Xét nghiệm CRP - Xét nghiệm kiểm tra viêm hữu hiệu

Nguyễn Thị Vân Anh

25-08-2022

goole news
16

Các kỹ thuật ngày một hiện đại và lĩnh vực Y khoa cũng không ngoại lệ. Trong đó, các xét nghiệm được thực hiện với đa dạng trang thiết bị hiện đại và giúp mang lại kết quả chuẩn xác. Hãy cùng Bệnh viện ĐK Phương Đông tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xét nghiệm CRP là gì?

Viêm là một trong những cơ chế quan trọng của cơ thể được hình thành để chống lại những xác nhân gây xâm phạm, đồng thời phát động sửa chữa những cấu trúc và chức năng bị tổn thương. Viêm có biểu hiện dễ thấy là đau, sưng đỏ ở vị trí vết thương hoặc vùng ảnh hưởng do một số các nguyên nhân chủ yếu như vi khuẩn, chuyển hóa, vật lạ hoặc do kháng nguyên.

CRP là viết tắt của cụm từ “C-Reactive Protein”, là một loại Protein được sản sinh ở gan và có thể kết hợp với Polysaccharide C của các phế cầu. CRP còn là loại Protein được vận chuyển vào trong máu để phản ứng lại tình trạng viêm và được xem như dấu hiệu ban đầu của triệu chứng viêm và nhiễm trùng.

Xét nghiệm CRP được thực hiện để định lượng CRP trong máy nhằm đo mức độ viêm trong cơ thể. Nồng độ CRP bình thường rất thấp nhưng khi viêm khởi phát lại tăng nhanh trong vòng 6 - 8 tiếng và giảm xuống khi tình trạng viêm được cải thiện. Do đó, mặc dù CRP không đặc hiệu của tình trạng viêm nhưng vẫn là dấu hiệu hữu ích để đo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Xét nghiệm nồng độ CRP được thực hiện để đo mức độ viêmXét nghiệm nồng độ CRP được thực hiện để đo mức độ viêm

Có những loại xét nghiệm kiểm tra CRP nào?

Xét nghiệm chỉ số CRP là loại xét nghiệm rất hữu ích giúp bác sĩ có thể xác định được chính xác tình trạng viêm của cơ thể đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra được phương thức điều trị phù hợp. Hiện nay đang có 2 hình thức xét nghiệm này được ứng dụng gồm kiểm tra CRP tiêu chuẩn và hs-CRP với mục đích và phạm vi thực hiện khác nhau, cụ thể:

  • Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn được thực hiện để đo CRP từ 8 - 1000 mg/L (hoặc 0.8 - 100 mg/dL) và được chỉ định cho những bệnh nhân đang có tình trạng viêm nặng như các bệnh lý mãn tính hoặc có những vùng bị nhiễm trùng nặng.
  • Xét nghiệm hs-CRP có độ nhạy cao hơn nên cho ra kết quả chính xác hơn và thực hiện do CRP trong khoảng từ 0.3 - 10 mg/L, được chỉ định để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch tiềm ẩn ở các bệnh nhân có vấn đề nhẹ liên quan tới hệ tim mạch cần được chẩn đoán.

Có 2 loại xét nghiệm kiểm tra CRP thường dùngCó 2 loại xét nghiệm kiểm tra CRP thường dùng

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm CRP?

Với tác dụng đo nồng độ Protein với độ chính xác cao, xét nghiệm chỉ số CRP được ứng dụng rất phổ biến và hỗ trợ bác sĩ trong nhiều trường hợp khác nhau. Theo đó, xét nghiệm CRP sẽ được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm hậu phẫu

Thường thì nồng độ CRP sẽ tăng lên sau khi phẫu thuật trong khoảng 2 - 6 giờ và sẽ giảm xuống tầm mức bình thường ở ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Nếu sau 3 ngày, xét nghiệm CRP được thực hiện có thấy nồng độ Protein trong máu vẫn chưa giảm xuống chứng tỏ có thể đã xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hậu phẫu và cần được xử lý kịp thời.

Xác định và tìm nhiễm trùng hoặc các bệnh lý viêm

Một số các bệnh lý bên trong cơ thể thường sẽ gây ra triệu chứng viêm, nhiễm và tiêu biểu có thể kể đến như ung thư hạch bạch huyết, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương, bệnh hệ thống miễn dịch Lupus. Việc xét nghiệm chỉ số CRP sẽ giúp xác định được mức độ viêm nhiễm do các bệnh lý gây ra.

Người bệnh cần thực hiện kiểm tra CRP sớm để xác định viêmNgười bệnh cần thực hiện kiểm tra CRP sớm để xác định viêm

Đánh giá đáp ứng điều trị

Các bệnh nhân đang thực hiện điều trị bệnh ung thư hoặc điều trị nhiễm trùng thường sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm CRP để xác định sự thay đổi của nồng độ CRP. Theo kết quả xét nghiệm, CRP tăng lên nhanh chóng và giảm xuống bình thường là đã đáp ứng với điều kiện điều trị tốt.

Yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình xét nghiệm CRP?

Việc xét nghiệm nồng độ CRP cần được thực hiện ở những điều kiện nhất định mới có thể mang lại kết quả chính xác nhất. Dưới đây là một số các yếu tố có ảnh hưởng tới nồng độ CRP trong máu và người bệnh cần lưu ý để tránh trường hợp kết quả sai sót:

  • Nồng độ CRP cao có thể là do bệnh nhân bị huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa chất, nhiễm trùng mạn tính, chỉ số khối cơ thể cao, viêm mãn tính hoặc nồng độ HDL thấp và nồng độ Triglyceride cao.
  • Nồng độ CRP có thể tăng lên ở giai đoạn sau của thai kỳ hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai và các liệu pháp hormone. 
  • Nồng độ CRP cao được tìm thấy ở nhiều người bị bệnh béo phì.
  • Hút thuốc lá nhiều cũng sẽ gây viêm và làm tăng nồng độ CRP.
  • Người uống rượu bia ở mức vừa phải, vận động nhiều và cân nặng sút sẽ có nồng độ CRP thấp.
  • Một số các loại thuốc hỗ trợ Estrogen hoặc Progesterone có thể khiến nồng độ CRP cao.
  • Thuốc Fibrate, Statin và Niacin sẽ làm nồng độ CRP thấp đi.

Trước khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm nồng độ Protein trong máu, bạn cần hiểu rõ và chú ý những yếu tố ảnh hưởng trên đây. Nếu có bất cứ trường hợp nào trên hoặc thắc mắc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Có rất nhiều các yếu tố khiến nồng độ CRP trong máu bị ảnh hưởngCó rất nhiều các yếu tố khiến nồng độ CRP trong máu bị ảnh hưởng

Quy trình tiến hành xét nghiệm kiểm tra nồng độ CRP

Quy trình xét nghiệm CRP trong máu thường sẽ được thực hiện với các giai đoạn khác nhau từ đầu tới cuối. Bệnh nhân cần nắm rõ trình tự để có thể thực hiện quá trình xét nghiệm được suôn sẻ và tránh những sai sót không đáng có.

Trước xét nghiệm

Trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật kiểm tra nồng độ CRP, bạn sẽ được bác sĩ giải thích cặn kẽ quy trình gồm các bước và các thủ tục gì. Thông thường bạn sẽ không cần phải kiêng cữ gì khi thực hiện xét nghiệm nhưng một số bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh kiêng ăn từ 4 - 12 giờ và được phép uống nước trước khi xét nghiệm.

Bệnh nhân sẽ được giải thích quy trình trước khi xét nghiệmBệnh nhân sẽ được giải thích quy trình trước khi xét nghiệm

Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP

Bắt đầu quá trình xét nghiệm, chuyên viên y tế lấy máu sẽ quấn một dải băng ở quanh tay để ngưng máu lưu thông xuống và sát trùng nơi lấy máu bằng cồn. Kim tiêm được đưa vào tĩnh mạch và việc lấy có thể thực hiện nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.

Chuyên viên y tế đợi cho tới khi lấy đủ máu vào một cái ống, tháo dải băng quanh tay ra. Nơi vừa đưa kim tiêm vào được thoa bằng một miếng băng gạc hoặc bông gòn và dán băng cá nhân để tránh máu chảy ra. Sau đó, lượng máu sẽ được đựng trong một cái ống có nắp đỏ và mang đi xét nghiệm kiểm tra nồng độ.

Quy trình lấy máu và xét nghiệm được thực hiện nhanh chóngQuy trình lấy máu và xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng

Sau xét nghiệm

Sau khi lấy máu để xét nghiệm, bạn cần được băng và ép lại vùng chọc tĩnh mạch được đưa kim tiêm vào để giúp cầm máu và ngồi nghỉ, đợi kết quả xét nghiệm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

Ý nghĩa xét nghiệm CRP và các chỉ số kết quả

Xét nghiệm thôi chưa đủ, người bệnh còn cần được bác sĩ hướng dẫn đọc hiểu các chỉ số liên quan trong kết quả nhằm xác định được tình trạng viêm nhiễm như thế nào. Dưới đây là cách đọc kết quả cùng những bệnh lý có thể mắc phải nếu bệnh nhân có chỉ số tăng hoặc giảm so với mức bình thường:

Chỉ số CRP bình thường ở mức bao nhiêu?

Ở mức độ cho phép thông thường, chỉ số CRP sẽ đạt ở mức dưới 0.3mg/100ml (tức là 3mg/l) huyết thanh hoặc đạt 7 - 820 mcg% đối với những bệnh nhân bình thường, không bị viêm nhiễm.

Nồng độ CRP tăng cao

Chỉ số CRP trong kết quả xét nghiệm CRP tăng cao cho thấy tình trạng viêm nhiễm cấp trong cơ thể. Nếu CRP tăng cao quá 10mg/l báo hiệu đây là một trong những cảnh báo nhiễm trùng của một bệnh lý nào đó. Người bệnh có thể đang gặp phải một số các bệnh lý sau nếu kết quả CRP tăng cao:

  • Viêm tụy cấp: Người có chỉ số CRP lớn hơn hoặc bằng 150mg/l chứng tỏ đang bị viêm tụy cấp nặng và chỉ số này có thể đánh giá mức độ và tiên lượng của viêm tụy cấp.
  • Viêm khớp dạng thấp đang trong quá trình tiến triển nặng hơn.
  • Viêm ruột thừa cũng được xem là một trong những bệnh có thể gặp nếu chỉ số CRP tăng cao.
  • Viêm động mạch tế bào lớn và lao đang tiến triển.
  • Tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Bệnh lý đường ruột do bị viêm nhiễm.
  • Bệnh Lupus ban đỏ có hệ thống.
  • Viêm tiểu khung chung hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh nhân bị thừa cân, béo phì hoặc sử dụng thuốc tránh thai cũng sẽ khiến nồng độ CRP cao.

CRP tăng cao là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhauCRP tăng cao là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Nồng độ CRP trong máu giảm

Nếu sau xét nghiệm CRP mà kết quả thể hiện nồng độ CRP giảm là một dấu hiệu tốt. Điều này thể hiện rằng tình trạng cơ thể của bệnh nhân đang có chuyển biến tích cực và tình trạng viêm nhiễm cũng đã giảm đi đáng kể.

Nồng độ CRP liên quan tới các vấn đề tim mạch

Đối với những bệnh nhân thực hiện kiểm tra nồng độ Protein trong máu khi nghi ngờ các chứng bệnh về tim mạch sẽ có chỉ số CRP được thể hiện như sau:

  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thấp nếu chỉ số CRP < 1.0 mg/L.
  • Bệnh nhân có thể có nguy cơ mắc một số các bệnh tim mạch khi chỉ số CRP nằm trong khoảng từ 1.0 - 3.0 mg/L.
  • Bệnh nhân mang nguy cơ cao sẽ mắc bệnh tim mạch khi chỉ số CRP > 3.0 mg/L.

Trong trường hợp gia đình bệnh nhân có người nhà từng mắc bệnh tim mạch, CRP sẽ giúp phát hiện bệnh sớm thay vì đợi có các yếu tố nguy cơ biểu hiện. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bệnh một cách dễ dàng và đưa ra được quyết định liệu có nên thực hiện phẫu thuật hay không.

Bệnh nhân có nguy cơ bị tim mạch có chỉ số CRP khác nhauBệnh nhân có nguy cơ bị tim mạch có chỉ số CRP khác nhau

Một số các xét nghiệm liên quan tới xét nghiệm CRP

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc với một số các bệnh nhân đang thực hiện điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ có thể chỉ định kết hợp xét nghiệm CRP cùng một số các xét nghiệm khác nhằm đánh giá trình trạng bệnh chuẩn xác. Một số các xét nghiệm được tiến hành bao gồm:

  • Xét nghiệm PCT (Procalcitonin): là loại xét nghiệm đặc hiệu được tiến hành để theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn trong máu.
  • Xét nghiệm tổng phân tích thành phần chi tiết của các tế bào máu ngoại vi.
  • Xét nghiệm lắng máu và cấu máu.
  • Xét nghiệm chức năng của các bộ phận gan, thận.
  • Xét nghiệm định lượng nồng độ Lactate trong máu.

Người bệnh được chỉ định một số các xét nghiệm kết hợpNgười bệnh được chỉ định một số các xét nghiệm kết hợp

Xét nghiệm CRP ở đâu chất lượng và chuẩn xác?

Xét nghiệm chỉ số CRP mang lại nhiều giá trị trong việc khám và điều trị bệnh lý cho bệnh nhân hiện nay. Tuy nhiên, không phải thực hiện xét nghiệm ở đâu cũng sẽ mang lại kết quả chính xác và quy trình an toàn, uy tín. Việc chọn lựa cơ sở y tế chất lượng là điều vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo quá trình chẩn đoán và điều trị của bạn được thông suốt.

Một đơn vị y tế đang được đánh giá cao hiện nay bởi các chuyên gia đầu ngành chính là Bệnh viện Đa khoa Phương Đông và bạn có thể thực hiện xét nghiệm CRP tại đây cùng với các quy trình chẩn đoán và điều trị khác. Không chỉ có kiểm tra nồng độ CRP mà bạn còn có thể đăng ký sử dụng gói dịch vụ xét nghiệm tổng quát với chi phí rất hợp lý. 

Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được tích hợp đồng bộ đầy đủ các lĩnh vực từ huyết học - truyền máu, miễn dịch, giải phẫu bệnh cho tới sinh hoá - miễn dịch và vi sinh - sinh học phân tử. Mọi trình tự thực hiện xét nghiệm đều được đảm bảo tiêu chuẩn cao và chuyên sâu giúp chẩn đoán ung thư và bệnh lý chuyển hoá chính xác.

Ngoài ra, tại khoa Xét nghiệm còn quy tụ đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật với trình độ chuyên môn rất giỏi, đã có kinh nghiệm cộng tác tại các bệnh viện lớn trong nước. Trang thiết bị được đầu tư vô cùng hiện đại, đầy đủ đảm bảo phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh được chính xác nhất. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi khám và điều trị tại đây.

Xét nghiệm nồng độ CRP tại Bệnh viện Phương Đông uy tínXét nghiệm nồng độ CRP tại Bệnh viện Phương Đông uy tín

Không thể phủ nhận độ quan trọng của xét nghiệm CRP đối với việc xác định tình trạng viêm nhiễm của cơ thể và chẩn đoán bệnh lý. Với những thông tin hữu ích đã được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tổng hợp và chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm này và thực hiện sớm để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng trong cơ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,806

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám