Đau đỉnh đầu: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị

Phương Loan

19-04-2024

goole news
16

Đau đỉnh đầu là hiện tượng bất kỳ ai cũng gặp ít nhất vài lần trong đời, do ảnh hưởng bởi áp lực học tập, công việc hoặc dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp phòng tránh các cơn đau nhức trên đỉnh đầu trong bài viết này.

Đau đỉnh đầu là bệnh gì?

Đau đỉnh đầu là tình trạng cơn đau âm ỉ, đột ngột xuất hiện trên đỉnh đầu, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Cơn đau có thể diễn ra trong vài phút hoặc kéo dài dai dẳng, cần điều trị sớm để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng đau nhói ở đỉnh đầu

(Đau đỉnh đầu là cơn đau âm ỉ và đột ngột xuất hiện trên đỉnh đầu)

Hầu hết vị trí đỉnh đầu khởi phát cơn đau do căng thẳng, stress, sai tư thế khi hoạt động. Một số trường hợp khác có thể đến từ nguyên nhân mất nước, thiếu ngủ, viêm xoang, dị ứng hay tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Triệu chứng đau đỉnh đầu

Triệu chứng điển hình khi đau nhói ở đỉnh đầu, người bệnh sẽ có cảm giác bị một vật nặng đè chặt trên đỉnh đầu. Đau đỉnh đầu có thể đi kèm hiện tượng chóng mặt, đau hàm, buồn nôn, đau cổ, mẫn cảm với tiếng ồn và ánh sáng.

Triệu chứng đau nhói ở đỉnh đầu

(Triệu chứng đau nhói ở đỉnh đầu)

Dù tỷ lệ xảy ra tương đối ít, song vẫn có thể xảy tình trạng chảy máu cam, khó thở, rối loạn lo âu, khởi phát song song với đau nhói ở đỉnh đầu. Nếu gặp những biểu hiện sau đây thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, nhận phác đồ điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đau đỉnh đầu

Bất kỳ ai cũng có thể đau trên đỉnh đầu, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Thế nên, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này:

Chịu căng thẳng

Người chịu áp lực, căng thẳng trong thời gian dài có thể làm khởi phát cơn đau trên đỉnh đầu, lan dần sang vùng thái dương, vùng cổ gáy khi stress quá mức. Tình trạng đau thường kéo dài 30 phút, diễn ra trong khoảng 1 tuần, ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.

Chứng đau đầu migraine

Đau đầu migraine hay còn gọi đau nửa đầu là bệnh lý thần kinh, cường độ gây đau từ vừa đến dữ dội, làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Đau nửa đầu thường đau nhói theo cơn, theo nhịp mạch từ vài giờ đến 2 - 3 ngày, diễn tiến mạn tính nếu buồn nôn,nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

Nguyên nhân do chứng đau nửa đầu

(Nguyên nhân do chứng đau nửa đầu)

Đau đầu mạn tính

Đau đầu mạn tính thường đau từ 15 ngày trở lên, nhói đỉnh đầu là một trong nhiều dạng của đau đầu mạn tính. Người bệnh khi này cảm thấy đau nhức mãi không khỏi dù đã uống thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt và thực đơn hàng ngày.

Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm thường xảy ra quanh hoặc sau hốc mắt, lan dần lên đỉnh đầu vào cùng một thời điểm trong ngày, kéo dài từ 20 - 180 phút. Nguyên nhân được cho đến từ rối loạn giấc ngủ, lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc từng bị chấn thương.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng các xoang cạnh mũi bị viêm do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc phản ứng dị ứng. Căn bệnh này có thể dẫn đến đau 1, 2 bên đầu hoặc nhói trên đỉnh đầu, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị để thuyên giảm triệu chứng đau đầu.

Kích thích lạnh

Đau đầu do kích thích lạnh còn gọi đông cứng não, xuất hiện khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với nhiệt độ lạnh từ việc ăn kem, uống nước đá,... Dây thần kinh tam thoa bị tác động, tạo ra các cơn đau dữ dội, buốt nhói lên đỉnh đầu trong khoảng vài giây.

Mất ngủ

Khi thần kinh bị căng thẳng, không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ gây tình trạng đau đầu và ngược lại. Nếu không sớm khắc phục, bạn sẽ rơi vào vòng lặp giữa đau đầu và mất ngủ, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng, nguy hiểm hơn.

Đau đầu về đêm

Đau đầu về đêm khiến người bệnh thức giấc giữa đêm, thông thường trong cùng một thời điểm. Cơn đau có thể kéo dài khoảng 15 phút hoặc hơn, phổ biến ở những người trên 50 tuổi.

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là tình trạng các dây thần kinh chạy ngay dưới da đầu, vùng gáy cao, bị tổn thương hoặc bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc người bệnh bị chấn thương phía sau đầu, căng cơ cổ, viêm xương khớp hoặc có khối u ở cổ, dẫn tới đau lưng hoặc đau cổ.

Hội chứng co mạch não có hồi phục

Hội chứng co mạch não có hồi phục là tình trạng co thắt động mạch não, khiến người bệnh cảm thấy đau đầu dữ dội, đột ngột. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị phù não, co giật, đột quỵ hoặc tử vong.

Cao huyết áp làm đau đỉnh đầu

Phần lớn người bệnh cao huyết áp không gặp tình trạng đau đầu, nhưng nếu chỉ số huyết áp tăng đột ngột trên 180/120 mmHg thì có thể xuất hiện nhức đỉnh đầu, đau kiểu mạch đập. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm tình trạng tức ngực, nhìn mờ, khó thở, chảy máu cam.

Cao huyết áp làm đau nhức trên đỉnh đầu

(Cao huyết áp làm đau nhức trên đỉnh đầu)

Lạm dụng thuốc

Thuốc không kê đơn tuy có thể sử dụng mà không cần chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến đau đầu. Bao gồm hai dạng, đau đỉnh đầu hoặc đau nửa đầu dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tập thể dục

Tập thể dục với cường độ cao có thể gây đau đầu, hoạt động quan hệ tình dục quá mức cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc đau đầu khi vận động nặng là do huyết áp tăng nhanh.

Thể dục thể thao trên thực tế giúp tăng cường sức khỏe, giảm sự khởi phát của một số bệnh lý nhưng bạn không nên vì thế mà quá gắng sức. Trước khi tập, bạn nên khởi động, giãn cơ, bổ sung protein và uống đủ nước.

Thiếu máu lên não

Thiếu máu là tình trạng lượng hồng cầu lưu thông trong máu thấp hơn mức bình thường, lưu lượng thông thường đạt từ 50 - 60ml/100g mô não/phút. Việc này khiến oxy vận chuyển lên não bị thiếu hụt, gây đau đầu hay đau đỉnh đầu.

Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đi kèm với áp suất khí quyển thay đổi, là nguyên nhân phổ biến gây đau đỉnh đầu ở nhiều người. Một số trường hợp, người bệnh có thể khởi phát kèm các triệu chứng buồn nôn, nôn.

Phương pháp điều trị đau đỉnh đầu

Đau đỉnh đầu có thể xuất phát từ các nguyên nhân lành tính như chịu căng thẳng, kích thích lạnh. Song cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý đau nửa đầu, viêm xoang, cao huyết áp,... cần sớm thăm khám và điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Phương pháp điều trị đau đỉnh đầu

(Phương pháp điều trị đau đỉnh đầu)

Thông thường, người bệnh đau ở đỉnh đầu thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen, ibuprofen, thuốc giãn cơ, triptans). Tuy nhiên, các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, gây tương tác thuốc nên cần tư vấn chuyên môn nếu dùng nhiều hơn 3 ngày/tuần.

Sử dụng thuốc trong điều trị có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh, ví dụ:

  • Đau đầu do dây thần kinh chẩm dùng thuốc chống trầm cảm.
  • Đau đầu liên quan đến hội chứng co mạch máu não hồi phục thường dùng thuốc chẹn kênh canxi.
  • Đau do tăng huyết áp dùng thuốc hạ huyết áp nhanh chóng, phòng ngừa đột quỵ.

Trong trường hợp không muốn sử dụng nhiều loại thuốc, người bệnh có thể tham vấn cách điều trị thần kinh cột sống. Theo đó, bạn cần điều chỉnh tư thế sinh hoạt, đưa cột sống cổ về trạng thái thẳng hàng; giữ vùng cổ, đầu xương, dây thần kinh và cơ đúng vị trí, loại bỏ dần các nguyên nhân gây bệnh.

Một phương pháp khác có thể kết hợp song song là massage, tắm nước ấm, chườm mát đầu, châm cứu,... Đây là những phương pháp cơ bản, có thể thực hiện tại nhà nhưng có tác dụng giảm chứng đau trên đỉnh đầu hiệu quả.

Biện pháp phòng tránh đau đỉnh đầu

Với các nguyên nhân chủ quan gây đau đầu trên đỉnh đầu , bạn hoàn toàn có thể tự chủ động kiểm soát và thay đổi để phòng tránh bệnh tình tiến triển. Một số việc làm giúp giảm nguy cơ đau đầu như:

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya không chỉ giúp giảm tình trạng đau đầu mà còn cải thiện tổng thể sức khỏe.
  • Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, thể dục nhẹ nhàng hoặc giải trí bằng các phương pháp lành mạnh như đọc sách, xem chương trình giải trí,...
  • Hạn chế hoặc ngưng sử dụng rượu bia, chất kích thích để ngăn chặn các cơ đau đầu xuất hiện.
  • Tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải, không nên lạm dụng làm gia tăng các cơn đau  đỉnh đầu.

Khi nào đau đỉnh đầu cần gặp bác sĩ?

Nếu đau trên đỉnh đầu xuất hiện kèm theo các triệu chứng sau đây thì người bệnh cần sớm thăm khám, không nên trì hoãn:

  • Sốt.
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột.
  • Cứng cổ.
  • Co giật.
  • Lú lẫn, mất ý thức.
  • Đau ở tai, mắt.
  • Cảm thấy có tiếng gõ trong đầu.
  • Trẻ em đau đầu tái phát nhiều lần.
  • Đau đầu kéo dài.

Nếu đau đỉnh đầu kèm các biểu hiện nêu trên thì bệnh nhân, gia đình có thể liên hệ hoặc trực tiếp đến chuyên khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kết lại, đau đỉnh đầu là tình trạng cơn đau xuất hiện một vài phút rồi tự khỏi, hoặc đau âm ỉ, dữ dội, kéo dài làm rối loạn cuộc sống người bệnh. Dù xuất phát từ nguyên nhân lành tính hay bệnh lý nguy hiểm, đau trên đỉnh đầu đều cần được điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,615

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám