Cúm B là gì? Có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào?

Thao Tran

28-03-2024

goole news
16

Cúm B là một trong những chủng cúm mùa phổ biến và xảy ra hàng năm ở nước ta, đặc biệt là khi thời tiết có nhiệt độ giảm xuống thấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về căn bệnh này dẫn đến nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng BVĐK Phương Đông tìm hiểu thêm về cúm B cùng cách điều trị cũng như phòng ngừa.

Cúm B là gì?

Cúm là một bệnh do nhiễm virus cúm cấp tính ở đường hô hấp với biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau họng, sổ mũi, ho và có thể kèm theo triệu chứng nôn, buồn nôn, ỉa chảy… Virus cúm (Influenza virus) được chia thành 3 type cúm A, cúm B, cúm C. 

cúm bVirus cúm B là tác nhân gây bệnh cúm B

Trong đó, virus cúm B có 2 dòng thường gặp là cúm B/Yamagata và cúm B/Victoria. So với cúm A thì cúm B ít có sự biến đổi hơn, chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người, không có khả năng lây truyền từ động vật sang người. Dù không phổ biến  và nguy nghiêm như cúm A nhưng cúm B vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu.

Xem thêm:

Cúm B có nguy hiểm không?

Cúm B thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên, thời gian ủ bệnh từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày trước khi chuyển sang thời kỳ khởi phát. Bệnh dễ lây sang người khác khi người bệnh hắt hơi, ho trong khoảng cách 2m và có khả năng gây ra các biến chứng như:

  • Viêm phổi tiên phát: Sốt cao liên tục trên 39 oC trong 3 - 5 ngày không hạ, thở gấp, thở nhanh, nặng hơn có thể gây ra suy tuần hoàn, suy hô hấp, ho khạc đờm, da xanh tái, run chân tay.
  • Viêm phổi thứ phát: Thường gặp ở người có đề kháng kém, bệnh lý nền mạn tính, trẻ em. Sau 2 - 3 ngày hạ sốt thì sốt cao trở lại và xuất hiện triệu chứng đau tức ngực, khó thở, ho khạc đờm, da xanh tái, mệt mỏi, suy kiệt…

cúm B có nguy hiểm khôngKhông ít người lo lắng cúm B có nguy hiểm không

Ngoài ra, cúm B còn làm tình trạng các bệnh lý mạn tính trở nặng hơn nếu không được điều kịp kịp thời và đúng cách, với những biến chứng như:

  • Tim mạch: suy tuần hoàn, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim
  • Thần kinh: viêm màng não, viêm não, viêm não tủy, viêm rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh…
  • Phụ nữ mang thai: ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi, trường hợp nghiêm trọng có thể gây dị tật thai nhi, thậm chí là sảy thai.
  • Trẻ sơ sinh: nhiễm độc thần kinh, viêm xương chũm, viêm tai…

Dấu hiệu cúm B

Một số triệu chứng điển hình của cúm B thường gặp có thể kể đến như:

  • Sốt vừa đến sốt cao (>39oC).
  • Ớn lạnh toàn thân.
  • Chân tay không có lực.
  • Mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt.
  • Đau nhức cơ.

Ngoài ra, người mắc cúm B còn gặp các triệu chứng của hệ tiêu hóa như:

triệu chứng cúm BMột số triệu chứng cúm B

Cúm B thường sốt mấy ngày và cần lưu ý gì?

Người mắc cúm B thường bị sốt kéo dài tới 5 ngày và bệnh tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Hầu hết các triệu chứng cúm B sẽ thuyên giảm sau 1 tuần nhưng có thể lâu hơn với người có bệnh nền, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.

Khi mắc cúm B, người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sau và đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt:

  • Trẻ em (trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ): khó thở hoặc thở gấp, sốt kèm phát ban hoặc sốt cao trên 38.5 oC kéo dài, mê man, bỏ ăn, da xanh tái, nôn nhiều…
  • Người lớn: khó thở hoặc thở gấp, sốt cao kéo dài trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không giảm, chóng mặt, đau tức ngực, nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài…
  • Người già, người có bệnh nền mạn tính có thể xảy ra những biến chứng nặng nếu mắc cúm B mà không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Cách điều trị cúm B

Cho đến này vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng cho bệnh cúm B mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng kết hợp với tăng cường sức đề kháng của cơ thể để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể như:

  • Uống thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng cúm B.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều bữa trong ngày.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất để tăng đề kháng, tăng miễn dịch.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn và giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ.

cúm B uống thuốc gìTham khảo ý kiến bác sĩ nếu có băn khoăn cúm B uống thuốc gì

Cách phòng ngừa cúm B

Tiêm vacxin phòng cúm B hàng năm là biện pháp phòng bệnh, giúp tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cúm đạt hiệu quả tới 97%. Người đã tiêm phòng nếu mắc bệnh cúm thì các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng so với người chưa tiêm vacxin.

Hiện nay, một mũi tiêm phòng vacxin cúm sẽ phòng ngừa đồng thời nhiều loại virus cúm khác nhau (cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm B). Trung tâm tiêm chủng của Phương Đông là địa chỉ tiêm phòng vacxin cúm uy tín, được người dân tin tưởng lựa chọn. Trung tâm có nhiều loại vacxin khác nhau như Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp). Bạn đọc có nhu cầu tìm phòng vacxin cúm vui lòng liên hệ đến hotline 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch phù hợp. 

Tiêm phòng vacxin cúmTiêm phòng vacxin cúm là cách đơn giản, hiệu quả để phòng ngừa bệnh

Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người. Đối với không gian sống, cần lau rửa sàn nhà, đồ chơi, tay nắm cửa bằng các chất khử khuẩn…

Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích về bệnh cúm B. Cúm B có thể phòng ngừa bằng vacxin nên mọi người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính nên tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ sức khỏe bạn thân, gia đình, cộng đồng.

1,408

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám