Tìm hiểu về sự hoạt động của vòng tránh thai
Hiện nay, có nhiều dụng cụ tránh thai khác nhau đang được cung cấp trên thị trường. Tùy theo từng bệnh lý khác nhau mà bác sỹ chuyên khoa sẽ tư vấn cho chị em sử dụng sản phẩm phù hợp nhất. Trong đó, vòng tránh thai chính là một trong những phương pháp rất được ưa chuộng hiện nay.
Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ kích thước nhỏ có chứa đồng, có hình dạng chữ T. Dụng cụ này khi dùng sẽ được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ. Mục đích chính là ngăn ngừa việc thụ thai trong một thời gian dài. Điều này tạo nên sự thay đổi trong môi trường niêm mạc tử cung để tránh thụ thai.
Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ kích thước nhỏ có chứa đồng
Quá trình thụ thai thường xảy ra khi tinh trùng gặp trứng và làm tổ. Một khi chị em sử dụng vòng tránh thai thì quá trình này sẽ bị ngăn chặn lại, trứng cũng sẽ không thể làm tổ được. Do đó, phương pháp này được đánh giá vô cùng an toàn và mang tính hiệu quả cao, phù hợp với kinh tế mỗi người hiện nay.
Việc sử dụng vòng tránh thai mặc dù mang lại hiệu quả khá cao nhưng vẫn có một số trường hợp hiếm gặp đó là đặt vòng vẫn có thai. Tuy vậy, chị em cũng đừng quá lo lắng về điều này. Hãy nhanh chóng liên hệ cơ sở ý tế hoặc bệnh viện để được thăm khám nhé.
Đặt vòng tránh thai có thể dính bầu
Theo thống kê cho thấy, nhiều chị em khi đặt vòng vẫn có thai, trường hợp mang thai rất hiếm những vẫn có thể xảy ra. Tỷ lệ ngừa thai khi đặt vòng 98-99%, tuy nhiên vẫn có 1-2% có thể dính bầu. Đồng nghĩa với việc cứ 100 người thực hiện đặt vòng sẽ có khoảng 1-2 người có khả năng mang thai.
Theo thống kê cho thấy, nhiều chị em khi đặt vòng vẫn có thai
Vì sao đặt vòng vẫn có thai?
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới việc mang thai khi đặt vòng. Một số nguyên nhân thường gặp nhất mà bạn có thể nắm được đó là:
Vòng tránh thai tụt ra bên ngoài
Từ những dữ liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ từ 2-10% vòng tránh thai khi đặt có thể bị tụt ra bên ngoài từ cung theo dạng 1 phần hoạt tụt hoàn toàn. Trường hợp này có thể xảy ra tình trạng đặt vòng vẫn có thai. Chị em cũng khó nhận ra việc mình đã bị tụt vòng tránh thai ra ngoài.
Nguyên nhân mà vòng tránh thai bị tụt do khi đưa vào tử cung, sự co bóp khi phản ứng với vật lạ sẽ khiến vòng bị đẩy ra bên ngoài. Tại thời điểm này, chị em sẽ gặp một số triệu chứng như đau bụng, đau lưng, …
Trong thời gian tuần đầu đặt vòng, đấy là thời điểm vòng tránh thai sẽ chưa thích ứng với tử cung nên sẽ xảy ra hiện tượng tụt. Chị em cần phải nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng, sau khi đã có sự thích thức, vòng sẽ không bị tụt ra ngoài nữa.
Vòng tránh thai bị tụt có thể xảy ra tình trạng đặt vòng vẫn có thai
Vòng tránh thai chưa hoạt động
Như đã nói ở trên, tuần đầu tiên khi đặt vòng, tử cung của chị em vẫn chưa thích ứng được hoàn toàn. Ngoài vấn đề bị đau bụng, đau lưng, rong kinh sẽ làm ảnh hưởng đến chuyện vợ chồng thì cũng có thể khiến cho tình trạng tụt vòng xảy ra.
Do đó, trong khoảng thời gian này, vợ chồng nên tránh quan hệ. Bạn có thể sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su để có thể tránh thai tốt hơn. Đồng thời, đảm bảo được vấn đề ngừa thai theo như mong muốn của mình và tránh được tình trạng đặt vòng vẫn có thai.
Vòng hết thời gian sử dụng
Bất kỳ dụng cụ nào khi sử dụng đều được ấn định thời gian, trong đó bao gồm cả vòng tránh thai.
Nếu chị em đặt vòng tránh thai đã hết thời gian sử dụng cũng có thể xảy ra tình trạng mang thai ngoài mong muốn.
Vì vậy, khi có kế hoạch đặt vòng, bạn cần liên hệ các trung tâm hoặc bệnh viện lớn để thực hiện nhé.
Chị em không nên đặt vòng tránh thai đã hết thời gian sử dụng
Mách chị em cách nhận biết việc tụt vòng tránh thai
Trong trường hợp vòng tránh thai bị bật ra khỏi vị trí ban đầu và tụt ra ngoài từ cung sẽ dẫn đến việc đặt vòng vẫn có thai. Chị em cần đi tái khám, siêu âm và kiểm tra thường xuyên. Cụ thể, sau khi thực hiện đặt vòng 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và thời gian định kỳ là 3-6 tháng/ lần/.
Ngoài ra, nếu có một số triệu chứng bất thường khác như đau bụng dưới thường xuyên, xảy ra tình trạng xuất huyết âm đạo quá nhiều, không kiểm soát, không theo chu kỳ kinh. Nếu đặt vòng vẫn có thai ngoài tử cung, bạn cũng cần phải liên hệ ngay đến bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Dấu hiệu sớm nhận biết mang thai sau đặt vòng
Không giống như những biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai thường ít gây ra thay đổi trong cơ thể chị em. Quá trình rụng trứng vẫn được diễn ra bình thường, trong nội mạng tử cung vẫn phát triển. Bạn vẫn có dấu hiệu của kinh nguyệt mỗi tháng.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu khi đặt vòng, kinh nguyệt của chị em thường ít hơn so với bình thường. Chỉ sau một vài chu kỳ thì lại trở lại trạng thái như cũ. Điều này khiến bạn khó có thể nhận biết được dấu hiệu mang thai sớm từ việc đặt vòng vẫn có thai.
Bản chất của vòng tránh thai khi sử dụng là để ngừa thai không cho tinh trùng gặp trứng và làm tổ. Trên thực tế, một số ít chị em vẫn gặp phải tình trạng khi đặt vòng vẫn có thai. Tại thời điểm này, sẽ xảy ra một vài triệu chứng để bạn nhận biết được đó là:
- Bị chậm kinh nguyệt.
- Bị ốm nghén, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ.
- Bị đau tại vùng bụng dưới.
- Cơ thể có hiện tượng gia tăng nhiệt độ bất thường.
- Chán ăn hoặc thèm ăn quá nhiều, ăn không ngon.
Từ những triệu chứng này, chị em có thể liên hệ tới các trung tâm, cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và được tư vấn nhé.
Bị chậm kinh là dấu hiệu mang thai sau khi chị em đặt vòng
Thai nhi có bị ảnh hưởng gì khi đặt vòng vẫn có thai không?
Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ dùng để ngừa thai, do đó khi đặt vòng vẫn có thai nhiều chị em thường khá lo lắng. Một số thắc mắc được đặt ra là liệu có vấn đề gì nguy hiểm xảy ra không, thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? Một số chia sẻ của bác sỹ chuyên khoa cho rằng, chị xem sẽ gặp phải một số rủi ro đó là:
Tình trạng sảy thai
Trường hợp đặt vòng vẫn có thai sẽ có thể bị sảy trong vòng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây chính là một trong những nguy cơ hàng đầu mà các chị em sẽ phải đối mặt hiện nay.
Khi nhận thấy dấu hiệu của việc mang thai này, bạn cần đến bệnh viện để khám sớm để nhận được tư vấn. Tùy theo trường hợp mà có thể sẽ thực hiện lấy vòng ra ngoài để giảm thiểu tối đa rủi ro mà chị em có thể gặp phải.
Trường hợp đặt vòng vẫn có thai sẽ có thể bị sảy trong vòng 20 tuần đầu
Có thể mang thai ngoài tử cung
Việc đặt vòng tránh thai có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Nhiều bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo chị em cần phải chú ý đến triệu chứng của thai ngoài tử cung đó là:
- Đau nhói ở khu vực vùng bụng, vùng chậu.
- Xuất huyết quá nhiều.
- Đau dữ dội một bên của bụng.
- Bị chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của phụ nữ. Vì vậy, bạn cần liên hệ đến bệnh viện để được thăm khám sớm nhất và nhận được biện pháp điều trị cụ thể nhé.
Khả năng sinh non cao
Nếu chị em tiếp tục giữ vòng tránh thai khi mang thai cũng sẽ làm tăng khả năng sinh non lên mức cao. Thường sẽ trước 37 tuần của thai kỳ so với các phụ nữ mang thai bình thường.
Chính vì thế, các Bác sỹ cho rằng, chị em nên lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt khi đã phát hiện đặt vòng vẫn có thai. Ngoài ra, một số rủi ro có thể xảy ra với chị em trong quá trình mang thai đó là:
- Thai phụ có thể bị vỡ ối sớm trước khi bắt đầu chuyển dạ.
- Bong nhau thai có thể một phần hoặc toàn bộ.
- Tình trạng nhau tiền đạo 1 phần hoặc toàn bộ tử cung.
- Viêm nhiễm ở vùng chậu.
- Em bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân
Không chỉ thế, việc tiếp xúc với hormone có trong vòng tránh thai cũng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi sau này. Một số báo cáo bất thường có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh đó là: Quá trình tiếp xúc với mức độ proestin tăng lên có liên quan đến khả năng tăng cường nam tính hóa cơ quan sinh dục bên ngoài ở thai nhi.
Đặt vòng vẫn có thai làm tăng khả năng sinh non cao
Có nên giữ thai khi đặt vòng vẫn có thai không?
Theo nhiều thông tin chia sẻ của Bác sỹ chuyên khoa, việc đặt vòng vẫn có thai, chị em vẫn có thể giữ và tiếp tục thai kỳ. Trừ trường hợp chị em đang mang thai ngoài tử cung. Điều này bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Nếu muốn giữ thai, bạn cần phải thường xuyên thăm khám để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Trong quá trình thăm khám này, Bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám ở vùng chậu. Siêu âm và kiểm tra tình trạng thai nhi, vị trí vòng tránh thai trong tử cung và những chỉ định liên quan đến tháo vòng tránh thai. Việc thực hiện tháo vòng cũng đôi khi xảy ra rủi ro sảy thai trong quá trình tháo.
Chính vì thế, trước khi thực hiện quá trình tháo vòng này, Bác sỹ sẽ đưa ra những khuyến cáo, thảo luận với gia đình để cân nhắc việc tháo vòng cho thai phụ. Nếu trường hợp vòng tránh thai đã bị mất dây, bác sỹ sẽ tư vấn đề một số nguy cơ và đồng theo dõi thai kỳ cùng gia đình.
Chị em vẫn có thể giữ và tiếp tục thai kỳ sau khi đặt vòng ngừa thai
Để việc giữ thai thuận lợi hơn, chị em cần phải chú ý về việc khám thai theo định kỳ và lịch hẹn của bác sỹ. Từ đó, theo dõi được chặt chẽ sức khỏe của thai nhi và mẹ. Một số các kiểm tra, đánh giá, siêu âm, xét nghiệm sẽ giúp phát hiện những bất thường từ thai phụ và có phương pháp can thiệp kịp thời.
Việc đặt vòng vẫn có thai phải làm sao?
Trên thực tế, nếu chị em nghi ngờ bản thân mình mang thai dù đã đặt vòng cùng đừng quá lo lắng. Dưới ảnh hưởng của vòng tránh thai, lượng kinh nguyệt của bạn có thể ít đi và thời gian hành kinh cũng ngắn hơn bình thường. Bạn có thể thực hiện theo một số bước sau để kiểm tra nhé.
Thực hiện thử thai bằng que nếu nghi ngờ đặt vòng vẫn có thai
Nếu bạn nghi ngờ bản thân đặt vòng vẫn có thai, hãy sử dụng que thử thai tại nhà để biết được chính xác. Que thử thai có thể xác định được tỷ lệ mang thai lên đến 99%. Nếu vẫn còn nghi ngờ, bạn có thể đến cơ sở y tế, bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.
Que thử thai có thể xác định được tỷ lệ mang thai lên nếu đặt vòng vẫn có thai
Thăm khám sản phụ khoa
Sau khi đã xác định tình trạng mang thai khi đặt vòng, bạn cần phải đi thăm khám ngay để loại bỏ tình trạng thai ngoài tử cung. Nếu để lâu dài, điều này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
Thực hiện lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung
Thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán được tình trạng đặt vòng vẫn có thai của bạn. Bác sỹ sẽ yêu cầu lấy vòng tránh thai ra ngoài. Thực hiện quá trình này cần phải có sự can thiệp của bác sỹ. Tuyệt đối, bạn không nên tự lấy ra vì điều này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng vùng kín, gây nguy hiểm cho thai nhi của bạn.
Bác sỹ sẽ yêu cầu lấy vòng tránh thai ra ngoài trong trường hợp cần thiết
Cách tránh nguy cơ có bầu khi đặt vòng tránh thai
Sau khi đã đặt vòng tránh thai và thực hiện tuân thủ những lưu ý khi sử dụng. Vòng tránh thai sẽ hoạt động và thực hiện ngăn ngừa thai hiệu quả. Để tránh nguy cơ đặt vòng vẫn có thai, bác sỹ khuyến cáo đến chị em phụ nữ đó là:
- Thường xuyên thăm khám phụ khoa và siêu âm tử cung theo định kỳ thời gian là 2 lần/ năm để tránh những vấn đề như lệch vòng, tụt vòng.
- Lưu ý về thời gian sử dụng của vòng là từ 5 đến 10 năm. Sau thời gian này cần phải gỡ bỏ và thay thế bằng dụng cụ vòng tránh thai mới.
- Cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác để bảo vệ bản thân.
- Khi nào có nhu cầu sinh con lại, chị em có thể liên hệ bác sỹ để tháo vòng.
Chi em đặt vòng tránh thai cần thực hiện tuân thủ những lưu ý khi sử dụng
Mang thai và sinh con chính là một trong những thiên chức vô cùng thiêng liêng nhất. Đây cùng là niềm hạnh phúc vô bờ của mọi chị em phụ nữ hiện nay. Việc sử dụng biện pháp tránh thai khi chưa có nhu cầu có con cũng hết sức cần thiết dành cho các chị em hiện nay.
Hy vọng với những thông tin cụ thể trong bài viết đã giúp cho bạn hiểu hơn về trường hợp đặt vòng vẫn có thai. Những hiệu quả của phương pháp này chưa thể đạt được tuyệt đối. Vậy nên, nếu chị em có nghi ngờ bản thân man thai khi đặt vòng. Hãy liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để thăm khám kịp thời và được tư vấn cụ thể nhé.