Khám phá cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nữ giới

Thao Tran

08-06-2023

goole news
16

Việc tìm hiểu rõ về cơ quan sinh dục nữ không chỉ giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe sinh sản mà còn có những "cuộc yêu" thăng hoa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có tâm lý ngại ngùng khi tìm hiểu về vấn đề này. Từ đó, vô tình khiến cho bộ phận sinh dục nữ mắc phải những căn bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo dõi trong bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này. 

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ (hay bộ phận sinh dục nữ) là hệ thống được cấu tạo phức tạp từ nhiều bộ phận khác nhau. Chúng đảm nhận nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong chức năng sinh lý, đời sống tình dục, thụ thai, nuôi dưỡng thai nhi và sinh đẻ ở người phụ nữ.

cơ quan sinh dục nữBạn đã hiểu rõ về cơ quan sinh dục nữ?

Khác với cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ ẩn bên trong và được che phủ bởi lớp lông mu. Về cơ bản, hệ thống cơ quan sinh dục nữ bao gồm: bộ phận sinh dục bên trong và bộ phận sinh dục bên ngoài.

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên ngoài 

Được hiểu là những bộ phận sinh dục nằm ở bên ngoài, chị em có thể dễ dàng nhìn thấy chúng bằng mắt hoặc sờ bằng tay. Những bộ phận này góp phần bảo vệ các cơ quan sinh dục bên ngoài khỏi nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng di chuyển đến gặp trứng và thụ tinh.

Âm hộ (cửa mình) là tên gọi chung cho tất cả các cơ quan sinh dục nữ bên ngoài. Trên thực tế, một bộ phần lớn các chị em vẫn đang nhầm lẫn giữa âm đạo và âm hộ. Trong khi, lỗ âm đạo chỉ là một cấu trúc nằm trong âm hộ.

bộ phận sinh dục nữ bên ngoàiHình bộ phận sinh dục phụ nữ bên ngoài

Cấu tạo âm hộ bao gồm các bộ phận: 

1. Gò mu

Bộ phận sinh lý này là phần tích tụ mô mỡ dưới da, nằm nhô cao ở phía trên âm hộ và xung quanh là môi lớn. Ban đầu, phần mu chỉ nổi lên một chút nhưng khi đến tuổi dậy thì sẽ lộ lên hằng và bắt đầu mọc lông mu. Điều này giúp bảo vệ âm đạo, giảm ma sát trong các “cuộc yêu”.

2. Môi lớn

Môi lớn là 2 nếp da lớn bao bọc bên ngoài và bảo vệ các cơ quan sinh dục còn lại. Đến tuổi dậy thì, lông mu mọc trên da môi lớn, ở đây cũng chứa các mô mỡ, tuyến mồ hôi. Phía sau hai môi lớn hòa với nhau, cùng với một số cơ quan khác tạo thành sàn của tầng sinh môn kết nối giữa âm đạo và hậu môn.

3. Môi bé

Môi bé là 2 nếp gấp da mảnh chứa những tổ chức liên kết và nhiều mạch máu nằm bên trong môi lớn, bao quanh lỗ mở của âm đạo và niệu đạo. Nhiệm vụ chính của môi bé là giữ ẩm cho vùng kín, bảo vệ cho âm hộ, niệu đạo.

4. Âm vật

Bộ phận này có kích khá bé, chỉ dài trung bình 2,5 cm và nằm ở bên dưới của vùng xương mu. Tương tự như dương vật ở nam giới, âm vật là tổ chức cương và to lên khi người phụ nữ bị kích thích tình dục.

5. Màng trinh

Đây là một màng mỏng nằm ở ngay cửa âm đạo. Ngay cả đối với thiếu nữ, màng trinh không phải kín hoàn toàn mà có một hoặc nhiều lỗ nhỏ để kinh nguyệt dễ dàng chảy ra ngoài. Thông thường, trong lần giao hợp đầu tiên, màng trinh sẽ bị rách. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người phụ nữ có thể không có màng trinh hoặc màng trinh dày và khó rách. Ngoài ra, vì đặc tính mỏng mang nên màng trinh cũng có thể bị rách khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh.

6. Tuyến Bartholin

Tuyến Bartholin là 1 tuyến nhỏ, dạng cầu với đường kính khoảng 1cm, nằm hai bên đường vào âm đạo. Tuyến này bao gồm nhiều tế bào trụ tiết nhầy và có chức năng tiết ra chất nhầy giúp giữ ẩm âm đạo, bôi trơn trong quá trình quan hệ.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong 

Đây là những bộ phận sinh nữ nằm sâu bên trong nên chúng ta không thể sờ bằng tay hay nhìn được bằng mắt thường.

cơ quan sinh dục nữ bên trongHình bộ phận sinh dục nữ bên trong

Các cơ quan sinh dục trong của nữ giới bao gồm:

1. Âm đạo

Cấu tạo của âm đạo gồm phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến tử cung và có thể giãn ra khi quan hệ hoặc sinh nở. Đây chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với dương vật mỗi khi giao hợp và là đường dẫn đưa máu kinh chảy ra bên ngoài hàng tháng.

2. Tử cung

Tử cung (dạ con) có hình dạng giống như quả lê lộn ngược nằm ở điểm giao giữa trực tràng và bàng quang. Tùy theo sự phát triển của cơ thể người phụ nữ, bộ phận này sẽ có sự thay đổi kích thước và hình dạng. Đặc biệt, khi người phụ nữ mang thai chính là thời điểm tử cung giãn nở nhiều nhất.

Tử cung đảm nhiều nhiều chức năng quan trọng khác nhau như: lưu thông máu trong kỳ kinh nguyệt, nơi để phôi làm tổ và phát triển, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

3. Cổ tử cung

Bộ phận sinh dục nữ này giống như miệng cá, nằm ở vị trí giữa tử cung và âm đạo. Kích thước cổ tử cung ở mỗi phụ nữ là không giống nhau. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung quá nhỏ thì tinh trùng sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển vào sâu bên trong để gặp trứng. Điều này dẫn đến trình trạng vô sinh - hiếm muộn ở nữ giới.

Cổ tử cung đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm xâm nhập vào bên trong tử cung. Bên cạnh đó, khi quan hệ tình dục thì cổ tử cung sẽ tiết ra chất nhầy để việc quan hệ được diễn ra trơn tru và giúp tình trùng gặp trứng dễ dàng. Bộ phận này còn giúp dẫn máu kinh đến âm đạo và tống ra ngoài. 

4. Buồng trứng

Mỗi người phụ nữ bình thường sẽ có 2 buồng trứng. Buồng trứng có hình quả hạnh nhân, với kích thước khoảng 4x3x1cm. Ở bé gái, buồng trứng nhẵn nhụi, màu hồng nhạt. Đến độ tuổi dậy thì, mỗi tháng một trong hai buồng trứng sẽ giải phóng 1 một quả trứng và để lại các vết sẹo khiến buồng trứng trở nên sần sùi hơn. Sau độ tuổi mãn kinh, buồng trứng sẽ trở lại nhẵn nhụi.

Tương đương như tinh hoàn ở nam giới, buồng trứng của người phụ nữ sẽ có chức năng chứa nang noãn và sản xuất ra một số loại hormon như: estrogen, progesteron…

5. Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng (vòi trứng) là phần dài chạy dài từ thân tử cung về phía buồng trứng và ở phía ngoài cùng của nó nằm ở phía trên buồng trứng, có những tua loa như những ngón tay. Ống dẫn trứng nối liền buồng trứng với buồng tử cung, khi buồng trứng phóng noãn thì noãn sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng vào buồng tử cung. 

Ống dẫn trứng cũng là nơi tinh trùng và trứng gặp nhau, xảy ra sự thụ tinh. Vậy nên nếu cả hai ống dẫn trứng bị tắc sẽ làm cho tinh trùng không gặp được trứng, gây ra vô sinh nữ. Trong trường hợp này, người phụ nữ mong muốn có con thì phải tìm đến sự giúp đỡ của phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như: IVF.

Điểm G là gì? Cách xác định điểm G chính xác 

Điểm G là một vị trí khá đặc biệt trong cơ thể người phụ nữ và thường khi quan hệ hoặc thủ dâm nhiều người thường kích thích vào điểm G để tìm kiếm được khoái cảm. 

Điểm G là gì?

Điểm G là một vị trí đặc biệt nhạy cảm nằm phía bên trong âm đạo của người phụ nữ. Điểm G thường nằm ở phía sau xương mu, gần cơ thắt niệu đạo và rộng khoảng 3- 5 cm. Tuy nhiên, kích thước và vị trí của điểm G ở mỗi người sẽ có sự khác nhau, có thể lệch sang phải hoặc sang trái so với trung tâm âm đạo.

vị trí điểm GĐiểm G - Bí quyết cho cuộc yêu thăng hoa

Cách tìm và kích thích điểm G

Để có một “cuộc yêu” nồng cháy, bên cạnh hiểu rõ về cơ quan sinh dục nữ của bạn tình thì việc kích thích đúng điểm G cũng vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để tìm và kích thích được điểm G? Các cặp đôi có thể tham khảo một số cách sau:

Sử dụng ngón tay tìm điểm G

Sử dụng 1 hoặc 2 ngón tay đi vào âm đạo khoảng 4 cm. Sau đó, đưa ngón tay cong lên vài centimet và hướng về phía rốn. Bạn sẽ chạm được vào vùng mô mềm hơn so với những vùng xung quanh. Nếu bạn lặp đi lặp lại hành động đẩy và rút tay nhằm chà sát lên vùng mô mềm này khiến bạn nữ cảm thấy hưng phấn thì bạn đã tìm chính xác điểm G.

Để kích điểm G hơn thì bạn nên thay đổi mức độ của thao tác trên từ chậm đến nhanh và tăng số lần thực hiện đến khi âm đạo bắt đầu co giật. Đây là lúc người bạn tình thực sự lên "đỉnh". Tuy nhiên, bạn nam hay "đối tác" cần lưu ý cắt tỉa ngón tay gọn gàng, sạch sẽ trước khi tìm điểm G và không nên kích thích quá mạnh làm tổn thương, viêm nhiễm thành âm đạo.

Dùng miệng để tìm và kích thích điểm G

Quan hệ bằng miệng để tìm và kích thích điểm G cùng là một cách được nhiều người lựa chọn để giúp bạn tình đạt cực khoái. Đầu tiên, cặp đôi hãy có một màn dạo đầu chất lượng trước khi dùng miệng kích thích "cô bé" và các khu vực xung quanh âm đạo.

Tiếp theo, bạn hãy đưa lưỡi vào sâu bên trong âm đạo, sau đó cong lưỡi lên phía trên để chạm vào điểm G. Thực hiện hành động này một cách nhịp nhàng và lặp lại như khi bạn dung ta.

Kích thích điểm G bằng dương vật 

Một cách kích thích điểm G của bạn nữ khác chính là bằng dương vật của bạn nam. Tuy nhiên, cách này có thể làm cho người bạn sẽ suất tinh sớm. Từ đó, "cuộc yêu" trở nên không được trọn vẹn.

Các điểm nhạy cảm khác trên cơ thể của phái nữ

Không chỉ điểm G, cấu tạo cơ thể nữ giới còn có nhiều bộ phận nhạy cảm khác giúp chị em dễ dàng "lên đỉnh" trong "cuộc yêu" như:

  • Điểm C (quy đầu âm vật): Nằm lỗ bên ngoài nên dễ dàng tiếp cận. Nhiều chị em nhanh chóng lên đỉnh chỉ với các tiếp xúc trực tiếp nhẹ nhàng lên điểm này.
  • Nhũ hoa: Là núm vú nhô ra ở ngực và khá nhạy cảm vì chứa nhiều dây thần kinh cảm giác. Kích thích nhũ hoa khi quan hệ giúp chị em cảm thấy hưng phấn và thỏa mãn hơn.
  • Gáy: Được đánh giá là vị trí khá nhạy cảm. Những cử chỉ âu yếm ở vị trí này sẽ giúp người nữ giới tăng kích thích và hứng thú tình dục.
  • Đùi trong: Việc vuốt ve đùi trong là cách giúp khơi gợi cảm giác tình dục ở phái nữ. Bạn nam hoặc "đối tác" có thể hôn nhẹ và di chuyển dần dần từ đùi trong ra các vùng xung quanh để tăng sự khoái cảm cho bạn nữ.

điểm nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữBạn đã khám phá hết các điểm nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ?

Cơ quan sinh dục nữ có những chức năng gì?

Cơ quan sinh dục nữ đảm nhận nhiều chức năng quan trọng từ sinh lý, đời sống tình dục đến thụ thai, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và sinh đẻ ở người phụ nữ. Cụ thể như sau:

  • Giải phóng trứng: Mỗi buồng trứng có hàng nghìn nang noãn và mỗi nang noãn là những túi nhỏ chứa trứng chưa trưởng thành. Sau tuổi dậy thì, trung bình mỗi tháng 1 lần, buồng trứng sẽ giải phóng trứng.
  • Sản xuất hormone: Cơ quan sinh dục nữ có vai trò trong việc sản xuất các loại hormone nữ quan trọng như: Estrogen, progesterone…
  • Quá trình thụ tinh: Ở người, bình thường sự thụ sinh sẽ xảy ra khi tinh trùng và trứng gặp nhau ở 1/3 ngoài ống dẫn trứng. Sau khi trứng đã thụ tinh thành công, sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng đến tử cung.
  • Nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở: Tử cung của người mẹ sẽ cung cấp máu và dưỡng chất để nuôi thai nhi. Bước vào giai đoạn sinh đẻ, cổ tử cung sẽ mở ra và tạo điều kiện đưa em bé ra ngoài qua đường sinh.
  • Hàng tháng, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 3 - 7 ngày tùy từng người.

Chức năng cơ quan sinh dục nữCơ quan sinh dục ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nữ giới

Một số lưu ý để chăm sóc sức khỏe cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Vậy nên, chị em cần lưu ý các vấn đề sau để hạn chế tối đa những nguy cơ làm tổn thương hoặc gây bất thường đến cơ quan này:

Chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ quan sinh dục nữ

Điều này nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ. Cụ thể gồm: 

  • Tắm rửa thường xuyên (kể cả khi đang bị kinh nguyệt); vệ sinh âm hộ mỗi ngày, sau khi khi đi tiểu, đi đại tiện và lưu ý lau từ trước ra sau.
  • Giữ bộ phận sinh dục nữ ngoài luôn luôn khô, sạch sẽ; không sử dụng khăn hoặc vật lạ đưa vào bên trong để lâu âm hộ, âm đạo; không tự ý thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong kỳ kinh nguyệt cần phải sử dụng băng vệ sinh đảm bảo sạch, đủ thấm và theo thời gian quy định (thường khoảng 4 - 6 tiếng thay một lần).
  • Vệ sinh tốt cả trước và sau khi quan hệ tình dục.

Đề phòng bị lây bệnh qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không chỉ làm cơ thể chúng ta yếu đi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh dục nữ:

  • Tình dục an toàn là một trong những nguyên tắc giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục. Khi quan hệ, chúng ta nên có các biện pháp an toàn như: sử dụng bao cao su,…
  • Đối với các gia đình nên "yêu" lành mạnh, chung thủy một vợ - một chồng.
  • Trong trường hợp đã bị nhiễm bệnh thì bạn và "đối tác" cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tích cực điều trị.
  • Tiêm phòng HPV giúp chị em ngừa bệnh ung thư cổ tử cung cũng như một số bệnh STDs.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dùng thuốc kháng sinh 

Đây là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật như: ấm, tạp khuẩn…. sống cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây bệnh cho cơ quan sinh dục nữ. Chính vì vậy, chị em nên:

  • Uống nhiều nước.
  • Không mặc đồ bó sát, nilon, vải tổng hợp gây nóng, ẩm vùng kín.
  • Lựa chọn các chất liệu vải mềm mại, thông thoáng như vải bông.
  • Khám sức phụ khoa định kỳ tại các địa chỉ uy tín. 

Khám phụ khoa định kỳ cơ quan sinh dục nữBác sĩ tư vấn tận tình khi khám phụ khoa định kỳ tại BVĐK Phương Đông

Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản phụ khoa giỏi, hơn 30 năm kinh nghiệm. Hệ thống phòng khám rộng rãi, riêng tư; trang thiết bị hiện đại, cập nhật liên tục các công nghệ mới. Từ đó, giúp chị em tầm soát, dự phòng và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Ngoài ra, với các trường hợp cơ quan sinh dục nữ gặp bất thường ảnh hưởng đến khả năng mang thai thì bạn có thể tham khảo Trung tâm IVF Phương Đông để sớm đón con yêu về nhà. 

Hy vọng với những chia sẻ trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã mang đến những thông tin hữu ích về cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ và cách chăm sóc vùng kín. Nếu bạn còn có các thắc mắc khác thì đừng ngần ngại liên hệ ngay đến hotline 1900 1806 để được hỗ trợ. 

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
29,004

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám