Có thai lại sau chửa ngoài tử cung - Những điều mà mẹ bầu nên biết

Bích Ngọc

08-06-2024

goole news
16

Chửa ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nhiều phụ nữ sau khi trải qua chửa ngoài tử cung lo lắng về việc có thể mang thai lại hay không. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp cho chị em về có thể có thai lại sau chửa ngoài tử cung qua bài biết này. 

Mang thai ngoài tử cung là gì?

 

8  -pi.< ,k/                hay chửa ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ và phát triển tại niêm mạc tử cung mà nằm bên ngoài tử cung của người mẹ, thường ở vòi trứng. 

Khi chửa ngoài tử cung, người mẹ có thể bị chảy máu ồ ạt trong ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Thông thường, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra ở ống dẫn trứng, sau đó trứng đã được thụ tinh sẽ làm tổ tại lớp niêm mạc tử cung. Từ đó, phôi thai sẽ phát triển và ở lại đó đến khi em bé chào đời. 

Đối với trường hợp có chửa ngoài tử cung, phôi thai sẽ không thể sống sót và phát triển. Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. 

Một số vị trí thai có thể làm tổ ngoài tử cungMột số vị trí thai có thể làm tổ ngoài tử cung

Khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung

Khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung

Có thể có thai lại sau chửa ngoài tử cung hay không là câu hỏi của khá nhiều mẹ. Theo các bác sĩ, hoàn toàn có thể mang thai lại sau khi mang thai ngoài dạ con tuy nhiên cần phải được điều trị dứt điểm và chăm sóc sức khỏe của mẹ tốt nhất. 

Các trường hợp mà các chị em vẫn có thể có thai lại sau chửa ngoài tử cung là: 

  • Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung: Mang thai lần sau sẽ vẫn diễn ra vì ống dẫn trứng đều hoạt động bình thường. 
  • Phẫu thuật loại bỏ thai ngoài tử cung: Việc này giúp cơ thể vẫn còn hai ống dẫn trứng hoặc phẫu thuật cắt một bên ống dẫn chứng. Sản phụ vẫn có khả năng mang thai bình thường. 
  • Hồi phục sau phẫu thuật: Hậu phẫu, tử cung hoặc vòi trứng không bị tổn thương thì sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này. 

Mặc dù vậy, có một số trường hợp khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung có thể giảm, cụ thể là: 

  • Cắt bỏ vòi trứng: Khi được chỉ định cắt một bên vòi trứng, có nghĩa chỉ một bên buồng trứng hoạt động. Do đó, khả năng mang thai cũng giảm đáng kể.
  • Khả năng chửa ngoài tử cung lần 2: Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung lại lần 2 hoặc lần 3 có thể khoảng 20%. 
  • Mắc các bệnh lý khác: Một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai, tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung lần sau như viêm nhiễm đường sinh dục,...

Theo thống kê, có khoảng 85% trường hợp vẫn có thể có thai lại sau chửa ngoài tử cung. Chính vì vậy, chị em đừng quá lo lắng về lần mang thai tiếp theo. 

So sánh vị trí thai làm tổ trong tử cung và thai làm tổ ngoài tử cungSo sánh vị trí thai làm tổ trong tử cung và thai làm tổ ngoài tử cung

Bao lâu có thể mang thai sau khi chửa ngoài tử cung?

Dựa vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung mà bác sĩ sẽ có khuyến nghị về thời gian có thể mang thai lần tiếp theo. Mỗi cơ thể sẽ có tốc độ hồi phục khác nhau, tuy nhiên, khoảng 6-12 tháng sau khi làm phẫu thuật thì chị em có thể mang thai tiếp. 

Hầu hết, vào thời điểm này, các vết sẹo mổ đã lành lại và các chức năng liên quan đã được phục hồi, vậy nên có thể cân nhắc mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, hay tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo thể trạng hoàn toàn ổn định. 

Xem thêm:

Cần làm gì để tăng khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung? 

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào hiệu quả cao trong việc tăng cơ hội sinh con cho phụ nữ sau mổ chửa ngoài tử cung. Chính vì vậy, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân để tăng khả năng mang thai lần tiếp theo, cụ thể là: 

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục. 
  • Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn trong thời gian hồi phục sức khỏe, tránh mang thai khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe giúp kiểm tra các bệnh lý phụ khoa. Nếu mắc bệnh cần điều trị sớm, tránh gây tổn thương, đặc biệt là buồng tử cung và vòi trứng. 

Khi mang thai lần tiếp theo sau khi mang thai ngoài dạ con, cần khám sức khỏe định kỳ để xác định vị trí làm tổ và phát hiện ra những bất thường từ sớm trong quá trình phát triển của thai nhi. 

Thăm khám định kỳ để xác định những dấu hiệu bất thường từ sớmThăm khám định kỳ để xác định những dấu hiệu bất thường từ sớm

Theo dõi những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung

Khi mang thai ngoài tử cung, cơ thể vẫn có những dấu hiệu báo có thai như bình thường như: Trễ kinh, ngực căng, đau bụng và buồn nôn. Mặc dù vậy, không thể chắc chắn là thai có đã vào làm tổ đúng vị trí hay chưa, do đó cần theo dõi xem có những dấu hiệu dưới đây hay không: 

  • Âm đạo chảy máu không bình thường: Xuất hiện tình trạng rong huyết hoặc chảy máu kéo dài trước ngày hành kinh. Máu có màu đen hoặc nâu. 
  • Vùng chậu bị đau: Bụng dưới hoặc đau bụng một bên là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Các cơn đau kéo dài âm ỉ, đôi khi đau nhói. 

Chính vì vậy, khi mang thai có những dấu hiệu này (đặc biệt có tiền sử chửa ngoài tử cung) cần đi khám sớm để phát hiện sớm thai ngoài tử cung, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. 

Nếu chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ.

Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung

Mẹ bầu đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung có thể có khả năng tái phát lên tới 10%, chính vì vậy để gia tăng khả năng mang thai, chị em hãy chủ động phòng tránh nguy cơ chửa ngoài dạ con. 

Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều quan trọng, đặc biệt là vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục. Cần vệ sinh cẩn thận để tránh viêm nhiễm vùng sinh dục, đồng thời nên thăm khám để phát hiện và điều trị những bệnh lý phụ khoa trước khi mang thai. 

Đối với trường hợp đã từng điều trị thai ngoài tử cung và mong muốn có thai lại sau chửa ngoài tử cung, hãy dành thời gian chăm sóc cơ thể để sức khỏe hồi phục và các chức năng sinh hoạt hoạt động ổn định. Thông thường, thời gian phục hồi cơ thể sau khi chửa ngoài dạ con và sẵn sàng có thai là khoảng 6-12 tháng.

Chửa ngoài tử cung có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy không có biện pháp phòng tránh tuyệt đối tình trạng này. Tuy nhiên, chị em phụ nữ có thể hạn chế hoặc hỗ trợ, tăng khả năng năng đậu thai. Một số lưu ý quan trọng mà mẹ mong muốn cái thai có thể kể đến như: 

  • Chủ động thăm khám phụ khoa từ 6-12 tháng/lần để phát hiện và điều trị những bệnh lý nguy hiểm từ sớm (nếu có). Đối với phụ nữ có tiền sử chửa ngoài dạ con trước đó, nên duy trì khám phụ khoa 6 tháng/lần hoặc trước cần có ý định có thai tiếp theo. 
  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh khả năng lây nhiễm các bệnh sinh dục nguy hiểm như: lậu, giang mai, sùi mào gà,...
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khoẻ và tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể sẵn sàng mang thai sau đó. 
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để sớm phát hiện những hiện tượng bất thường như: Rong kinh, vô kinh, kinh nguyệt bất thường,...
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về khả năng mang thai tiếp theo để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. 
  • Giữ tình thần thoải mái, tránh suy nghĩ và lo lắng quá nhiều, căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng đậu thai

Chuẩn bị sức khoẻ thể chất và tình thần để sẵn sàng đón con yêuChuẩn bị sức khoẻ thể chất và tình thần để sẵn sàng đón con yêu

Có thai lại sau chửa ngoài tử cung là mong muốn của chị em đã trải qua tình trạng có thai ngoài tử cung. Đây không chỉ gây nguy hiểm đến thai nhi mà còn nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Nếu có tiền sử có thai ngoài dạ con, mẹ cần đảm bảo sức khỏe ổn định để sẵn sàng đón bé và chủ động thăm khám thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng mẹ bầu đã có thêm những thông tin bổ ích về khả năng có thai lại sau chửa ngoài tử cung. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, hãy chuẩn bị cả sức khoẻ và tinh thần ổn định để sẵn sàng đón bé yêu về nhà.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,290

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám