh mẽ của loài muỗi Aedes, trong điều kiện thích hợp chúng có thể sống tới 3 tháng, mỗi lần đẻ khoảng 100 - 200 trứng.
Muỗi vằn cái sau khi hút máu người chứa virus Dengue sẽ tiến vào thời kỳ ủ bệnh, 10 - 12 ngày. Virus khi này bắt đầu nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi, tiếp đến bước vào giai đoạn lây lan bệnh cho con người qua vết đốt.
Muỗi vằn cái lây lan virus Dengue qua các vết đốt
Người khỏe mạnh khi bị muỗi Aedes mang bệnh cắn thường sẽ ủ bệnh 4 - 10 ngày, sau thời gian này các biểu hiện tương tự cúm xuất hiện, kéo dài 2 - 7 ngày. Người bệnh sốt cao 39 - 40 độ C, kèm theo hai hoặc nhiều hơn hai triệu chứng dưới đây:
Với thể nặng, sau 3 - 7 ngày phát bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường dưới đây:
Gia đình cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, phòng tránh những vấn đề nguy hiểm như suy hô hấp, ứ dịch, xuất huyết nặng, suy tạng nặng,...Tuyệt đối không chủ quan, tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2009, bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ, từ nhẹ đến nặng. Theo đó:
Các giai đoạn sốt xuất huyết khác nhau sẽ có triệu chứng đặc trưng, người bệnh và gia đình có thể dựa vào đó để phán đoán tình trạng bệnh, kịp thời đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia về bệnh học truyền nhiễm, tại Việt Nam lưu hành cả 4 chủng virus Dengue. Tuy nhiên, tuýp virus sốt xuất huyết thường gặp nhất ở nước ta là DEN-1 và DEN-2, thay đổi gây dịch hàng năm.
DEN-1 và DEN-2 là chủng sốt xuất huyết phổ biến ở Việt Nam
Hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm Real-time PCR tìm Dengue RNA, xác định được người bệnh mắc tuýp virus Dengue nào. Ngoài ra, phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus ngay từ ngày đầu sốt, tuy nhiên cần thực hiện ở cơ sở y tế lớn, trang thiết bị hiện đại.
Virus Dengue gồm có 4 tuýp virus là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4, bởi vậy một người có thể nhiễm 4 lần trong đời. Sau khi nhiễm một chủng virus và hồi phục, bạn sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó nhưng vẫn có thể nhiễm loại virus khác, tình trạng bệnh cũng nặng hơn do ảnh hưởng của phức hợp miễn dịch chéo.
Người bệnh khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, nhập viện điều trị nếu cần. Đồng thời, sau khi hồi phục cần chủ động phòng tránh sự lây lan của virus, hạn chế nguy cơ tái nhiễm có thể dẫn tới tử vong.
Xem thêm:
Đối với virus gây sốt xuất huyết, hiện nay giới y học chưa khẳng định chủng DEN-1, DEN-2, DEN-3 hay DEN-4 là nguy hiểm nhất. Dẫu vậy, theo quan sát lâm sàng thì DEN-2 có độc lực cao nhất trong 4 tuýp, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng sốc hoặc tổn thương tạng.
Sau DEN-2, chủng virus Dengue DEN-3 cũng nằm trong nhóm nguy hiểm, cần theo dõi sát sao. Trong khi đó, DEN-1 và DEN-4 chỉ thường gặp ở bệnh nhân thể nhẹ, dễ điều trị và ít biến chứng hơn cả.
Ngoài chủng virus, một số yếu tố khác như thừa cân, béo phì, chủ quan, không phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nền hay mang thai có thể làm bệnh trở nặng hơn. Hay đơn giản hơn do cơ địa, thể trạng từng người mà bệnh có mức độ diễn tiến khác nhau.
Điều đầu tiên khi nghi ngờ mắc một trong các chủng sốt xuất huyết, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám, nhận chỉ định chẩn đoán. Không nên chủ quan, tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Cần thăm khám y tế chuyên môn khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết
Cụ thể hơn:
Nhìn chung, các chủng sốt xuất huyết khi thâm nhập vào cơ thể con người và làm khởi phát bệnh, đều cần được hướng dẫn, theo dõi điều trị bởi bác sĩ. Người bệnh và gia đình nên đến cơ sở y tế uy tín, có trình độ chuyên môn cũng như hệ thống trang thiết bị hiện đại để được chẩn đoán kịp thời.
Sốt xuất huyết có thể lưu hành ở cả nông thôn và thành thị, đặc biệt những nơi ẩm thấp và nước đọng. Vậy nên, mỗi người cần chủ động:
Hiện nay chưa có vaccine sốt xuất huyết nên mỗi người dân cần chủ động phòng tránh các chủng sốt xuất huyết, bảo vệ bản thân cũng như người thân trong gia đình. Hành động này cũng góp phần ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Kết lại, các chủng sốt xuất huyết lưu hành tại Việt Nam hiện nay bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, phổ biến nhất là tuýp 1 và tuýp 2. Trong đó, chủng huyết thanh DEN-2 có độc lực cao nhất, người bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể bị sốc sốt xuất huyết và tổn thương tạng.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.