Chế độ dinh dưỡng sau mổ tim. Nên và không nên ăn những gì?

Phương Loan

17-09-2024

goole news
16

Chế độ dinh dưỡng sau mổ tim rất cần thiết với bệnh nhân tim mạch, yếu tố quyết định để mức độ hồi phục hậu phẫu. Chủ động tìm hiểu thực phẩm nên và không nên ăn còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng sau mổ tim

Nhằm tạo điều kiện cho tim cũng như cơ thể phục hồi sau cuộc phẫu thuật, bạn nên tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Cung cấp đủ lượng đạm để cơ thể hồi phục, tái tạo mô và cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
  • Tăng cường 20 - 25g chất xơ mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm nguy cơ táo bón và bệnh trực tràng.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, hồi phục mô và cải thiện chức năng tim mạch.
  • Chỉ bổ sung 15 - 20% tổng năng lượng nạp vào, ưu tiên chất béo không bão hòa để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và tái diễn bệnh tim mạch.

Nguyên tắc thiết lập thực đơn dinh dưỡng sau phẫu thuật tim

Nguyên tắc thiết lập thực đơn dinh dưỡng sau phẫu thuật tim

Nhóm thực phẩm nên bổ sung sau phẫu thuật tim

Lựa chọn đúng thực phẩm có thể giúp quá trình phục hồi sau phẫu thuật tim diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát tình trạng cholesterol trong máu, huyết áp cao,... ở người bệnh.

Dưới đây là thông tin chi tiết về chế độ dinh dưỡng sau mổ tim:

Protein

Protein hay đạm cung cấp một lượng acid amin thiết yếu cho quá trình tái tạo, sửa chữa mô cơ và mô liên kết. Những enzym thiết yếu cho quá trình sinh hóa, hỗ trợ trao đổi chất sau mổ tim cũng được sản xuất từ protein.

Chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung 60g protein mỗi ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng protein cao và lành mạnh như:

  • Trong 100g cá ngừ có 29g protein.
  • Trong 100g cá hồi chứa 20g protein.
  • Trong 100g ức gà có 31g protein.
  • Trong 100g đậu nành có 36g protein.

Protein hỗ trợ trao đổi chất sau ca mổ tim

Protein hỗ trợ trao đổi chất sau ca mổ tim

Omega-3

Omega-3 có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol xấu (cholesterol-LDL) và triglyceride, từ đó ổn định huyết áp và nhịp tim. Với người sau mổ tim, bổ sung omega-3 giúp chống viêm, giảm nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả.

Một người trưởng thành được khuyến cáo nên bổ sung 250 - 500g Omega-3 mỗi ngày. Gia đình có thể bổ sung chất béo này từ các nguồn:

  • Cứ 100g cá thu sẽ có 5,1g Omega-3.
  • Cứ 100g cá hồi sẽ chứa 2,26g Omega-3.
  • Cứ 100g hàu sẽ có 672mg Omega-3.
  • 100g hạt chia chứa 17,5g Omega-3.
  • 100g óc chó sẽ chứa 9g Omega-3.

Chất xơ

Sau phẫu thuật, người bệnh thường ít vận động, nằm lâu một chỗ dẫn đến nguy cơ táo bón. Bổ sung chất xơ là điều cần thiết, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, kích thích nhu động ruột co bóp.

Gia đình nên thêm chất xơ vào chế độ dinh dưỡng sau mổ tim, trung bình 20 - 25g mỗi ngày. Những nguồn cung cấp chất xơ lành mạnh bao gồm:

  • 100g yến mạch có 1,7g chất xơ.
  • 100g táo có 2,4g chất xơ.
  • 100g cà rốt có 2,8g chất xơ.
  • 100g đậu hà lan có 5g chất xơ.
  • 100g đậu lăng có 8g chất xơ.

Nên bổ sung 20 - 25g chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày

Nên bổ sung 20 - 25g chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày

Chất béo không bão hòa

Khác với lầm tưởng của nhiều người, chất béo cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho tim mạch cũng như toàn bộ cơ thể. Bổ sung đủ liều lượng, đúng cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin (A, D, E, K) dễ dàng, góp phần hồi phục hậu phẫu thuật.

Những loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa có thể kể đến như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu vừng, cá hồi hay cá ngừ. Nhóm chất béo này có khả năng hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, đặc biệt ở người có tiền sử mổ tim.

Lưu ý về chế độ ăn sau mổ tim

Chế độ dinh dưỡng sau mổ tim đạt hiệu quả cần kết hợp giữa nhiều yếu tố, trong đó thời điểm ăn và liều lượng mỗi bữa ăn đóng vai trò quan trọng. Cụ thể:

  • Chia nhỏ 5 - 6 bữa ăn một ngày, cơ thể liên tục có đủ năng lượng hoạt động, đồng thời kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Tránh ăn quá no vào một bữa khiến hệ tiêu hóa cũng như tim phải hoạt động quá mức, gây áp lực xấu.
  • Đa dạng thực phẩm, thay đổi thực đơn hàng ngày giúp cung cấp đều các dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời thay đổi khẩu vị, kích thích ăn ngon miệng hơn.
  • Khi chế biến nên ưu tiên luộc, hấp để giữ được dưỡng chất trong thực phẩm, giảm chất béo và cholesterol xấu.

Lưu ý về thời điểm ăn và liều lượng ăn trong mỗi bữa ăn sau mổ tim

Lưu ý về thời điểm ăn và liều lượng ăn trong mỗi bữa ăn sau mổ tim

Chế độ dinh dưỡng sau mổ tim cần tránh

Sau phẫu thuật tim, người bệnh và gia đình cần tránh bổ sung những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt mỡ, da gia cầm, nội tạng động vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn nhanh,...
  • Thực phẩm nhiều muối như đồ ăn đóng hộp, đồ muối chua, gia vị trong nấu ăn.
  • Thực phẩm giàu vitamin K như sốt mayonnaise, giá đỗ, đậu tương, mù tạt, rau chân vịt, củ cải, rau diếp,...
  • Carbohydrate từ bánh ngọt, bánh rán, bánh quy, bún, phở,... không nên nạp quá 225 - 270g card/ngày.
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích như cà phê, rượu, bia,...

Gia đình nên chủ động tham vấn ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sau mổ tim, đảm bảo vết thương và sức khỏe tổng thể hồi phục nhanh. Hoặc liên hệ chuyên khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được đánh giá, tư vấn thực đơn chi tiết theo thể trạng cá nhân.

Chế độ dinh dưỡng sau mổ tim giúp quá trình hồi phục diễn ra an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân và gia đình nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp dưỡng chất phù hợp và lành mạnh cho sức khỏe tim mạch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
9

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám