Cho con bú có nhổ răng khôn được không là thắc mắc chung của nhiều chị em. Thực tế nhổ răng là tiểu phẫu bình thường và đơn giản trong nha khoa. Tuy nhiên với phụ nữ đang cho con bú thì việc làm này nên cẩn trọng. Bài viết sau đây sẽ lý giải chi tiết.
Răng khôn là gì?
Trước khi lý giải chi tiết vấn đề đang cho con bú nhổ răng khôn được không chúng ta cần nắm bắt các thông tin về răng khôn. Bác sĩ nha khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là răng mọc cuối cùng của hàm, thường ở độ tuổi từ 17 tới 25.
Loại răng thường gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng, đồng thời gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt. Hiện nay nha khoa thế giới vẫn đang tranh cãi và chưa đi đến thống nhất về việc nên giữ răng hay nhổ răng.
Đang cho con bú có nhổ răng khôn được không là băn khoăn của nhiều người
Các vấn đề thường gặp mà răng khôn gây ra
Cho con bú có nhổ răng khôn được không, xem thêm một số những vấn để thường gặp mà răng khôn gây ra để có thêm căn cứ trả lời. Khi mọc răng khôn, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cụ thể như sau:
- Biểu hiện sưng lợi: Tình trạng sưng lợi là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi mọc răng số 8. Nguyên nhân là bởi răng khôn thường có kích thước lớn, chen chúc dưới nướu và chưa chồi lên khiến lợi bị sưng.
- Sưng má: Răng khôn mọc ngầm đâm thẳng vào răng số 7 gây nhiễm trùng, khiến lợi sưng to hơn mức bình thường, dẫn tới mạch máu sưng to, gây ra hiện tượng sưng má.
- Sốt: Răng khôn có thể gây ra những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí phát sốt hoặc nổi hạch ở cổ.
- Mủ: Mọc răng khôn nếu kèm theo mủ sẽ khá nguy hiểm. Đây là tình trạng răng khôn bị áp xe bởi mắc kẹt một phần ở phía dưới, thức ăn bị kẹt, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Đau: Mọc răng khôn khi cho con bú vẫn có thể kèm theo hiện tượng đau nhức. Bạn có thể cảm nhận được cơn đau xuất hiện ở vùng lợi trong cùng, đi kèm với đó là cảm giác khó chịu và nhức.
Răng khôn gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của người mắc
Bên cạnh những biểu hiện kể trên, khi mọc răng khôn bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện khác như chảy máu, hôi miệng, đau tai, nhức đầu,...
Đang cho con bú có nhổ răng được không?
Ở trong các hoạt động điều trị nha khoa, nhổ răng nói chung và nhổ răng khôn nói riêng cần phải sử dụng thuốc tê để giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cho biết lượng thuốc tê này thường rất nhỏ và sẽ nhanh chóng tan, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa.
Vì thế đáp án của câu hỏi “đang cho con bú có nhổ răng được không” là “có”. Tuy nhiên người thực hiện cần có sức khỏe ổn định và không mắc các bệnh lý như:
- Các bệnh lý cấp tính bao gồm viêm nướu, viêm quanh thân răng, cuống răng,... cầm phải được điều trị khỏi mới có thể nhổ răng khôn. Nếu thực hiện trong thời kỳ mắc bệnh thì có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng,...
- Người đang mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng khôn.
- Người mẹ mắc bệnh động kinh, tâm thần cũng cần tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng.
Ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn khi cho con bú
Đang cho con bú có nhổ răng khôn được không và có ảnh hưởng gì không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng của người mẹ sẽ quyết định việc có nên nhổ răng khôn hay không. Nếu bé còn quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi thì nên sử dụng thuốc giảm sưng đau thay vì nhổ răng.
Tình trạng răng khôn đã diễn biến nghiêm trọng thì việc nhổ răng là bắt buộc, khi ấy người mẹ thường sẽ phải dùng thuốc tê. Tuy nhiên loại thuốc tê này sẽ phù hợp với phụ nữ đang cho con bú nên sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của em bé.
Nhổ răng khôn khi cho con bú không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
Lưu ý là khi thăm khám nha khoa, bạn cần thông báo với bác sĩ mình đang trong giai đoạn cho con bú. Nhờ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất,
Mẹ nên chú ý những gì sau khi nhổ răng khôn?
Nhổ răng khôn khi đang cho con bú là tình trạng có thể xảy ra, Tuy nhiên nếu không nhổ, những bất tiện do răng khôn gây ra sẽ làm bạn không thoải mái, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống.
Sự đau nhức và khó chịu khi mọc răng khôn còn có thể khiến người mẹ chán ăn, bỏ bữa. Điều này có thể khiến lượng sữa mẹ suy giảm đáng kể. Thực tế chưa có một chế độ dinh dưỡng riêng biệt nào dành cho người vừa nhổ răng khôn. Tuy nhiên thông thường bạn cần hạn chế sử dụng đồ ăn cay, nóng do sẽ làm ảnh hưởng tới chân răng.
Hạn chế sử dụng đồ ăn cay, nóng
Bên cạnh đó sau khi nhổ răng khôn, bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Kèm theo đó hãy sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để hiệu quả làm sạch đạt cao nhất. Sử dụng các loại bàn chải mềm và đánh răng nhẹ nhàng là cách để hạn chế tổn thương răng, lợi và nướu.
Nhổ răng khôn cho mẹ bỉm sữa ở đâu an toàn?
Với thế mạnh về cơ sở vật chất, tay nghề chuyên môn bác sĩ cũng như ứng dụng kỹ thuật nhổ răng hiện đại, an toàn. Hiện nay, Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chi phí hợp lý, thực hiện nhổ răng an toàn, chính xác.
Đến với bệnh viện Phương Đông, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, chụp phim CT 3D hiện đại, thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết. Qua đó bác sĩ biết chính xác tình trạng răng để thực hiện đúng cách, hạn chế đau đớn.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ nhổ răng khôn được nhiều người lựa chọn
Ngoài dịch vụ nhổ răng khôn không đau, Phương Đông còn có đa dạng các loại hình thẩm mỹ răng như: làm trắng răng, bọc răng sứ, trồng răng Implant, niềng răng an toàn... Tất cả dịch vụ đều được thực hiện với quy trình chuyên nghiệp, đơn giản, đem lại hiệu quả tốt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đang cho con bú có nhổ răng khôn được không. Hy vọng bài viết đã mang đến những hiểu biết bổ ích dành cho những ai đang quan tâm tới vấn đề này. Khi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám hãy liên hệ tới số 19001806 để được hỗ trợ.