Mỡ máu là gì? Vai trò của mỡ trong máu đối với cơ thể

Phương Loan

25-01-2024

goole news
16

Mỡ máu thường bị lầm tưởng là chất gây hại cho sức khỏe, cần loại bỏ để phòng tránh bệnh lý tim mạch, đột quỵ não, cao huyết áp hay gan nhiễm mỡ. Trên thực tế, cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động sống thường ngày.

Mỡ máu là gì?

Mỡ máu hay Lipid máu là một loại chất béo có trong máu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cùng với protein và carbohydrate, chất béo là thành phần chính giúp con người duy trì sự sống, đảm bảo trình tự phát triển.

Mỡ máu có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể

(Mỡ máu có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể)

Mỡ máu gồm nhiều thành phần khác nhau nhưng cholesterol và triglyceride là hai chất thiết yếu nhất:

- Cholesterol là chất béo do gan sản xuất, đảm nhiệm cung cấp nguyên liệu cho thành thành tế bào và kích thích tố.

- Triglyceride hay còn gọi chất béo trung tính, đóng vai trò như một nguồn năng lượng, vận chuyển chất béo hình thành từ thực phẩm bên ngoài đi khắp cơ thể.

Mỡ máu chỉ gây hại đến sức khỏe khi xuất hiện sự rối loạn giữa các loại cholesterol, khiến chỉ số lipid máu tăng cao hoặc giảm thấp, gây ra các bệnh lý, biến chứng như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu hay còn gọi bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu, là tình trạng chỉ số mỡ trong máu vượt quá giới hạn. Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chữa bệnh mỡ nhiễm máu sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ trong nội dung này.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh mỡ máu có nhiều nguyên nhân, đa phần xuất phát từ lối sống sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh khiến cơ thể bị tổn hại, làm giảm chức năng chuyển hóa chất béo trong máu. Có thể kể đến tình trạng thừa cân, béo phì, lười vận động, ăn quá nhiều thực phẩm giàu lipid hay hút thuốc lá, uống rượu bia.

Uống rượu bia và hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh mỡ máu

(Uống rượu bia và hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh mỡ máu)

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh, liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nếu trong gia đình, ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em gặp các vấn đề trong chuyển hóa cholesterol, nguy cơ bạn mắc bệnh mỡ máu tương đối cao.

Người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, suy gan, hội chứng cushing, viêm ruột hoặc nhiễm trùng có thể mắc bệnh mỡ máu, đây là biến chứng sau quá trình tác động qua lại. Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu hay thuốc an thần cũng gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Triệu chứng của bệnh lipid máu

Triệu chứng bệnh mỡ máu không quá rõ ràng, khó phát hiện nên người bệnh thường chủ quan. Bệnh chỉ biểu hiện rõ ràng khi các lipid xấu trong máu tích tụ lâu ngày, tạo thành mảnh bám lớn chèn ép lối đi của dòng máu đến các cơ quan.

Hiện tượng có thể gặp phải khi mắc bệnh mỡ máu:

- Đau đầu.

- Tê bì chân tay.

- Chóng mặt.

- Mệt mỏi.

Trong trường hợp nặng hơn, các mảnh bám lớn có thể làm tắc nghẽn mạch máu khiến cơ quan ngừng hoạt động. Đặc biệt nguy hiểm với những bộ phận như tim, gan, thận, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bệnh mỡ máu có chữa được không?

Bệnh mỡ máu có thể chữa khỏi nếu như phát hiện kịp thời, chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Vì bệnh tiến triển chậm, không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh cần thăm khám sức khỏe, thực hiện xét nghiệm máu định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

Vai trò của lipid máu đối với cơ thể

Khi cơ thể duy trì mức cholesterol ổn định, không chỉ giúp động mạch thông thoáng, máu lưu thông dễ dàng mà còn duy trì sức khỏe cho làn da, ngăn chặn các bệnh mạn tính. Bởi vậy, bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn thường ngày.

Cholesterol ổn định giúp máu lưu thông dễ dàng

(Cholesterol ổn định giúp máu lưu thông dễ dàng)

Để bổ sung chất béo tốt cho cơ thể, bạn nên lấy từ các thực phẩm lành mạnh như rau, cá, hạt, nấm,... Cung cấp nguồn thức ăn đa dạng cũng là một cách đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho hoạt động sống và tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân gây hại.

Bảng phân loại mỡ trong máu

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ mỡ máu có loại tốt và loại xấu, theo dõi bảng phân loại sau để nhận diện chính xác về tính chất cũng như đặc điểm.

STT

Tên

Tính chất và Đặc điểm

1

Cholesterol

Cholesterol là loại chất béo giống như sáp, được tìm thấy trong mô của con người và động vật. Gan là bộ phận tự sản xuất cholesterol, có thể đáp ứng đủ lượng cơ thể cần.

Cholesterol còn được nạp thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày như thịt động vật, trứng, sản phẩm từ sữa.

2

LDL Cholesterol (LDL-C)

Là loại cholesterol xấu, có thể tích tụ trong máu gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3

HDL Cholesterol (HDL-C)

Là loại cholesterol tốt, có khả năng làm giảm sự tích tụ LDL Cholesterol trong mạch máu.

4

Triglycerid

Còn được gọi là chất béo trung tính, lưu thông trong máu cùng cholesterol. Con người lấy chất béo trung tính từ thực phẩm, điển hình là thịt và dầu thực vật. Cơ thể cũng có thể tự tạo triglycerid.

Như vậy, bạn đã biết LDL-C là chất béo xấu có thể gây hại đến sức khỏe, còn HDL-C là chất béo tốt giúp làm giảm nguy cơ mỡ trong máu tăng cao. Rau củ hoặc trái cây màu tím, hạt chia, hải sản, họ đậu, dầu olive là những thực phẩm giàu cholesterol tốt.

Chỉ số mỡ máu bình thường

Chỉ số lipid máu được đo bằng miligam trên decilit (mg/dL), lipid máu bình thường khi:

- Cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL ~ 5.2 mmol/L.

- HDL Cholesterol ≥40 mg/dL ~ 1.3 mmol/L.

- LDL Cholesterol dưới 100 mg/dL ~ 3.3 mmol/L.

- Chất béo trung tính dưới 150 mg/dL - 2.2 mmol/L.

Xem thêm: Mỡ máu thấp: Nguyên nhân - Dấu hiệu nhận biết - Phương pháp điều trị

Chỉ số mỡ máu bình thường khi tổng cholesterol dưới 200 mg/dL

(Chỉ số lipid máu bình thường khi tổng cholesterol dưới 200 mg/dL)

Nếu các chỉ số xét nghiệm cao hoặc thấp hơn mức bình thường nêu trên, chứng tỏ bạn đang có nguy cơ mắc mỡ máu cao, mỡ máu thấp. Khi đó, người bệnh cần thăm khám, nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán chỉ số mỡ máu

Chỉ số lipid máu được chẩn đoán thông qua xét nghiệm cholesterol, hay còn gọi bilan mỡ máu. Đây là xét nghiệm đo lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu, xác định nguy cơ tích tụ mỡ trong động mạch, đánh giá tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch khắp cơ thể.

Thông thường khi xét nghiệm máu, người bệnh cần nhịn ăn trước 9 - 12 tiếng, có thể sử dụng nước lọc khi đói. Bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ, nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.

Làm gì khi chỉ số mỡ trong máu bất thường?

Khi chỉ số mỡ trong máu bất thường, người bệnh cần thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn hàng ngày. Vận động thường xuyên, từ bỏ chất kích thích, ưu tiên thực phẩm lành mạnh là phương pháp đầu tiên và hữu hiệu nhất đưa lipid máu về trạng thái bình thường.

Vận động và điều chỉnh chế độ ăn giúp cải thiện chỉ số mỡ máu

(Vận động và điều chỉnh chế độ ăn giúp cải thiện chỉ số mỡ trong máu)

Những giải pháp sau đây không chỉ áp dụng với người bệnh lipid máu, đối tượng có nguy cơ, người bình thường cũng có thể thực hiện để kiểm soát lipid máu:

- Ưu tiên sử dụng các loại rau xanh trong bữa ăn, đây là nguồn thực phẩm ít cholesterol nhưng vẫn giàu dinh dưỡng.

- Hạn chế ăn thịt đỏ, thịt mỡ và nội tạng động vật, thay vào đó ưu tiên thịt nạc thăn, thịt trắng.

- Cung cấp chất béo tốt bằng thịt cá, thực vật họ đậu và hoa quả tươi.

- Các loại nấm như nấm hương, nấm mỡ, nấm đùi gà, mộc nhĩ,...

- Thanh lọc cơ thể đều đặn với dược liệu tự nhiên như trà sen, trà gừng, trà xanh,... Gừng còn hỗ trợ giảm mỡ trong máu.

- Loại bỏ đồ ngọt như mứt, kẹo, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá khỏi cuộc sống.

- Tập thể dục hàng ngày, giúp đốt cháy năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số môn thể thao nhẹ nhàng, cải thiện sức khỏe như đi bộ, bơi, yoga, đạp xe, pilates.

Trong trường hợp tình trạng mỡ trong máu không cải thiện, đặc biệt lipid máu cao thì người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc. Vì mỗi loại thuốc được sản xuất cho đối tượng, lứa tuổi, nguy cơ sức khỏe khác nhau nên cần thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vừa chia sẻ đến bạn các thông tin về mỡ máu, làm rõ vai trò của lipid máu đối với cơ thể, phân biệt cholesterol tốt và cholesterol xấu. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có kiến thức đúng và rõ ràng về mỡ máu.

170

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám