Bệnh đau mắt hột nguy hiểm như thế nào?
Đôi nét về bệnh đau mắt hột
Đau mắt hột là căn bệnh về mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập, phát triển trên mí mắt gây nên. Triệu chứng bệnh điển hình là hiện tượng viêm nhiễm quanh giác mạc, kết mạc của người mắc.
Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis xâm nhập và gây nên
Bệnh đau mắt hột có khả năng lây nhiễm rất nhanh nếu tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận mắt, mũi, miệng của người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng, không nên dùng chung, sử dụng lại các vật dụng vệ sinh cá nhân của người bệnh, không nằm gần người bệnh để tránh lây nhiễm.
Các giai đoạn của bệnh đau mắt hột
Căn bệnh này tiến triển qua 5 giai đoạn, càng điều trị muộn hậu quả để lại của căn bệnh này càng trở nên nặng nề. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 - viêm nang: Đây là thời điểm vi khuẩn bắt đầu xâm nhật vào và gây ngứa, đỏ quanh mắt. Nếu người bệnh không phát hiện ra và dụi mắt, bệnh sẽ nặng hơn, đau nhiều hơn.
- Giai đoạn 2 - Viêm mắt cường độ cao: Sau 5 - 12 ngày, mí mắt người bệnh trở nên sưng đỏ, có mủ. Khả năng lây nhiễm bệnh ở giai đoạn này là rất cao.
- Giai đoạn 3 - thành sẹo: Nếu không được điều trị đúng cách, khu vực nhiễm trùng sẽ hóa thành sẹo ở bên trong mí mắt. Nhiều trường hợp, sẹo lớn và nặng sẽ làm mất thẩm mỹ.
- Giai đoạn 4 - lông mi mọc ngược: Khi mí mắt biến dạng do sẹo nặng, mí mắt sẽ bị lộn ngược. Và những sợi lông mi cũng mọc ngược theo, chọc vào và gây xước, tổn thương giác mạc.
- Giai đoạn 5 - mờ giác mạc: Lông mi mọc ngược sẽ liên tục cọ xát, làm giác mạc bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm giác mạc bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến mù lòa.
Có thể thấy, bệnh càng kéo dài những hậu quả để lại càng nặng nề. Khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện, virus đau mắt hột có thể lây truyền sang những người lành. Sức lây nhiễm của căn bệnh này rất mạnh, nhanh chóng chỉ thông qua tiếp xúc thông thường.
Đặc biệt, căn bệnh đau mắt hột cũng chưa có cách điều trị triệt để mà chỉ có thể phòng tránh. Do đó, đau mắt hột luôn là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất về mắt ở các nước chưa phát triển. Theo thống kê, bệnh phổ biến ở các đất nước thuộc châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á.
Nên chữa đau mắt hột tại nhà hay đi gặp bác sĩ?
Thông thường, người mới mắc đau mắt hột có thể điều trị tại nhà. Khi được phát hiện sớm và triệu chứng nhẹ, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn với các mẹo trị đau mắt hột dân gian.
Với trường hợp bệnh nhẹ ở những giai đoạn đầu, bạn có thể áp dụng cách điều trị tại nhà
Nhưng khi thấy đau mắt hột với triệu chứng nặng như đau đớn, mưng mủ nhiều, ảnh hưởng đến tầm nhìn hay đã bắt đầu hình thành sẹo, người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện. Nếu không có thể để lại những hậu quả nặng nề.
Khi điều trị đau mắt hột tại nhà, bạn nên chú ý theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Nếu sau 1 tuần không thấy bệnh giảm mà tiến triển nặng hơn, thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất. Tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ không thể chữa khỏi.
Cách điều trị đau mắt hột tại nhà hiệu quả
Dưới đây, cùng Bệnh viện Phương Đông sẽ giới thiệu chi tiết về bệnh đau mắt hột và cách điều trị. Cùng xem nhé.
Cách chữa đau mắt hột bằng nha đam
Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh và dịu nhẹ, nha đam có thể dùng để chữa đau mắt hột cho cả người lớn lẫn trẻ em. Không chỉ trị bệnh, nha đam còn có khả năng phòng bệnh, ngăn bệnh lây lan và tái phát.
Bạn chỉ cần rửa sạch và cắt ngang lá nha đam. Sau đó đặt nhựa lá lên mắt để yên trong 15 phút rồi rửa sạch mắt với nước muối sinh lý. Ngoài ra, hãy pha nha đam với nước lạnh để rửa mặt mỗi ngày 2 lần nhé.
Cách điều trị đau mắt hột theo toa của bác sĩ
Dưới đây là toa thuốc điều trị đau mắt hột tại nhà được các bác sĩ khuyên dùng:
- Thuốc tra mắt mỡ - Tetracyclin 1%: Loại thuốc này thường dùng tra trực tiếp vào trong mắt. Tùy tình trạng bệnh, hãy hỏi kỹ bác sĩ về lượng dùng mỗi ngày. Thuốc sẽ dùng liên tiếp trong 6 tuần, mỗi ngày 2 lần để phòng bệnh hiệu quả.
- Dùng kháng sinh Erythromycin 250mg: Thuốc được sử dụng trong 3 tuần liên tục với liều 1 ngày 4 viên. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng kết hợp cả 2 loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
Cách chữa đau mắt hột tại nhà bằng cách chườm nóng
Chườm nóng sẽ giúp các triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt hột bị đẩy lùi nhanh chóng. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, chườm nóng sẽ có tác dụng trong việc tăng tiết nước mắt, đẩy những chất bẩn, vật lạ ra khỏi mắt. Đồng thời làm giảm sưng viêm, đau đớn cho người bệnh đau mắt hột.
Để chườm mắt, bạn chuẩn bị vải mềm (có thể dùng khăn mặt hoặc khăn xô) cuộn chúng lại như quả bóng bằng bàn tay. Hơ nóng trên chảo lửa đến mức nhiệt vừa phải rồi áp lên mắt. Đến khi vải nguội thì làm lại đến khi thấy mắt dịu hơn là được.
Mẹo chữa đau mắt hột bằng gừng và lá mơ
Gừng có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu tốt. Còn lá mơ lại có tác dụng diệt khuẩn nhanh nên khi kết hợp có khả năng điều trị đau mắt hột tốt.
Gừng và lá mơ kết hợp với nhau sẽ giúp bạn đẩy lui triệu chứng đau mắt hột nhanh hơn
Để làm thuốc, bạn chỉ cần giã nát củ gừng và 4 ngọn cây lá mơ. Sau đó vắt lấy nước, dùng bông thấm nước chấm vào những vùng đau mắt hột. Phần bã, bạn đắp kín vùng mắt bên ngoài.
Mỗi ngày thực hiện cách này 3 lần sẽ giúp mắt khỏi nhanh hơn. Đây chính là một trong những cách chữa đau mắt hột nhanh nhất bạn nên thử đấy.
Các cách trị đau mắt hột dân gian
Ngoài những cách trên, dưới đây là một vài phương án dân gian rất tốt trong điều trị đau mắt hột. Cùng tìm hiểu cụ thể nhé.
Mẹo dân gian chữa đau mắt hột bằng Sài Hồ Tán
Bài thuốc này được dùng điều trị các trường hợp mới mắc đau mắt hột, chưa chảy nhiều nước mắt. Các vị thuốc cần có như sau:
- 10 gam cát cánh
- 4 gam cam thảo
- 100 gam kinh giới
- 10 gam khương hoạt
- 12 gam xích thược
- 12 gam sài hồ
- 16 gam địa hoàng
Trộn tất cả lại, tán nhỏ. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 gam thuốc này với nước ấm là được.
Cách trị bệnh đau mắt hột dân gian với Xuyên Khung Trà Điều Tán
Bài thuốc này áp dụng với những trường hợp bệnh nhân có mí mắt luôn đỏ, cảm giác ngứa nhiều và sợ khi thấy ánh sáng nhưng thị lực không bị giảm. Các vị thuốc cần dùng như sau:
- 4 gam cam thảo
- 4 gam khương hoạt
- 4 gam tế tân
- 16 gam kinh giới
- 16 gam xuyên khung
- 16 gam phòng phong
- 16 gam bạch chỉ
- 32 gam bạc hà.
Trộn lẫn, tán nhỏ tất cả các vị thuốc. Sau khi ăn cơm, uống 15 gam thuốc với nước nóng, mỗi ngày 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các phương pháp vệ sinh đau mắt hột tại nhà
Trong cách trị đau mắt hột tại nhà, việc vệ sinh mắt cho thật sạch sẽ là điều cần thiết. Không chỉ giúp bệnh nhanh khỏi hơn, vệ sinh còn giúp mắt dịu, đỡ đau và tránh bệnh lây lan cho mọi người trong gia đình.
Bạn có thể điều chế nước rửa mắt từ các nguyên liệu sau:
- Hoàng liên, xích thược, phòng phong, ngũ bội tử, khương hoạt mỗi loại 2 gam.
- 4 gam nguyên hoa tiêu
- 4 gam quy vĩ
- 8 gam kinh giới
Bạn sắc tất cả nguyên liệu với 1 lít nước lọc, đun nhỏ lửa đến khi còn 300 ml thuốc là được. Dùng rửa mắt mỗi ngày sẽ giúp vệ sinh mắt sạch sẽ, từ đó hỗ trợ cho cách chữa đau mắt hột hiệu quả..
Lời kết
Hãy liên hệ ngay với Phương Đông để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị bệnh nhé
Như vậy, bạn đã cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu về đau mắt hột và cách chữa bệnh đau mắt hột tại nhà. Vfa hãy chăm sóc đôi mắt cẩn thận để tránh những hậu quả về sau nhé.
Nếu có bất kỳ điều gì cần tư vấn về cách khắc phục bệnh đau mắt hột, hãy liên hệ để được tư vấn theo số tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần ngay nhé.