Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản, hiệu quả

Phan Thị Hoàn

26-06-2024

goole news
16

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với các mẹ bầu. Nếu như mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ gây tăng nguy cơ bất lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, bài viết dưới đây mách mẹ bầu cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là kết quả của rối loạn trong việc điều tiết glucose trong cơ thể khi mang thai. Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thường thì tiểu đường thai kỳ xuất hiện trong 3 tháng đầu và thường tự điều chỉnh và hồi phục sau khi sinh trong khoảng 6 tuần.

Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu không kiểm soát được mức độ dung nạp glucose. Tuy nhiên, những trường hợp sau có nguy cơ cao hơn so với người bình thường:

  • Những người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường.
  • Những người có tiền sử dung nạp glucose không bình thường.
  • Phụ nữ bị cao huyết áp.
  • Người bị béo phì hoặc thừa cân.
  • Những chị em trên 35 tuổi khi mang thai.
  • Những bà mẹ từng trải qua thai chết lưu, liên tiếp sảy thai không rõ nguyên nhân, sinh non hoặc thai dị tật.

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản, chính xác.

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản, chính xác.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ gây tăng nguy cơ bất lợi cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Các tác động bao gồm:

Đối với mẹ bầu

  • Tăng huyết áp có thể dẫn đến tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy thận, suy gan và nguy cơ sảy thai cao hơn. Do đó, việc kiểm tra huyết áp và theo dõi cân nặng tại nhà cho các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng.
  • Sinh non có thể do nhiễm trùng tiết niệu, đa ối hoặc viêm đại bàng và việc kiểm soát glucose huyết không được tốt.
  • Sản phụ có thể bị mắc tiểu đường type 2 trong tương lai và tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo.
  • Sau sinh, những người bị tiểu đường thai kỳ thường dễ bị béo phì và có khả năng tăng cân không kiểm soát.

Đối với thai nhi 

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 7, mẹ bầu có thể xảy ra các vấn đề như sảy thai tự nhiên hoặc dị tật bẩm sinh do thai không phát triển. 

Trong giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ, có thể xảy ra hiện tượng tăng trưởng quá mức do insulin của thai nhi tăng cao. Đồng thời, trẻ có thể mắc các bệnh lý chuyển hóa như vàng da, tăng hồng cầu và có nguy cơ phát triển hội chứng nguy kịch hô hấp.

Khi lớn, trẻ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh đái tháo đường type 2 và rối loạn tâm thần - vận động sớm hơn.

Với các nguy cơ mẹ bầu và thai nhi như đã đề cập, việc thường xuyên kiểm tra tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng. Ngoài việc đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để xét nghiệm, các mẹ bầu có thể tự thử đo đường huyết tại nhà.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà hiệu quả

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà có thể theo dõi và kiểm soát mức đường huyết thường xuyên. Để thử đường huyết thai kỳ tại nhà, thai phụ sẽ sử dụng máy đo đường huyết. Các bước thực hiện gồm:

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà, bước đầu tiên cần phải vệ sinh tay sạch sẽ. Đây là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả chính xác. Nếu như thai phụ không rửa tay sạch, đặc biệt là phần đầu ngón tay, các chất bẩn và mồ hôi có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra tiểu đường. 

Có 2 cách để vệ sinh tay sạch sẽ:

  • Mẹ bầu cần rửa tay bằng xà phòng, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
  • Thai phụ sử dụng miếng bông gạc, sau đó thấm cồn 70 độ rồi lau cả hai bàn tay thật sạch.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thự hiện thử tiểu đường thai kỳ.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thự hiện thử tiểu đường thai kỳ.

Bước 2: Chẩn bị máy đo và que thử đường huyết

  • Đầu tiên, mẹ bầu cần đưa que thử ra khỏi lọ và cắm vào đầu máy đo đường huyết theo hướng mũi tên trên que thử. Máy sẽ tự động khởi động và hiển thị mã số. 
  • So sánh mã số trên que thử với máy đo đường huyết và chỉ tiến hành kiểm tra khi hai mã số này trùng khớp.
  • Nếu không trùng khớp, cần kiểm tra lại máy đo đường huyết. Trên màn hình máy thử sẽ hiển thị hình ảnh giọt máu nhấp nháy, là dấu hiệu để đưa giọt máu vào đầu que thử.

Bước 3: Chuẩn bị kim lấy máu

  • Chuẩn bị kim lấy máu bằng cách gắn vào bút lấy máu và xoay nắp để điều chỉnh độ sâu phù hợp với da của bạn.
  • Sau khi lấy mẫu máu, xoay nắp kim ngược lại để loại bỏ kim ra khỏi bút lấy máu.

Bước 4: Lấy máu ở đầu ngón tay để kiểm tra tiều đường

Lấy mẫu máu từ đầu ngón tay để thử đường huyết, mẹ bầu thực hiện các bước sau:

  • Đưa đầu bút có kim vào vị trí đã được sát khuẩn trên đầu ngón tay, sau đó bấm lẫy trên nắp hoặc thân bút.
  • Mẹ bầu thực hiện việc nặn để lấy giọt máu từ đầu ngón tay.
  • Đưa giọt máu vào đầu que thử được gắn trên máy đo đường huyết.
  • Chờ đợi máy đo hiển thị kết quả.

Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên máy

  • Sau khoảng 5s, kết quả nồng độ đường huyết trong máu sẽ được hiển thị trên màn hình, thường được đo bằng mmol/l hoặc mg/dl trên máy đo tiểu đường. 
  • Thai phụ nên ghi lại và tổ chức thành bảng nồng độ đường huyết để dễ dàng so sánh và theo dõi sự thay đổi tiểu đường thai kỳ. 

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà như thế nào?

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà như thế nào?

Tần suất để kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Tần suất kiểm tra đường huyết ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ kiểm soát đường huyết của mẹ.

Theo khuyến cáo từ Bác sĩ, mỗi ngày mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần thực hiện kiểm tra đường huyết từ 4 đến 6 lần.

  • Trước bữa ăn sáng: Kiểm tra đường huyết để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết qua đêm khi mẹ bầu nhịn ăn.
  • Trước mỗi bữa ăn chính: Mẹ bầu cần kiểm tra đường huyết trước mỗi bữa ăn để đánh giá kiểm soát đường huyết trong từng buổi ăn.
  • Sau các bữa ăn chính: Kiểm tra đường huyết 2 giờ sau mỗi bữa ăn để đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết sau khi ăn.
  • Trước khi đi ngủ: Kiểm tra đường huyết để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong suốt cả ngày.

Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ cần thực hiện xét nghiệm đường huyết đói trong tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính, mẹ bầu sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để xác định chính xác tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống cho thấy dương tính, Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện kiểm tra đường huyết từ 4 đến 6 lần mỗi ngày, tương tự như trong trường hợp mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà có chính xác không?

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà có chính xác không?

Đánh giá chỉ số đường huyết tại nhà cho mẹ bầu

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà như sau. Sau khi máy đo đường huyết mao mạch hiển thị kết quả, mẹ bầu có thể so sánh với các mức chỉ số dưới đây để đánh giá:

  • Trước khi ăn: < 5,3 mmol/L.
  • 1h sau khi ăn: ≤ 7,8 mmol/L.
  • 2h sau khi ăn: ≤ 6,7 mmol/L.

Nếu kết quả đo liên tục cao hơn các mức chỉ số này, mẹ bầu nên chú ý và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác.

Mọi dấu hiệu gì bất thường trong quá trình mang thai, mẹ hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được hỗ trợ kịp thời.

Những lưu ý đo đường huyết cho mẹ bầu tại nhà

Dưới đây là những lưu ý khi thử tiểu đường thai kỳ tại nhà:

  • Cần tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra đường huyết tại nhà: Bác sĩ sẽ tư vấn về tần suất đo đường huyết phù hợp.
  • Mẹ cần cần ghi chép cẩn thận kết quả và thông tin liên quan khi đo tiểu đường: Việc ghi chép giúp mẹ bầu theo dõi, so sánh và đánh giá tiến trình điều trị bệnh của mình.
  • Đo đường huyết định kỳ: Không cần thiết phải đo liên tục trong ngày. Mẹ bầu nên tuân thủ tần suất đo được Bác sĩ chỉ định.
  • Việc sử dụng máy đo và que thử phải khớp mã vạch: Nếu không khớp, kết quả đo sẽ không chính xác. 
  • Đổi ngón tay khi đo đường huyết: Luân phiên sử dụng các đầu ngón tay khác nhau để tránh tổn thương da.
  • Không lấy máu nếu cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay: Điều này có thể gây tổn thương và nhiễm trùng.
  • Không tái sử dụng que thử và kim lấy máu: Việc tái sử dụng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và làm sai lệch kết quả đo.

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà cần lưu ý gì?

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà cần lưu ý gì?

Một số câu hỏi liên quan đến kiểm tra đường huyết tại nhà

Khi nào mẹ bầu cần thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Mẹ bầu nên thử đường huyết tại nhà trong các trường hợp sau:

Khi mẹ bầu đang mắc tiểu đường thai kỳ: Trong trường hợp này, mẹ bầu cần thực hiện kiểm tra đường huyết tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu.

Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ: Đối với những trường hợp này, mẹ bầu có thể thử đường huyết tại nhà để phát hiện sớm bệnh. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc tiểu đường.
  • Từng mắc tiểu đường khi mang thai trước đó.
  • Khi sinh con bị dị tật bẩm sinh.
  • Có tiền sử sinh non.
  • Thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.

Thời điểm thích hợp để mẹ bầu thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, thời điểm xét nghiệm đường huyết là trước bữa ăn sáng và sau các bữa ăn. Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phát hiện sớm các biến chứng của tiểu đường thai kỳ và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà có chính xác không?

Thực hiện các cách thử đường huyết tại nhà nhằm theo dõi mức độ đường trong máu hàng ngày. Tuy nhiên, việc này không thay thế được các xét nghiệm và chẩn đoán từ Bác sĩ tại bệnh viện. 

Khi thực hiện đo đường huyết tại nhà, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả:

  • Máy đo đường huyết và que thử đã hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn. Mẹ bầu cần đảm bảo rằng mã số trên que thử và máy đo phù hợp và trùng khớp.
  • Thực hiện đo đường huyết không đúng cách.
  • Mẹ bầu có các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến mức độ đường trong máu, ví dụ như bệnh gan, thận hay tuyến giáp.

Nếu gặp các tình huống này, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến Bác sĩ để có đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

Khi nào cần gặp Bác sĩ để kiểm tra tiểu đường thai kỳ?

Khi nào cần gặp Bác sĩ để kiểm tra tiểu đường thai kỳ?

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp mẹ bầu biết Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn chị em hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình nhé.

Nếu như có dấu hiệu gì bất thường trong quá trình mang thai, mẹ hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại đặt lịch khám để được thăm khám sớm và điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé.

Phương Đông chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,673

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám