Chế độ ăn cho người truyền hoá chất & những lưu ý khi áp dụng

Ngọc Anh

19-11-2024

goole news
16

Chế độ ăn cho người truyền hóa chất nhằm giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu các tác dụng phụ của hóa trị. Thực đơn thường bao gồm các loại thực phẩm tươi sống, đa dạng màu sắc, giàu chất xơ và ít chất béo.

Vì sao cần chế độ ăn cho người truyền hoá chất?

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, với người bệnh K thì tinh thần của họ bị đả kích rất nghiêm trọng. Mặt khác, tuy hoá trị đem lại những hiệu quả nhất định nhưng nó đem lại rất nhiều tác dụng phụ, góp phần làm suy kiệt thể trạng của người bệnh. 

Điều này khiến người bệnh chán ăn, bỏ bữa, không muốn ăn khiến cơ thể đang cần các chất dinh dưỡng để chống lại bệnh tật còn yếu đuối và hao mòn nhanh chóng. Vì thế, các bác sĩ nhận định, xây dựng và áp dụng chế độ ăn cho người truyền hoá chất là vô cùng cần thiết. Cụ thể, một chế độ ăn lành mạnh, khoa học sẽ hỗ trợ:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Sự tăng sinh mạnh mẽ của tế bào ung thư lấy đi rất nhiều năng lượng của người bệnh. Hơn nữa, hoá chất được truyền vào cơ thể còn tấn công tất cả tế bào của cơ thể khiến hệ miễn dịch yếu đi và cơ thể người bệnh càng mất sức. Do đó, bạn cần bổ sung lại nhiều năng lượng hơn để tái tạo và phục hồi.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Như đã lý giải ở trên, hoá trị tấn công tế bào ung thư và cả các tế bào bình thường. Tế bào bạch cầu có trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm trùng cũng nằm trong số này. Vì thế, bệnh nhân có thể bị giảm bạch cầu, mất sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này hết sức nguy hiểm vì mất đi rào chắn của hệ miễn dịch, chỉ một nhiễm trùng đơn giản cũng có thể đẩy bệnh nhân rơi vào cảnh nguy kịch. 
  • Giảm thiểu tác dụng phụ: Một trong các tác dụng phụ của liệu pháp hoá trị cho bệnh nhân ung thư là gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, đau miệng,... khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn hơn
  • Chữa lành và đẩy nhanh quá trình phục hồi: Việc cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp nguyên liệu cần thiết giúp tế bào lành mạnh tái tạo và phục hồi.

Người mắc bệnh K cần áp dụng chế độ dinh dưỡng riêng để đảm bảo sức khoẻ

Người mắc bệnh K cần áp dụng chế độ dinh dưỡng riêng để đảm bảo sức khoẻ

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người truyền hoá chất bao gồm các chất dinh dưỡng gì?

Trước khi khuyên người bệnh nên ăn gì, uống gì, kiêng gì, chúng ta phải làm rõ các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cho người bệnh truyền hoá chất như sau:

Protein

Ung thư và hoá chất truyền vào sẽ không ngừng phá huỷ tế bào và gây tổn thương các cơ quan của người bệnh. Trong khi đó, protein lại đóng vai trò là hoạt chất chính tham gia vào giai đoạn cấu tạo và sản sinh tế bào mới khoẻ mạnh. 

Vì thế, để phục hồi sau hoá trị nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần tăng cường protein trong các bữa ăn hàng ngày. Lưu ý, bạn nên bổ sung song song protein động vật và protein thực vật.

Các loại thực phẩm giàu đạm là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho người bệnh

Các loại thực phẩm giàu đạm là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho người bệnh

Carbohydrate

Carbohydrate hay còn gọi là chất đường bột cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Để tránh tình trạng suy mòn quá nhanh, mỗi người bệnh ít nhất phải hấp thu được 250 - 350g/ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, thay vì các loại gạo trắng không có hàm lượng dưỡng chất cao. Bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen,...

Chất béo tốt

Các loại chất béo không bão hoà như omega 3, omega 6, omega 9 có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hiệu quả của liệu pháp hoá trị và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Trong số đó, omega 3 dồi dào trong các loại cá béo, dầu oliu, các loại hạt,... đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện các chỉ số sinh hoá tốt cho người truyền hoá chất. 

Vì thế, người bệnh K không cần loại bỏ hoàn toàn chất béo, mà cần thay chất béo xấu bằng chất béo tốt để đẩy mạnh quá trình phục hồi của cơ thể. 

Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá

Vitamin C, E có vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng bảo vệ các tế bào khỏi tác nhân gây tổn thương và viêm nhiễm. Đồng thời, các loại vitamin cũng hỗ trợ hệ tiêu hoá phân giải thức ăn nhanh hơn và tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch. 

Bổ sung dưỡng chất thực vật

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dưỡng chất nhóm carotenoids (có trong cà chua, ớt chuông, súp lơ, cà rốt), đặc biệt là lycopene có tác dụng tăng cường bảo vệ cơ thể, chống lại các tế bào ung thư rất hiệu quả.

Đồng thời, phytosterols (trong hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, dầu oliu) cũng có vai trò chống lại chu trình của tế bào ung thư, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý.

Nước

Người bệnh nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày vì bạn có thể bị mất nước, tiêu chảy khi điều trị bệnh K. Vì thế, bổ sung nước kịp thời là điều hết sức quan trọng và cần thiết. 

Người bị bệnh phải bổ sung nước thường xuyên

Người bị bệnh phải bổ sung nước thường xuyên

Người phải truyền hóa chất nên ăn gì? Kiêng gì?

Trên thực tế, để bệnh nhân và người nhà dễ dàng hơn trong quá trình chọn lựa thực phẩm hàng ngày, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Thực phẩm nên ăn

  • Món ăn mềm, dễ tiêu hóa: Cháo, súp, trái cây xay nhuyễn,... giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hoá nhưng vẫn không làm mất đi các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Bữa ăn của người bệnh ung thư nên gồm các loại trái cây mềm như xoài, đu đủ, thanh long, chuối và thịt mềm như ức gà, thăn bò, cá,...
  • Món ăn giàu đạm như thịt gà, cá, các loại hạt như hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt lanh,... thay thế thịt đỏ, giúp bạn bổ sung đầy đủ các chất béo hoà tan lành mạnh.
  • Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau xà lách, cải bó xôi, rau cải, bưởi, tắc, quýt, lê,... và ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bún lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám,...
  • Thực phẩm giàu chất béo tốt như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi, các loại quả, hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt phỉ và dầu thực vật như dầu oliu, dầu cải, dầu đậu nành,...

Người mắc bệnh K chỉ nên ăn nhạt, ăn đồ xay nhuyễn và ăn nhiều hoa quả

Người mắc bệnh K chỉ nên ăn nhạt, ăn đồ xay nhuyễn và ăn nhiều hoa quả

Thực phẩm nên kiêng

  • Đồ ăn cay nóng, quá mặn, quá ngọt sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hoá khiến người bệnh khó tiêu, chán ăn. Theo thời gian, cơ thể người bệnh không thể tránh khỏi tình trạng suy nhược nhanh hơn.
  • Rượu bia và thức uống có cồn: Các chất kích thích trong đồ uống sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên cắt giảm hoàn toàn rượu bia trong thời gian này.
  • Thực phẩm nặng mùi: Khi truyền hoá chất bạn có thể bị nôn, buồn nôn. Ăn các món ăn như mắm tôm, sầu riêng, mù tạt,... sẽ làm cho cảm giác thèm ăn của bệnh nhân giảm đi. 
  • Thực phẩm đóng hộp: Đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, cá hộp,... thường chứa nhiều chất bảo quản và không có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Vì vậy, bạn cần phải hạn chế các món này trong thực đơn hàng ngày của mình.
  • Đồ ăn hết hạn, thực phẩm nấm mốc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bình thường và bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân không được uống rượu bia

Bệnh nhân không được uống rượu bia

Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau khi truyền hoá chất

Trên thực tế, trước, trong, sau truyền hóa chất, bạn phải có chế độ dinh dưỡng khác nhau.

  • Trước khi truyền hoá chất: Ưu tiên các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết như ngũ cốc nguyên cám, hạt điều, đậu phộng, hạt dẻ, các loại cá biển và hoa quả
  • Trong khi truyền hoá chất: Đảm bảo năng lượng và protein cần thiết và dễ tiêu hoá như thịt gà, cá, đậu đỏ, đậu xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, trái cây chín mềm,...
  • Sau khi truyền hoá chất: Người truyền hóa chất xong nên ăn gì? Nên nạp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo hoà tan, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, không ăn các thực phẩm có hại như chất kích thích, rượu bia, thực phẩm đóng hộp,...

Ăn gì để giảm nhẹ tác dụng phụ của hoá trị?

Quá trình truyền hoá chất hoàn toàn không dễ dàng và dễ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tuỳ từng triệu chứng của bệnh nhân, bạn cần thay đổi chế độ ăn cho người truyền hoá chất phù hợp:

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Nếu bạn cảm thấy khô miệng, khó nuốt và ăn nhanh no thì có thể thử các gợi ý dưới đây:

  • Chia nhỏ thành 8 - 10 bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hoá, dễ ăn hơn
  • Chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng và chất đạm như thịt gà, cá, trứng, các loại đậu và các loại hạt
  • Mang theo và bổ sung các loại đồ ăn vặt lành mạnh như sữa chua, đậu phộng, hạnh nhân,... để bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Uống các loại thức uống giàu dinh dưỡng khác như nước trái cây tươi, nước dừa, sữa bò tiệt trùng, sữa hạt,... bên cạnh nước lọc

Người đang truyền hoá chất thường chán ăn, không muốn ăn, hay bỏ bữa

Người đang truyền hoá chất thường chán ăn, không muốn ăn, hay bỏ bữa

Buồn nôn

Nếu quan sát thấy bệnh nhân có triệu chứng nôn nhiều, buồn nôn thì bạn nên chọn các món ăn ít mùi, ít vị và dễ tiêu như bánh mì sandwich, bánh quy mềm, mì sợi, cơm, cháo, súp. Đồng thời nên chú ý:

  • Chọn các món ăn yêu thích để ăn uống thoải mái, vui vẻ hơn
  • Ăn thức ăn ở nhiệt độ phòng. Bởi bệnh nhân thường khá nhạy cảm với mùi nên thức ăn để nguội có thể giúp họ ăn uống thoải mái hơn.
  • Uống đủ nước, mỗi tiếng trôi qua bạn nên nhấp vài ngụm nước nhỏ và duy trì thói quen này càng lâu càng tốt. 

Đau miệng

Truyền hoá trị dễ khiến người bệnh bị viêm, loét miệng. Khi đó, bạn nên:

  • Ưu tiên các món dạng sệt hoặc lỏng như súp, cháo, mì, nước, bún, phở,... để dễ nuốt hơn, không phải nhai nhiều, tránh động chạm đến vết thương
  • Chọn các món nước, món ăn chín mềm, món chín nhừ và nước sốt như rau luộc, cơm nấu mềm, trái cây chín, thịt sốt cà chua,...
  • Hạn chế các món ăn làm đau miệng, quá cứng, quá giòn và mặn để tránh làm nghiêm trọng thêm tình trạng đau miệng

Triệu chứng viêm loét miệng khiến họ ăn không ngon miệng

Triệu chứng viêm loét miệng khiến họ ăn không ngon miệng

Khó nuốt

Niêm mạc họng có thể bị tổn thương khiến người bệnh bị viêm thực quản và khó nuốt. Để bảo đảm việc ăn uống trong thời gian này, bạn có thể thử các món ăn sau:

  • Món nước mềm, dễ nuốt hoặc chính nhừ như súp, cháo, bún, miến, phở,... Có thể cắt nhỏ các món ăn hoặc băm nhuyễn để giúp người bệnh nuốt xuống dễ dàng hơn
  • Không ăn các món quá nóng, quá cay, mặn hoặc cứng, chiên giòn,....

Sụt cân

Để tránh tình trạng sụt cân không kiểm soát, bạn nên ăn đúng bữa, ăn đúng lúc và đừng chờ đến khi đói bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các thức uống giàu dưỡng chất như sữa tiệt trùng, sữa hạt, sinh tố, nước ép trái cây,...

Táo bón

Một số người khác bị táo bón nên bạn phải bổ sung chất xơ kịp thời từ rau cải xanh, rau cải bó xôi, bắp cải, cải thảo,... và các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt,... Điều này sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru và bài tiết các chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể. 

Một số người có triệu chứng táo bón 

Một số người có triệu chứng táo bón 

Mất vị giác

Ngoài các triệu chứng mất vị giác, bạn cũng có thể cảm thấy bị mất vị giác, không cảm nhận được hương vị của món ăn. Chính vì thế, bạn nên mạnh dạn thêm các loại rau thơm, hạt tiêu, gừng, tỏi, nghệ,... để kích thích làm tăng thêm mùi vị của món ăn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nêm nếm vừa miệng, không nên ăn quá nhiều đường, muối hoặc chất béo bão hoá trong bữa ăn. 

Khô miệng

Nếu cảm thấy khô miệng, bạn nên tích cực ăn các món nước như mì, bún, miến, phở để tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước để cải thiện cảm giác này.

Tiêu chảy

Một số người sau khi truyền hoá chất bị táo bón. Số còn lại thì bị tiêu chảy liên tục. Nếu không may bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung các món ăn có gừng, nghệ hoặc bạc hà vào thực đơn cho người truyền hoá chất. Khi đó, cơ thể sẽ tránh được hoạt động của các vi khuẩn gây tiêu chảy và tránh tích tụ chất lỏng trong cơ thể. 

Tác dụng phụ sau khi truyền hoá chất khiến người bệnh bị đau bụng và đi ngoài liên tục

Tác dụng phụ sau khi truyền hoá chất khiến người bệnh bị đau bụng và đi ngoài liên tục

Tăng cân do dùng corticoid

Corticoid là thành phần quan trọng trong nhiều thuốc kháng viêm, được chỉ định cho bệnh nhân ung thư. Tác dụng phụ của loại thuốc này là nó có thể khiến người bệnh tăng cân nhanh chóng do nước bị giữ lại trong cơ thể. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên hạn chế ăn muối, ăn các món nhạt để tránh tích thêm nước. 

Lời khuyên của chuyên gia cho người truyền hoá chất để điều trị ung thư

Ngoài chế độ ăn cho người truyền hoá chất, các chuyên gia khuyến khích gia đình và bệnh nhân phối hợp. 

Về vấn đề vệ sinh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, nhẹ nhàng.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, súc miệng bằng nước muối.
  • Tránh đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Cẩn thận khi sử dụng vật sắc nhọn, bảo vệ da khỏi tổn thương.
  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ nếu có.

Về chế độ sinh hoạt:

  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.
  • Nghỉ ngơi đủ giấc.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
  • Tránh làm việc nặng, mang vác nặng.
  • Tránh mang thai trong quá trình điều trị.

Bên cạnh áp dụng chế độ ăn cho người truyền hoá chất riêng, bệnh nhân cũng nên tích cực tập thể dục nhẹ nhàng

Bên cạnh áp dụng chế độ ăn cho người truyền hoá chất riêng, bệnh nhân cũng nên tích cực tập thể dục nhẹ nhàng

Về việc chuẩn bị tâm lý:

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè.
  • Tham gia các hoạt động xã hội.

Về cơ bản, trên đây là các nguyên tắc chung để áp dụng chế độ ăn cho người đang điều trị bệnh K. Tuy nhiên, việc điều chỉnh và áp dụng ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện sức khoẻ, khẩu vị, tâm lý,... của bệnh nhân.

Để chăm sóc sức khoẻ hiệu quả cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông phối hợp đa chuyên khoa, Khoa Ung Bướu chịu trách nhiệm điều trị. Khoa Dinh dưỡng hỗ trợ xây dựng bữa ăn, chế độ ăn và những lưu ý thiết thực cho các ca bệnh. 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Như vậy, chế độ ăn cho người truyền hóa chất cần tập trung vào việc cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất để cơ thể phục hồi. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu protein, vitamin và khoáng chất như thịt nạc, cá, trứng, rau xanh, trái cây. Đồng thời, cần hạn chế các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
146

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám