Chỉ số CRP ở trẻ em cao có sao không? Ý nghĩa của chỉ số CRP

Dương Minh Ngọc

14-09-2022

goole news
16

Khi cơ thể bị tổn thương sẽ xảy ra hàng loạt phản ứng khác nhau và kết quả là tạo thành viêm. Thực hiện các phản ứng CRP giúp định lượng được lượng protein phản ứng C trong máu, xét nghiệm này đặc trưng cho mức độ và tình trạng của bệnh nhân. Khi chỉ số CRP ở trẻ em cao, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết liệu trẻ có sao không? Nội dung sau đây, BVĐK Phương Đông sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết đến bạn.

Protein phản ứng C (CRP) là gì?

Protein phản ứng C trong máu viết tắt là CRP là mức độ đáp ứng của cơ thể trước tình trạng cơ thể viêm nhiễm và tổn thương. Protein phản ứng C là glycoprotein được tổng hợp chủ yếu tại gan, bình thường khi thực hiện xét nghiệm sẽ không thấy Protein này trong máu.

CRP là mức độ đáp ứng của cơ thể trước tình trạng cơ thể viêm nhiễm CRP là mức độ đáp ứng của cơ thể trước tình trạng cơ thể viêm nhiễm 

Tuy nhiên, khi cơ thể bước sang tình trạng viêm cấp tính, mô trong cơ thể bị phá hủy sẽ kích thích sản xuất lượng lớn protein phản ứng C và khiến nồng độ của Protein này tăng rất nhanh trong huyết thanh. Như vậy, thực hiện các xét nghiệm CRP chính là thực hiện xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C có trong máu. 

Nồng độ CRP tìm thấy trong máu phản ánh rõ ràng về mức độ đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm nhiễm nếu như cơ thể có tổn thương. Thông qua đó, các bác sĩ có thể xác định chính xác được tình trạng viêm sớm của bệnh nhân hơn so với phương pháp xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu. Chỉ số CRP cũng không phụ thuộc vào sự thay đổi của globulin máu và hematocrit nên có giá trị chính xác cao nếu như 2 giá trị đó thay đổi. 

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP)?

CRP định lượng ở trẻ em sẽ được thực hiện nếu như có những vấn đến cụ thể sau đây:

Sau chấn thương, sau mổ

Xét nghiệm CRP ở trẻ em giúp đánh giá được tình trạng viêm nhiễm ở trẻ và chỉ định để giúp xác định một số trường hợp nhất định. Điển hình là sau phẫu thuật bệnh lý, bị chấn thương,… Chỉ số CRP ở trẻ em cao sẽ tăng lên từ 2-6 giờ bị chấn thương hoặc phẫu thuật. Nồng độ CRP sẽ giảm xuống và ngày thứ 3 sau khi mổ. Nếu như nồng độ này kéo dài hơn 3 ngày, rất có thể là tình trạng kéo dài mới đã bắt đầu xuất hiện. 

Xét nghiệm CRP ở trẻ em giúp đánh giá được tình trạng viêm nhiễm ở trẻ Xét nghiệm CRP ở trẻ em giúp đánh giá được tình trạng viêm nhiễm ở trẻ 

Đánh giá tình trạng viêm bệnh lý

Trẻ em cũng có thể rất dễ bị mắc một số bệnh lý như viêm ruột cấp tính, viêm đường tiết niệu, viêm hạch bạch huyết, bệnh lý bẩm sinh hệ thống miễn dịch (lupus),.... Các bác sĩ sẽ tiến hành định lượng CRP ở trẻ em để đánh giá được mức độ phát triển của quá trình viêm, từ đó đưa ra được những phương pháp điều trị cụ thể. 

Đánh giá đáp ứng điều trị bệnh

Sau khi trẻ bị nhiễm trùng do bệnh lý hoặc là do bất kể nguyên nhân nào đó, nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn, chỉ số CRP ở trẻ em cao và tăng lên nhanh chóng nhưng sau đó lại về mức bình thường nếu như các phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra mà cơ thể trẻ có thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên, nếu CRP tăng ở trẻ em rất có thể có đợt nhiễm trùng mới xuất hiện hoặc không đáp ứng tốt, cần có những biện pháp khác để phòng ngừa bệnh tiến triển. 

CRP tăng lên nhanh nhưng sau đó lại về mức bình thường là đáp ứng tốtCRP tăng lên nhanh nhưng sau đó lại về mức bình thường là đáp ứng tốt

CRP bình thường ở trẻ em là như thế nào?

Chỉ số CRP bình thường ở mức độ cho phép ở trẻ em trung bình là dưới mốc 4,86- 5 ​​mg / l.

Đây là con số phản ánh không có tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể của bé. CRP định lượng cao ở trẻ em điều này đồng nghĩa với cơ thể của bé đã xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cấp. Còn nếu như nồng độ này giảm dần sau tăng cao có nghĩa là trẻ đã có những phản ứng tốt hơn trước tình trạng viêm nhiễm. 

Chỉ số CRP bình thường ở trẻ em trung bình là dưới mốc 4,86- 5 ​​mg/lChỉ số CRP bình thường ở trẻ em trung bình là dưới mốc 4,86- 5 ​​mg/l

Chỉ số CRP ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Những người chăm sóc trẻ sơ sinh cần phải phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Một trong những phương pháp được đề xuất là đo CRP trẻ em. Bởi vì mắc bệnh do nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non và có đề kháng yếu. 

Do đó, phương pháp chỉ số CRP ở trẻ em được sử dụng để có thể đánh giá được chính xác bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Hơn nữa, những dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ không quá đặc hiệu và có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác. 

Phương pháp cấy máu phải chờ đến 2-3 ngày mới có kết quả, các bác sĩ lâm sàng thường kê thuốc kháng sinh ngay cho trẻ thay vì chờ đợi kết quả, do nhiễm trùng tiến triển rất nhanh, điều này dẫn đến trẻ có thể dùng thuốc kể cả khi không bị bệnh, vừa không cần thiết lại ảnh hưởng đến trẻ. Chỉ số CRP ở trẻ em cao thường xác định từ 5 đến 10 mg / L là “dương tính”, tuy đây là phương pháp sàng lọc nhanh nhưng kết quả không chính xác như cấy máu. 

CRP là phương pháp sàng lọc nhanh giúp phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùngCRP là phương pháp sàng lọc nhanh giúp phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng

Trường hợp nào chỉ số CRP ở trẻ em cao?

Các trường hợp chỉ số CRP ở trẻ em cao tăng cao trên 10mg/l thường là do sự xuất hiện của bệnh lý nào đó. Phương pháp này để đánh giá tình trạng bệnh kiểm tra khả năng cao về nhiễm trùng và bệnh lý. Chỉ số CRP cao ở trẻ em báo hiệu tình trạng sau đây: 

Nhiễm trùng huyết

Protein phản ứng C - CRP là một phần trong hệ thống miễn dịch cơ thể và khi nhiễm trùng, mức CRP tăng lên. Đa phần tình trạng chỉ số CRP ở trẻ em cao kèm theo tình trạng sốt. Tình trạng nhiễm trùng huyết là tình trạng sốt, ớn lạnh, nhức đầu, khó thở và xuất hiện dấu phát ban trên da. Vậy nên, nếu như con bạn có CRP cao ở trẻ em rất có thể bé đã bị nhiễm trùng huyết. 

Tình trạng nhiễm trùng huyết là tình trạng sốt, ớn lạnh, nhức đầu, khó thở Tình trạng nhiễm trùng huyết là tình trạng sốt, ớn lạnh, nhức đầu, khó thở 

Viêm khớp dạng thấp

CRP gia tăng và sốt nhẹ và trong trường hợp trẻ bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm CRP nếu như nhận thấy các triệu chứng như sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng khớp, đau, và cứng khớp vào buổi sáng ở trẻ.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết cũng có thể đánh dấu sự gia tăng đáng kể của chỉ số CRP. Đây là bệnh do vi rút gây ra bởi động vật chân đốt, biểu hiện của bệnh không đặc hiệu. Mức độ CRP được đánh giá để phân biệt giữa các trường hợp nặng và nhẹ ở giai đoạn đầu từ đó phân biệt được sốt xuất huyết và sốt rét. 

Trẻ bị sốt xuất huyết cũng có thể đánh dấu sự gia tăng đáng kể của chỉ số CRPTrẻ bị sốt xuất huyết cũng có thể đánh dấu sự gia tăng đáng kể của chỉ số CRP

Viêm phổi

Chỉ số CRP ở trẻ em cao cũng liên quan đến viêm phổi và giá trị chẩn đoán CRP có giá trị độc lập với bệnh viêm phổi và trẻ mắc bệnh viêm phổi

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương có hai dạng đó là cấp tính và mãn tính, dựa trên các phát hiện mô bệnh học mà không phụ thuộc đến thời gian nhiễm trùng. Viêm tủy xương cấp tính có liên quan đến những biến đổi viêm xương do vi khuẩn gây bệnh và các triệu chứng thường xảy ra trong 2 tuần sau nhiễm trùng. Trường hợp viêm tủy xương mãn tính, hoại tử và các triệu chứng có thể âm thầm, sau đó xuất hiện triệu chứng rõ ràng khi bị nhiễm trùng 6 tuần.

Nhiễm khuẩn huyết

Chỉ số CRP ở trẻ em cao cũng có thể liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể gây sốt, nguyên nhân và mức độ nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ em và tình trạng tiêm ngừa của chúng. 

Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng đáng lo ngại bởi có đến 5% đến 10% trẻ em mắc chứng này và phát triển bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Điển hình như viêm màng não và nhiễm trùng tiểu, nhưng cũng bao gồm cả viêm tủy xương và viêm khớp nhiễm trùng. Trẻ bị nhiễm trùng máu có CRP ở trẻ em cao hơn nhiều so với trẻ em nhiễm trùng lành tính. 

Lupus

Nếu chỉ số CRP ở trẻ em cao kèm theo sốt có và một số triệu chứng phát ban da, rụng tóc, sưng khớp, viêm thận và có các vấn đề có liên quan đến đường tiêu hóa hoặc phổi rất có thể trẻ đang mắc Lupus. Bệnh lý này xuất hiện cơn sốt không rõ lý do, có liên quan đến bệnh tự miễn hệ thống. 

Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các tế bào, mô của chính cơ thể. Tình trạng viêm do Lupus ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, bao gồm da, khớp, thận, não, tim phổi và các tế bào máu. Những triệu chứng thực sự có thể dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như ung thư và nhiễm trùng.

Mức độ CRP có xu hướng tăng lên trong quá trình viêm Lupus. Mức này tăng lên rất nhanh cho thấy hoạt động của bệnh lupus hoặc có thể đang bắt đầu quá trình lây nhiễm mới xuất hiện trong cơ thể của trẻ. 

Lupus là bệnh hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các tế bào, môLupus là bệnh hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các tế bào, mô

Viêm ruột hoặc thương hàn

Viêm ruột là tình trạng mà bé ăn phải thức ăn hoặc dùng nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn thường là Salmonella typhi. Các triệu chứng của viêm ruột hay sốt thương hàn thường xuất hiện sau một thời gian ủ bệnh từ 3-4 tuần. Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và khám tổng quát, thực hiện các xét nghiệm phân, xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu và có liên quan đến nồng độ CRP tăng cao. 

Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP chi tiết

Để thực hiện quy trình xét nghiệm CRP, bác sĩ sẽ chỉ định quy trình thực hiện cụ thể như sau:

  • Người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu để làm xét nghiệm đánh giá hàm lượng của Protein C.
  • Chuyên viên y tế sẽ lấy máu của bệnh nhân vào mẫu xét nghiệm và lưu mẫu ở nhiệt độ phòng trong 24 tiếng.
  • Sau đó, tách huyết thanh và bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 5 ngày rồi tiến hành phân tích CRP. 
  • Bác sĩ nhận kết quả và thông báo đến bệnh nhân, giải thích những phần có liên quan đến các bệnh lý, phòng ngừa và điều trị.

Trẻ sẽ được lấy máu làm xét nghiệm CRPTrẻ sẽ được lấy máu làm xét nghiệm CRP

Thực hiện quy trình xét nghiệm CRP ở đâu tốt?

Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông là đơn vị uy tín giúp hỗ trợ định lượng chỉ số CRP cho trẻ em và cả người lớn được nhiều người đánh giá cao. Chúng tôi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi nhất chuyên khoa đầu ngành, cùng hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại. 

Từ đó, mang đến kết quả chính xác nhất, góp phần chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh mắc phải. Khi có nhu cầu xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) hay được chỉ định thực hiện xét nghiệm này, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. 

Hệ thống máy xét nghiệm tại Bệnh viện Đa Khoa Phương ĐôngHệ thống máy xét nghiệm tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông

Không chỉ đưa ra kết quả chính xác, bạn còn được các y bác sĩ tại đây tư vấn nhiệt tình, đưa ra chẩn đoán về bệnh lý nguy cơ mắc phải. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, phục vụ chu đáo, phòng khám sạch sẽ, tiệt trùng cùng với chi phí phù hợp. 

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin về chỉ số CRP ở trẻ em cao cũng như bệnh lý có liên quan. Chỉ số này tăng cao ở trẻ em báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đưa trẻ đến thăm khám và phát hiện bệnh lý sớm và có tư vấn rõ ràng nhất tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

35,770

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

BÙI THỊ QUẾ

Trưởng khoa Xét nghiệm

Bác sĩ CKII

BÙI THỊ QUẾ

Trưởng khoa Xét nghiệm
19001806 Đặt lịch khám